Lý thuyết Axit - Bazơ - Muối (mới 2024 + 50 câu trắc nghiệm) hay, chi tiết

Tải xuống 24 1.8 K 27

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 8 Axit - Bazơ - Muốihay, chi tiết cùng với 50 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 8.

Hóa học 8 Bài 37: Axit - Bazơ - Muối

A. Lý thuyết Axit - Bazơ - Muối

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,….

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

- Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

- Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

d. Phân loại

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

B. Trắc nghiệm Axit - Bazơ - Muối

Câu 1: Dãy chất chỉ toàn bao gồm axit là  

A. HCl; NaOH             

B. CaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO2; KOH

Lời giải:

Dãy chất chỉ toàn bao gồm axit là: H3PO4; HNO3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SOhoá trị I  

B. Gốc photphat PO4  hoá trị II

C. Gốc nitrat NO3 hoá trị III  

D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Lời giải:

A sai vì gốc sunfat SO4 hoá trị II

B sai vì gốc photphat PO4  hoá trị III

C sai vì gốc nitrat NO3 hoá trị I

D đúng, nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? 

A. II 

B. III 

C. I                              

D. IV

Lời giải:

Gốc axit của axit HNO3 là NO3 có hóa trị I

 Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 4: Chọn câu sai:

A. Axit luôn chứa nguyên tử H.

B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.

C. Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

D. Công thức hóa học của axit dạng HnA.

Lời giải:

Câu sai là: Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

Vì axit có thể gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Tên gọi của H2SO3 là  

A. Hiđrosunfua 

B. Axit sunfuric 

C. Axit sunfuhiđric                 

D. Axit sunfurơ

Lời giải:

H2SOlà axit ít oxi

+ Axit có ít nguyên tử oxi:  Tên axit :  Axit + tên phi kim + ơ.

=> H2SO3 có tên gọi là: axit sunfurơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Cho dãy các axit sau: HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số axit có ít nguyên tử oxi là  

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các axit có ít nguyên tử oxi là: H2SO3, H3PO3, HNO2.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?  

A. H3PO4

B. HNO3

C. HNO2.                    

D. H2SO3.

Lời giải:

Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N

=> là axit HNO3

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Axit clohidric có công thức hoá học là:

A. HCl.

B. HClO.

C. HClO2.

D. HClO3.

Lời giải:

Công thức hóa học của Axit clohidric : HCl

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Dãy các gốc axit có cùng hóa trị là  

A. Cl, SO3, CO3

B. SO4, SO3, CO3

C. PO4, SO4.               

D. NO3, Cl, SO3.

Lời giải:

Dãy các gốc axit có cùng hóa trị là: SO4, SO3, CO3 là 3 gốc axit có cùng hóa trị II

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào có khả năng làm cho quì tím đổi màu đỏ?  

A. HNO3

B. NaOH  

C. Ca(OH)2                 

D. NaCl

Lời giải:

Dung dịch axit làm quỳ chuyển đỏ

=> HNO3 là chất có khả năng làm qùy chuyển đỏ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Oxit tương ứng với axit H2SO3 là  

A. SO2

B. SO3

C. SO.                         

D. CO2.

Lời giải:

Oxit tương ứng với axit H2SO3 là SO2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl  có 2 chất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Thành phần phân tử của bazơ gồm  

A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.

Lời giải:

Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Tên gọi của NaOH là  

A. Natri oxit 

B. Natri hiđroxit 

C. Natri (II) hiđroxit               

D. Natri hiđrua

Lời giải:

Na là kim loại có 1 hóa trị  => tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Hợp chất nào sau đây là bazơ?  

A. Đồng (II) nitrat                                      

B. Kali clorua

C. Sắt (II) sunfat                                         

D. Canxi hiđroxit

Lời giải:

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH) và tên gọi của bazơ gồm tên kim loại + hiđroxit

=> bazơ là: Canxi hiđroxit

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Bazơ không tan trong nước là:  

A. Cu(OH)2

B. NaOH 

C. KOH                      

D. Ca(OH)2

Lời giải:

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là  

A. 2. 

B. 3. 

C. 4.                            

D. 1.

Lời giải:

Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, canxi hiđroxit, nhôm hiđroxit. Số các bazơ không tan trong nước là  

A. 2. 

B. 

