SBT Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Giải SBT Hóa học lớp 8

0.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hóa học lớp 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

Bài 41.1 trang 56 SBT Hóa học 8: Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất rắn trong nước (hình 6.5, SGK), hãy ước  lượng độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl và Na2SO4 ở nhiệt độ :

a) 20°C.

b) 40°C.

Lời giải:

Theo đồ thị, độ tan của các muối vào khoảng:

SBT Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước | Giải SBT Hóa học lớp 8 (ảnh 1)

Bài 41.2 trang 56 SBT Hóa học 8: Căn cứ vào đồ thị về độ tan của chất khí trong nước (hình 6.6, SGK), hãy ước  lượng độ tan của các khí NO, O2 và Nở 20°C. Hãy cho biết có bao nhiêu  mililít những khí trên tan trong 1 lít nước. Biết rằng ở 20°c và 1 atm, 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít và khối lượng riêng của nước là 1 g/ml.

Lời giải:

Theo đồ thị về độ tan của chất khí trong nước :

SNO(20oC,1atm)0,0015g/100gH2O

SO2(20oC,1atm)0,0040g/100gH2O

SN2(20oC,1atm)0,0050g/100gH2O

Chuyển đổi độ tan của các khí trên theo ml/1000 ml nước (20°c và 1 atm):

- Độ tan của khí NO :

24000×0,0015×100030×100=12(ml/1000mlH2O)

 - Độ tan của khí oxi :

24000×0,0040×100032×100=30,000(ml/1000mlH2O)

- Độ tan của khí nitơ :

24000×0,0050×100028×100=42,857(ml/1000mlH2O)

Bài 41.3 trang 56 SBT Hóa học 8: Tính khối lượng muối natri clorua NaCl có thể tan trong 750 g nước ở 25°C. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan của NaCl là 36,2 g.

Lời giải:

Tính khối lượng NaCl:

100 g nước ở 25°C hoà tan tối đa được 36,2 g NaCl.

750 g nước ở 25°C hoà tan tối đa được :

36,2×750100=271,5(g)NaCl

Bài 41.4 trang 56 SBT Hóa học 8: Tính khối lượng muối AgNOcó thể tan trong 250 g nước ở 25°C. Biết độ tan của AgNO3 ở 25°C là 222 g.

Lời giải:

100g nước ở 25°C hòa tan tối đa 222g AgNO3.

250g nước ở 25°C hòa tan tối đa được:

250×222100=555(g) AgNO3.

Bài 41.5* trang 56 SBT Hóa học 8: Biết độ tan của muối KCl ở 20°C là 34 g. Một dung dịch KCl nóng có chứa  50 g KCl trong 130 g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20°C. Hãy cho biết:

a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch.

b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch.

Phương pháp giải:

a) Sử dụng qui tắc tam suất, tính xem ở 20°C, 130 g nước hoà tan được bao nhiêu gam KCl.

b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch = 50 - khối lượng KCl tan trong dung dịch.

Lời giải:

Biết rằng, ở 20°C, 100 g nước hoà tan được 34 g KCl.

Vậy, ở 20°C, 130 g nước hoà tan được :

34×130100=44,2(g)KCl

Khi hạ nhiệt độ của dung dịch KCl xuống 20°c, ta có những kết quả :

a) Khối lượng KCl tan trong dung dịch là 44,2 g.

b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch là :

mKCl=5044,2=5,8(g)

Bài 41.6 trang 57 SBT Hóa học 8: Một dung dịch có chứa 26,5 g NaCl trong 75 g H2O ở 25°C. Hãy xác định dung dịch NaCl nói trên là chưa bão hoà hay bão hoà.

Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25°C là 36 g.

Phương pháp giải:

+) Tính 75 g nước ở 25°C sẽ hoà tan được bao nhiêu gam NaCl.

+) Nếu mNaCl ở trên > 26,5 => Dung dịch này chưa bão hòa.

Lời giải:

Dung dịch NaCl bão hoà ở 25°C là dung dịch chứa 36 g NaCl trong 100 g H2O.

Như vậy, 75 g nước ở 25°C sẽ hoà tan được :

mNaCl=36×75100=27(g)

Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hoà, vì dung dịch này có thể hoà tan thêm được : 27 - 26,5 = 0,5 (g) NaCl ở nhiệt độ 25°C.

Bài 41.7* trang 57 SBT Hóa học 8: Có bao nhiêu gam NaNO3 sẽ tách ra khỏi 200 g dung dịch bão hoà NaNO3 ở 50°C, nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20°C?

Biết : SNaNO3(50oC)=114g;SNaNO3(20oC)=88g

Phương pháp giải:

+) Tính khối lượng chất tan NaNO3 trong 200 g dung dịch ở 50°C

+) Tính khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 25 °C.  Bằng cách đặt x là khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch. Biểu diễn khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 25°C theo ẩn x.

+) Lập có phương trình đại số => x

Lời giải:

+) Tính khối lượng chất tan NaNO3 trong 200 g dung dịch ở 50°C

Trong 100 + 114 = 214 (g) dung dịch có hoà tan 114 g NaNO3. Vậy trong 200 g dung dịch có khối lượng chất tan là :

200×114214106,54(g)NaNO3

+) Tính khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch ở 25°C

+ Đặt x là khối lượng NaNO3 tách ra khỏi dung dịch, vậy khối lượng dung dịch NaNO3 là (200 - x) g. Khối lượng NaNO3 hoà tan trong (200 - x) g ở 25°C là (106,54 - x) g.

+ Theo đề bài : trong 100 + 88 = 188 (g) dung dịch ở 25 °C có hoà tan 88 g NaNO3. Vậy trong (200 - x) g dung dịch có hoà tan 88×(200x)188 NaNO3.

+) Ta có phương trình đại số :

88×(200x)188= 106,54 -  x24,29(g) NaNO3.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá