Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 8 Phản ứng oxi hóa - khử hay, chi tiết cùng với 20 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 8.
Hóa học 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa - khử
A. Lý thuyết Phản ứng oxi hóa - khử
1. Sự khử. Sự ôxi hóa
Sự khử là sự tách oxi khỏi một chất
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất
VD: 3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O
- quá trinh kết hợp của nguyên tử O trong Fe2O3 với H2 gọi là quá trình oxi hóa. Ta nói đã xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O
- quá trình tách oxi khỏi Fe2O3 gọi là quá trình khử. Ta nói đã xảy ra sự khử Fe2O3 tạo ra Fe
2. Chất khử. Chất oxi hóa
chất chiếm oxi của chát khác gọi là chất khử
chất nhường oxi cho chât khác là chất oxi hóa
VD: 3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O
- H2 là chất khử
- Fe2O3 là chất oxi hóa
3. Phản ứng oxi hóa – khử
Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học này được gọinlà phản ứng oxi hóa – khử
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa trong đó xảy ra đồng thời sự oxi oxi hóa và sự khử
4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử
- Cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kimvà công nghiệp hóa học
- Diễn ra trong quá trình kim loại bị phá hủy trong tự nhiên
B. Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa - khử
Câu 1: Phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử:
A. 4Na + O2 −to→ 2Na2O
B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
C. NH3 + HCl → NH4Cl
D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Đáp án: C
Câu 2: Phát biểu nào không đúng:
A. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
B. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố
C. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả nguyên tố
D. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự trao đổi e giữa các nguyên tử
Đáp án: C
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,8g bột than trog không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là
A. 8,96 (l)
B. 8,96 (ml)
C. 0,896 (l)
D. 0,48l
Đáp án: A
nC = 0,4 (mol)
PTHH: C + O2 −to→ CO2
Ta thấy: nC = nCO2 = 0,4 mol
→ VCO2 = n .22,4 = 8,96 (l)
Câu 4: Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử
S + O2 −to→ SO2 (1)
CaCO3 −to→ CaO + CO2 (2)
CH4 + 3O2 −to→ CO2 + 2H2O (3)
NH3 + HCl → NH4Cl (4)
A.(1) & (2)
B.(2) & (3)
C.(1) & (3)
D.(3) & (4)
Đáp án: C
Câu 5: Chọn đáp án sai:
A. Sự khử và oxi hóa là 2 quá trình giống nhau
B. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác
C. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác
D. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
Đáp án: A
Câu 6: Tên gọi khác của chất khử là:
A. Chất oxi hóa
B. Chất bị khử
C. Chất bị oxi hóa
D. Chất lấy Oxi
Đáp án: C
Câu 7: Chọn đáp án đúng
A. Sự tách Oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa
B. Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử
C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác
D. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác
Đáp án: C
Câu 8: Cho phản ứng sau, xác định chất khử
Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O
A. Fe2O3
B. H2
C. Fe
D. H2O
Đáp án: B
Câu 9: Oxit nào bị khử bởi Hidro:
A. Na2O
B. CaO
C. Fe3O4
D. BaO
Đáp án: C
Câu 10: Cho phản ứng:
3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4
Chất nào là chất khử?
A. Fe
B. O2
C.Fe3O4
D.Cả A & B
Đáp án: A
Câu 11: Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng
A. số nguyên tử trong mỗi chất.
B. số nguyên tử của mỗi nguyên tố
C. số nguyên tố tạo ra hợp chất.
D. số phân tử của mỗi chất.
Lời giải:
Trong một phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm tạo thành phải có cùng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
B. CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4
C. 2Fe + 3O2to→→to 2Fe2O3
D. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Lời giải:
Phản ứng oxi hóa – khử là: 2Fe + 3O2 2Fe2O3
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. chất xúc tác.
D. chất môi trường.
Lời giải:
Kim loại luôn đóng vai trò là chất khử trong phản ứng oxi hóa – khử
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Chọn đáp án đúng
A. Sự tách oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa.
B. Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử.
C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
D. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H22Fe + 3H2O
A. Fe2O3
B. H2
C. Fe
D. H2O
Lời giải:
Chất khử là chất lấy oxi của chất khác. Trong phản ứng này, H2 là chất lấy oxi của Fe2O3
=> H2 là chất khử
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Oxit nào bị khử bởi Hidro:
A. Na2O
B. CaO
C. Fe3O4
D. BaO
Lời giải:
H2 không khử được các oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, MgO, Al2O3
=> Oxit bị khử là Fe3O4
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Cho phản ứng: 3Fe + 2O2 Fe3O4. Chất nào là chất khử?
A. Fe
B. O2
C. Fe3O4
D. Cả A và B
Lời giải:
Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. Trong trường hợp này, chất khử là Fe vì tác dụng với oxi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Chọn đáp án sai:
A. Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.
B. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
C. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.
D. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi
Lời giải:
Đáp án sai là: Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là
A. 8,96 lít
B. 4,8 lít
C. 0,896 lít
D. 0,48 lít
Lời giải:
Số mol C là: nC = = 0,4 mol
PTHH: C + O2to→→to CO2
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol
P/ứng: 0,4mol → 0,4mol
=> Thể tích khí CO2 thu được là: VCO2=0,4.22,4=8,96VCO2=0,4.22,4=8,96 lít
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử
S + O2 SO2 (1)
CaCO3 CaO + CO2 (2)
2H2 + O2 2H2O (3)
NH3 + HCl → NH4Cl (4)
A. (1) & (2)
B. (2) & (3)
C.(1) & (3)
D. (3) & (4)
Lời giải:
Những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử là:
S + O2 SO2 (1)
2H2 + O2 2H2O (3)
Đáp án cần chọn là: C