C. 4                             

D. 5

Lời giải:

Những bazơ không tan là:

+) sắt (II) hiđroxit : Fe(OH)2

+) đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2

+) nhôm hiđroxit: Al(OH)3

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19Al2O3 có bazơ tương ứng là  

A. Al(OH)2

B. Al2(OH)3

C. AlOH.                    

D. Al(OH)3.

Lời giải:

Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Cho các chất sau: NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Số các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là  

A. 2. 

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các bazơ tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Phương trình hóa học biểu diễn quá trình CaO → Ca(OH)2 là  

A. 2CaO + H→ 2Ca(OH)2

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. CaO + 2H2O → Ca(OH)+ H2

D. 2CaO + O2 + 2H2 → 2Ca(OH)2

Lời giải:

Phương trình hóa học đúng là: CaO + H2O → Ca(OH)2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?  

A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.

B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.

Lời giải:

Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Tên gọi của Al(OH)3 là:

A. Nhôm (III) hidroxit.

B. Nhôm hidroxit.

C. Nhôm (III) oxit.          

D. Nhôm oxit.

Lời giải:

Al(OH)3: nhôm hidroxit

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý: Không gọi là Nhôm (III) hidroxit vì nhôm chỉ có 1 hóa trị III. Cách gọi này chỉ ứng với kim loại có nhiều hóa trị

Câu 24: Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là  

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Lời giải:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Số chất thuộc hợp chất muối là : NaCl, CuSO4, KHCO3.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:  

A. MgCl­2; Na2SO4; KNO3

B. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

D. H2O; Na3PO4; KOH

Lời giải:

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl­2; Na2SO4; KNO3

Loại B vì H2SO4 là axit, Ba(OH)2 là bazơ

Loại C vì HCl là axit

Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ

 Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.  

B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.

C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.

D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.

Lời giải:

Muối là hợp chất được tạo bởi cation kim loại và anion gốc axit

A. đúng

B. loại H2SO4 là axit và Ba(OH)2 là bazo

C. Loại HCl và HI là axit

D. Loại H2O và KOH là bazo

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Công thức hóa học của muối nhôm clorua là  

A. AlCl. 

B. Al3Cl. 

C. AlCl3.                     

D. Al3Cl2.

Lời giải:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của muối nhôm clorua là AlCl3

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Công thức của bạc clorua là:  

A. AgCl2

B. Ag2Cl 

C. Ag2Cl3                    

D. AgCl

Lời giải:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là  

A. natri sunfat. 

B. natri sunfit. 

C. sunfat natri.                        

D. natri sunfuric.

Lời giải:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

=> tên gọi của Na2SO4 là: Natri sunfat

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối trung hòa?  

A. NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3

B. NaHCO3, MgCO3, BaCO3.

C. NaOH, ZnCl2, FeCl2

D. NaCl, HNO3, BaSO4.

Lời giải:

* Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> Dãy gồm các muối trung hòa là: NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3.

Loại B vì NaHCO3 là muối axit

Loại C vì NaOH là bazơ, không phải muối

Loại D vì HNO3 là axit, không phải muối

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31: Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?  

A. K2SO4; BaCl2

B. Al2(SO4)3

C. BaCl2; CuSO4                     

D. Na2SO4

Lời giải:

Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại:

Bài tập về Muối lớp 8 có lời giải ; Bài tập về Muối lớp 8 có lời giảiBài tập về Muối lớp 8 có lời giảiBài tập về Muối lớp 8 có lời giải

=> muối có kim loại có hóa trị II là: BaCl2 và CuSO4

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là  

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Lời giải:

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33: Hợp chất nào sau đây không phải là muối?  

