Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 8 Độ tan của một chất trong nước hay, chi tiết cùng với 25 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 8.
Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
A. Lý thuyết Độ tan của một chất trong nước
1. Chất tan và chất không tan
Có chất không tan và có chất tan, có chất tan nhiều, có chất tan ít
Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)
Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ : NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 tan ít trong nước.
Muối:
- Những muối natri, kali đều tan
- Những muối nitrat đều tan
- Phần lướn các muối clorat, sunfat tan được. Phần lớn muối cacbonat không tan
2. Độ tan của một chất trong nước
a. Định nghĩa:
Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dng dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.
b. Những yếu tố ảnh hưởng:
- Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm
- Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất
B. Trắc nghiệm Độ tan của một chất trong nước
Câu 1: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch.
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Lời giải:
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?
A. Đều tăng.
B. Đều giảm.
C. Phần lớn là tăng.
D. Phần lớn là giảm.
Lời giải:
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng.
Vì có phần nhỏ chất rắn khi tăng nhiệt độ thì độ tăng giảm.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. đều tăng.
B. đều giảm.
C. có thể tăng và có thể giảm.
D. không tăng và cũng không giảm.
Lời giải:
Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước: đều tăng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa?
A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch.
B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.
C. Đun nóng dung dịch.
D. cả B và C đều đúng.
Lời giải:
Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa ta có thể :
- Cho thêm nước cất vào dung dịch => tạo thành dung dịch loãng hơn, có thể tan thêm NaCl.
- Đun nóng dung dịch => độ tan tăng, muối có khả năng tan nhiều hơn => tạo thành dd chưa bão hòa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Loại chất
D. Môi trường
Lời giải:
Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào: nhiệt độ. Phần lớn khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Axit không tan trong nước là
A. H2SO4
B. H3PO4
C. HCl
D. H2SiO3
Lời giải:
Hầu hết các axit đều tan, trừ H2SiO3 hay axit không tan trong nước là H2SiO3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Bazơ không tan là
A. Cu(OH)2
B. Ca(OH)2
C. Ba(OH)2
D. NaOH
Lời giải:
Phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan.
=> Bazơ không tan là Cu(OH)2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Muối tan tốt trong nước là
A. AgCl
B. BaSO4
C. CaCO3
D. MgCl2
Lời giải:
Hầu hết các muối clorua tan được trong nước, trừ AgCl không tan và PbCl2 ít tan
=> Muối tan tốt trong nước là MgCl2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Chọn kết luận đúng
A. Muối clorua đều là muối tan.
B. Muối sắt là muối tan.
C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan.
D. BaSO4 là muối tan.
Lời giải:
Kết luận đúng là: Muối của kim loại kiềm đều là muối tan.
A sai vì AgCl là muối clorua không tan.
B sai vì muối FeCO3 không tan
D sai, BaSO4 là muối không tan
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là
A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Natri
Lời giải:
Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là : Natri
Dựa vào bảng tính tan, ta thấy tất cả các muối của kim loại Na và K đều tan
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20oC thì thu được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:
A. 35,5 gam.
B. 35,9 gam.
C. 36,5 gam.
D. 37,2 gam.
Lời giải:
Hòa tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước thu được dung dịch bão hòa
=> mct = 14,36 gam và mdm = 40 gam
Áp dụng công thức tính độ tan: S= gam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:
A. 40,1 gam.
B. 44,2 gam.
C. 42,1 gam.
D. 43,5 gam.
Lời giải:
Độ tan của 1 chất là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định
=> độ tan của kali nitrat trong 100 gam nước là: (gam)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ này hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa.
A. 20 gam
B. 45 gam
C. 30 gam
D. 12 gam
Lời giải:
Hòa tan hết 45 gam muối trong 150 gam nước → dung dịch bão hòa
=> mct = 45 gam; mdm = 150 gam
Áp dụng công thức tính độ tan: S= gam
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là
A. 40.
B. 44.
C. 42
D. 43.
Lời giải:
Công thức tính độ tan:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?
A. 3 gam
B. 18 gam
C. 5 gam
D. 9 gam
Lời giải:
Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m
=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15
Ta có: mdm = 50 gam
Áp dụng công thức tính độ tan:S= => gam
=> m = 3 gam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 g. Khi mới hòa tan 15 g NaCl và 50 g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl dể dung dịch bão hòa?
A. 3 gam
B. 40 g
C. 5 gam
D. 9 gam
Đáp án: A
Số gam NaCl tối đa có thể hòa tan trong 50 gam nước là = 18 g
số gam NaCl cần phải thêm là 18 - 15 = 3 gam
Câu 17:Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ nàu hòa tan hét 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa
A. 20 gam
B. 30 gam
C. 45 gam
D. 12 gam
Đáp án: B
150 g nước thì hòa tan tối đa 45 gam K2CO3
100 gam nước thì hòa tan tối đa = 30 gam
Câu 18: Muối không tan trong nước là
A. Na2S
B. KCl
C. K2CO3
D. HgS
Đáp án: D
Câu 19: Muối tan trong nước là
A. Cu3(PO4)2
B. AlPO4
C. Na3PO4
D. Ag3PO4
Đáp án: C
Câu 20: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là
A. Sắt
B. Đồng
C. Nhôm
D. Na
Đáp án: D
Câu 21: Axit không tan trong nước là
A. H2SO4
B. H3PO4
C. HCl
D. H2SiO3
Đáp án: D
Câu 22: Bazo không tan?
A. Cu(OH)2
B. Ca(OH)2
C. Ba(OH)2
D. NaOH
Đáp án: A
Câu 23: Chọn kết luận đúng
A. Muối clorua đều là muối tan
B. Muối sắt là muối tan
C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan
D. BaSO4 là muối tan
Đáp án: C
Câu 24: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Loại chất
D. Môi trường
Đáp án: A
Câu 25: Độ tan là gì
A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định
B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định
C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định
D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định
Đáp án: A