TOP 33 bài Kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt 2023 SIÊU HAY

Tải xuống 9 2.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 bài kết bài mẫu Hồn Trương Ba, da hàng thịt hay nhất, gồm 9 trang trong đó có dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và 33 bài kết bài mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

KẾT BÀI HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

Kết bài phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 1

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm giàu giá trị. Qua vở kịch, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông điệp: Phải tôn trọng quyền làm người, quyền sống của con người và không có sự áp đặt tùy tiện làm cho con người tha hóa, đánh mất chính mình cũng là ý nghĩa nhân văn của vở kịch.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 2

Từ tích truyện cổ dân gian, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một vở kịch có sức lôi cuốn mạnh mẽ, gửi tới người đọc một thông điệp sâu sắc về triết lí sống. Tính đa tầng, đa nghĩa, đã thanh trong vở kịch này là một sáng tạo mới của Lưu Quang Vũ. Chính sự đa hiệu ấy đã làm nên sức hấp dẫn và nguồn sống dạt dào cho vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 3

Với “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Ngữ Văn 12 - Phòng GD&DT  Sa Thầy

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 4

Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Lưu Quang Vũ quả là một nhà viết kịch tài năng, để lại một tác phẩm giá trị cho nền văn học Việt Nam.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 5

Bằng tài năng của mình, Lưu Quang Vũ đã xây dựng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vô cùng thành công trên nhiều phương diên. Nghệ thuật ngôn từ giản dị, ngôn ngữ đối thoại khắc họa rõ tính cách của từng nhân vật, xung đột kịch hấp dẫn và gây cấn. Nội dung vô cùng sâu sắc, chứa tầng sâu giá trị triết lý, bởi vậy mà tác phẩm sống mãi với đời sống văn học, văn hoá của dân tộc qua bao năm tháng.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 6

Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 7

Qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm thông điệp được sống là người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn cố và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

Kết bài phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 8

Với “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm một bài học ý nghĩa: Được sống thật quý giá, nhưng được sống là chính mình còn quý giá hơn nữa.

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba trong tác phẩm

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 1

Bi kịch của nhân vật Trương Ba đã để lại một bài học giá trị. Con người cần phải được sống là chính mình, hài hòa giữa hình thức bên ngoài và tâm hồn bên trong.

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 2

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một tác phẩm tiêu biểu của Lưu Quang Vũ. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội… đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời. Điều đó đã được gửi gắm qua bi kịch của nhân vật Trương Ba.

Kết bài phân tích bi kịch của Trương Ba - Mẫu 3

Qua bi kịch của Trương Ba nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi đến người đọc những thông điệp: Con người cần phải sống hài hòa giữa hai mặt vật chất và tinh thần. Không nên kì thị những đòi hỏi vật chất của con người, cần tôn trọng quyền tự do cá nhân, giúp mỗi người phải được là mình, sống đúng với chính mình. Và phải sửa chữa những sai lầm để xây dựng một tương lai tốt đẹp.

Kết bài phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt

Kết bài phân tích đoạn kết - Mẫu 1

Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống một cách tự nhiên, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Ở đó, hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý về tinh thần. Lưu Quang Vũ đã rất thành công khi xây dựng nên một vở kịch đầy ý nghĩa sâu xa. Dù đã nhiều lần được công diễn trên sân khấu, nhưng lần nào cũng khán giả đón xem và hưởng ứng rất đông đảo, nhiệt tình.

Kết bài phân tích đoạn kết - Mẫu 2

Tuy Trương Ba đã vĩnh viễn rời khỏi thế gian, thế nhưng cái kết của hàng loạt những bi kịch xảy ra lại là một cái kết hợp lý đem lại sự thỏa mãn cho người xem. Đồng thời cũng nổi bật được một số tư tưởng nhân văn và Lưu Quang Vũ muốn truyền đạt trong tác phẩm bao gồm vẻ đẹp của tấm lòng đạo đức cao thượng không vì lối sống vị kỷ mà để ảnh hưởng tới người khác, hay nhận thức về việc sống thật sự, sự gắn kết biện chứng giữa hồn và xác, cuối cùng là một phương thức "sống" mới, đó chính là sống trong trái tim và ký ức của những người hằng thương yêu.

Kết bài phân tích đoạn kết - Mẫu 3

Đoạn kết kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại âm vang ngọt ngào trong tâm hồn bao người. Rõ ràng khát vọng được sống là chính mình, không vay mượn giả tạo, không cố tạo ra cái vỏ bọc cho mình để rồi chết đi trong hình hài của một bản sao dị dạng. Trong cuộc sống, có đôi lần ta ước mình giống một ai đó mà ta thần tượng, ta buồn bã, chán nản cho thực tại của ta rồi đổ lỗi cho số kiếp an bày. Nhưng ta quên rằng được sống là mình mới thực sự đáng quý. Mỗi người là một sắc màu, một mảnh ghép của cuộc đời. Mỗi người đem lại cho đời một ý nghĩa, hương sắc riêng biệt để khu vườn thêm muôn vẻ muôn màu. Đừng bao giờ để phai nhạt sắc hương mình rồi khoác lên mình sắc hương người mà mình vừa vay mượn. Có con ốc mượn hồn nào mà không chịu đớn đau?