A. Đồng (II) nitrat                                      

B. Kali clorua

C. Sắt (II) sunfat                                         

D. Canxi hiđroxit

Lời giải:

Hợp chất không phải muối là: Canxi hiđroxit vì canxi hiđroxit thuộc loại bazơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?  

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> các muối axit là: KHSO4, BaHPO4

Đáp án cần chọn là: B

Câu 35: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu?

A. HNO3

B. NaOH                   

C. Ca(OH)2

D. NaCl

Lời giải:

Loại A vì HNO3 là axit làm quỳ chuyển đỏ

Loại B và C vì NaOH, Ca(OH)2 là bazơ làm quỳ chuyển xanh

=> đáp án D. NaCl không làm quỳ đổi màu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36: Chất không tồn tại trong dung dịch là:  

A. NaCl 

B. CuSO4

C. BaCO3                   

D. Fe2(CO3)3

Lời giải:

Chất không tồn tại trong dung dịch là: Fe2(CO3)3

 Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Chọn câu đúng:  

A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan.

B. Ag2SOlà chất ít tan.

C. Không tồn tại AgOH trong dung dịch.

D. CuSOlà muối không tan.

Lời giải:

Câu đúng là: Không tồn tại AgOH trong dung dịch.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38: Để nhận biết các dung dịch: HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng: 

A. Quỳ tím 

B. Phenolphtalein 

C. Kim loại                  

D. Phi kim

Lời giải:

Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng: quỳ tím

HCl là axit làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ làm quỳ chuyển xanh

MgSO4 là muối không làm đổi màu quỳ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là  

A. 11,7 gam. 

B. 5,85 gam. 

C. 4,68 gam.                

Lời giải:

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: Bài tập về Muối lớp 8 có lời giải => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 Đáp án cần chọn là: B

Câu 40: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là  

A. 24,15 gam 

B. 19,32 gam 

C. 16,1 gam                 

D. 17,71 gam

Lời giải:

Số mol kẽm là: nZn= Bài tập về Muối lớp 8 có lời giải=0,15mol

Số mol H2SO4 là: nH2SO4= Bài tập về Muối lớp 8 có lời giải=0,1mol

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ:  Bài tập về Muối lớp 8 có lời giải=> Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT:  1mol      1mol         1mol

P/ứng:                   0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: mZnSO4=0,1.161=16,1gam

 Đáp án cần chọn là: C

Câu 41: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4

A. K2SO4; BaCl2

B. Al2(SO4)3

C. BaCl2; CuSO4

D. Na2SO4

Đáp án: C

Câu 42: Chất không tồn tại là:

A. NaCl

B. CuSO4

C. BaCO3

D. HgCO3

Đáp án: D

Câu 43: Chọn câu đúng:

A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan

B. Ag2SO4 là chất ít tan

C. H3PO4 là axit mạnh

D. CuSO4 là muối không tan

Đáp án: B

Câu 44: Chọn câu sai:

A. Axit luôn chứa nguyên tử H

B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhidric

C. BaCO3 là muối tan

D. NaOH bazo tan

Đáp án: C

Câu 45: Tên gọi của H2SO3

A. Hidro sunfua

B. Axit sunfuric

C. Axit sunfuhiđric

D. Axit sunfuro

Đáp án: D

Câu 46: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

A. Quỳ tím

B. Phenolphtalein

C. Kim loại

D. Phi kim

Đáp án: A

Câu 47: Tên gọi của NaOH:

A. Natri oxit

B. Natri hidroxit

C. Natri (II) hidroxit

D. Natri hidrua

Đáp án: B

Câu 48: Gốc axit của axit HNO3 hóa trị mấy?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Đáp án: C

Câu 49: Bazơ không tan trong nước là:

A. Cu(OH)2

B. NaOH

C. KOH

D. Ca(OH)2

Đáp án: A

Câu 50: Công thức của bạc clorua là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl

C. Ag2Cl3

D. AgCl

Đáp án: D

Tài liệu có 24 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống