Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Độ tan của một chất trong nước lớp 8.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Lời giải:Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Đáp án D
A. Đều tăng;
B. Đều giảm;
C. Phần lớn là tăng;
D. Phần lớn là giảm;
E. Không tăng và cũng không giảm.
Lời giải:Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước phần lớn là tăng.
Đáp án C
A. Đều tăng;
B. Đều giảm;
C. Có thể tăng và có thể giảm;
D. Không tăng và cũng không giảm.
Lời giải:- Giảm nhiệt độ làm tăng độ tan của chất khí
- Tăng áp suất làm tăng độ tan của chất khí
Đáp án A
Từ điểm nhiệt độ 100C và 600C ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng), tại giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan của các chất như sau:
+ Độ tan NaNO3: ở 100C là 80 g, ở 600C là 130 g
+ Độ tan KBr: ở 100C là 60 g, ở 600C là 95 g
+ Độ tan KNO3: ở 100C là 20 g, ở 600C là 110 g
+ Độ tan NH4Cl: ở 100C là 30 g, ở 600C là 70 g
+ Độ tan NaCl: ở 100C là 35 g, ở 600C là 38 g
+ Độ tan Na2SO4: ở 100C là 60 g, ở 600C là 45 g
Ta có thể kẻ bảng:
Độ tan của một chất là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa
250 gam nước hòa tan 53 gam Na2CO3 để tạo dung dịch bão hòa
100 gam nước hòa tan S gam Na2CO3 để tạo dung dịch bão hòa
S = = 21,2 g
Theo định nghĩa về độ tan, ta có độ tan của Na2CO3 ở 180C là 21,2 gam.
I. Chất tan và chất không tan
- Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước.
Ví dụ: muối ăn tan được trong nước còn cát không tan trong nước.
II. Tính tan của các hợp chất trong nước
- Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan.
- Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.
- Muối:
+ Các muối nitrat đều tan.
+ Phần lớn các muối cloua đều tan trừ AgCl không tan, PbCl2 ít tan.
+ Phần lớn các muối sunfat đều tan trừ PbSO4, BaSO4 không tan, CaSO4 và Ag2SO4 ít tan.
+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3 tan.
+ Phần lớn muối sunfit không tan trừ Na2SO3, K2SO3, (NH4)2SO3 tan.
III. Độ tan của một chất trong nước
1. Định nghĩa
- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam
* Phương pháp giải bài tập tính độ tan:
Áp dụng công thức tính độ tan:
Trong đó: mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa
mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Sơ đồ tư duy: Độ tan của một chất trong nước