Kết bài phân tích đoạn kết - Mẫu 4

Đoạn kết “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại một kết luận về cuộc sống thực sự có ý nghĩa - một cuộc sống thể xác và tâm hồn để tìm sự sự dung hòa hợp lí. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, con người phải biết đấu tranh vươn lên những giá trị chân thiện mỹ, biết tự hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện chính là thông điệp nhân sinh quý giá mà vở kịch mang lại.

Kết bài cảm nhận tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 1

Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” tập trung cao độ tính chất triết lí và tư tưởng nhân văn của vở kịch có nguồn gốc dân gian này. Lưu Quang Vũ đã đưa vào vở kịch quan niệm đúng đắn về cách sống: Trước hết, hãy sống là chính mình. Cuộc sống của cá nhân chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết sống vì niềm vui và hạnh phúc của mọi người vì sự tốt đẹp của cuộc đời. Tư tưởng triết lí về con người của Lưu Quang Vũ vừa biện chứng vừa lạc quan, cao thượng. Tất cả những điều đó được thể hiện bằng tài năng sáng tạo hiếm có của tác giả khiến vở kịch có sức cuốn hút lạ thường đối với khán giả. Lưu Quang Vũ xứng đáng là nhà biên kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam hiện đại.

Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 2

Nhiều thập kỉ đã trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khí thế vươn lên của đất nước và dân tộc, sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

Kết bài cảm nhận Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Mẫu 3

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Dù là khi đọc kịch bản, hay xem biểu diễn kịch, chúng ta cũng đều thấu hiểu được tinh thần mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 1

Thông qua màn đối thoại giữa hai nhân vật Trương Ba và Đế Thích trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình - được là chính mình toàn vẹn.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 2

Qua đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích, tác giả gửi gắm thông điệp: “Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn gì quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn ”.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 3

Muốn sống đúng là chính mình thì mỗi chúng ta cần phải biết hài hòa giữa việc chăm lo cho linh hồn cũng như biết quý trọng và chăm sóc cho những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Thông qua đó Lưu Quang Vũ cũng góp phần phê phán hai hạng người: Một loại chỉ biết trau chuốt vẻ ngoài và chạy theo những ham muốn vật chất mà không chăm lo cho đời sống tâm hồn. Loại khác thì luôn coi thường những giá trị vật chất, bỏ bê sự chăm sóc bản thân chỉ khư khư giữ cho linh hồn được cao đẹp. Thông qua xác và hồn Lưu Quang Vũ nêu cao tư tưởng phải sống là chính mình đó mới chính là hạnh phúc thật sự của con người. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình – được là chính mình toàn vẹn.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 4

Qua màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích, Lưu Quang Vũ đã gửi gắm nhiều bài học giá trị. Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 5

Với cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và Đế Thích, tác giả đã khẳng định được ý nghĩa của việc sống là chính mình. Con người sống cần phải có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp.

Kết bài màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Mẫu 6

Đoạn đối thoại chính giữa hồn Trương Ba và Đế Thích đã cho thấy tài năng của Lưu Quang Vũ. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” vẫn sẽ được dựng lại như sự lưu danh một nhà soạn kịch tài năng và là lời nhắn nhủ đến những thế hệ sau về một quan niệm sống tốt đẹp.

Kết bài phân tích nhân vật Trương Ba

Kết bài phân tích Trương Ba - Mẫu 1

Nhân vật Trương Ba được khắc họa với những bi kịch nhưng đậm chất nhân văn. Lưu Quang Vũ đã thổi vào nền kịch nói Việt Nam sau 1975 một làn gió mới. Và chắc chắn sức sống của nó sẽ còn mãi trong lòng bạn đọc đến hôm nay và cả mai sau.

Kết bài phân tích Trương Ba - Mẫu 2

Trương Ba là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trải qua nhiều biến cố, cuối cùng Trương Ba vẫn trở về là người chồng yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực, người ông đáng kính trọng của tất cả con cháu trong nhà.

Kết bài phân tích Trương Ba - Mẫu 3

Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy.

Kết bài phân tích Trương Ba - Mẫu 4

Thông qua cuộc đời và những bi kịch của nhân vật Trương Ba trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đem đến cho người đọc, người xem những triết lý nhân sinh, những bài học thật sâu sắc. Trong đó quan trọng nhất là khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện là thể xác và tâm hồn, đồng thời cũng cổ vũ, giáo dục con người phải luôn luôn đấu tranh để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của bản thân, không thể sống với lối sống trong ngoài bất nhất. Điều đó không chỉ làm bản thân đau khổ vì không được sống đúng với bản thân và còn gây nhiều đau khổ cho người khác nữa.

Kết bài phân tích Trương Ba - Mẫu 5

Nhân vật hồn Trương Ba được Lưu Quang Vũ đã làm tròn vai trò của mình trong việc thể hiện được tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” quả là một vở kịch giàu giá trị.

Kết bài phân tích Trương Ba - Mẫu 6

Với nghệ thuật độc đáo, sử dụng đối thoại chân thực, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã khắc họa thành công nhân vật Trương Ba với những nét đẹp đáng trân trọng. Đồng thời thông qua việc phân tích nhân vật Trương Ba, chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống và quan niệm nhân sinh sâu sắc.

Kết bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

Kết bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Mẫu 1

Như vậy, mà đối thoại giữa Trương Ba và xác hàng thịt được Lưu Quang Vũ xây dựng thật độc đáo. Qua đó, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học ý nghĩa với mỗi người.

Kết bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Mẫu 2

Có thể nói, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lên một cốt truyện vô cùng độc đáo, thú vị và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Bên ngoài nhìn vào là cuộc đối thoại giữa hai con người khác nhau nhưng thực chất là cuộc đối thoại giữa linh hồn trong sạch và thể xác dung tục. Qua đây ông cũng gửi gắm tư tưởng, con người cần là một sự thống nhất, đề cao khát vọng sống thanh cao, sống đẹp, con người chỉ có thể là chính mình thì mới không có bi kịch cuộc đời. Dù là thể xác hay tâm hồn cũng đều rất quan trọng, không có phần nào tốt hơn phần nào,bởi vì thiếu đi một trong hai thứ đều khó có thể tồn tại được. Do đó, hãy sống dung hòa, sống chân thành, sống tốt với nhau.

Kết bài màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt - Mẫu 3

Qua màn đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ cũng gửi gắm những quan niệm mới mẻ về con người: Con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác, bên ngoài và bên trong, cái cao cả và cái trần thế. Vì thế, cuộc sống con người chỉ có ý nghĩa nếu dung hòa được giữa đời sống vật chất và tinh thần. Nếu đề cao tinh thần mà phủ định những nhu cầu bản năng là phi nhân bản, phản nhân văn. Còn khi chỉ chạy theo những dung vọng tầm thường, con người sẽ tự hạ thấp mình xuống lối sống dung tục, bản năng.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.

- Cha của ông là nhà viết kịch Lê Quang Thuận, chính vì vậy từ nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng.

- Từ năm 1965 - 1970, ông vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân.

- Từ 1970 - 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để kiếm sống.

- Từ 1978 - 1988, ông là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói.

- Trước khi đến với kịch nói, ông từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.

- Vở kịch đầu tay là Sống mãi với thủ đô (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).

- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.

- Ngày 29 tháng 8 năm 1988, ông qua đời giữa lúc tài năng đang nở rộ nhất trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

- Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Một số tác phẩm:

  • Thơ: Hương cây (1968, in chung trong tập Hương cây - Bếp lửa với Bằng Việt), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993)...
  • Kịch: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc vô và vô tận, Tôi và chúng ta…

2. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng.

- Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần ở trong nước và ngoài nước.

- Đoạn trích trong SGK trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. Tóm tắt

“Hồn Trương Ba da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, ra mắt lần đầu năm 1984. Đây là tác phẩm Lưu Quang Vũ dựa vào cốt truyện dân gian để viết và đã rất thành công. Tác phẩm xoay quanh một tình huống kịch khá đặc biệt: do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu (hai vị quan trên thiên đình) mà Trương Ba – một người làm vườn tốt bụng, hiền lành, khỏe mạnh, giỏi đánh cờ bỗng dưng bị chết đột ngột. Vì thương quý Trương Ba mà tiên cờ Đế Thích đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Từ đó Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, rắc rối: lí trưởng sách nhiễu, con trai hư hỏng, vợ đòi bỏ đi, cháu gái không nhận ông. Còn tính nết Trương Ba thay đổi, trở nên phũ phàng, thô lỗ, bị mọi người xa lánh. Cuối cùng Trương Ba chọn cái chết, không nhập vào xác ai nữa. Đây là cách ông thấy mình được sống toàn vẹn bên cạnh những người thân yêu.

4. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

5. Thể loại: Kịch

6. Giá trị nội dung

- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

7. Giá trị nghệ thuật

- Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa

- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống