Với Giáo án Toán lớp 4 Nhân một số tự nhiên với một tổng mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Nhân một số tự nhiên với một tổng
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Áp dụng nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + Vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiện: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1m2 = ...cm2 15m2 = ...cm2 10000cm2 =...m 10dm22cm2 =...cm2 - Nhận xét, đánh giá HS... |
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. - Lắng nghe. |
||||||||||||||||||||
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
|||||||||||||||||||||
5p |
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: - Viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu HS tính giá trị 2 biểu thức trên ? Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau ? - Vậy ta có: 4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 |
- 1 HS đọc biểu thức. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau, đều bằng 32. |
||||||||||||||||||||
7p |
3. Quy tắc nhân một số với một tổng - Nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. ? Biểu thức trên có dạng là gì?. - Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng: 4 x 3 + 4 x 5 ? Em có nhận xét gì về biểu thức này? ? Khi thực hiện nhân một số với một tổng , chúng ta có thể làm thế nào ? - Gọi số đó là a, tổng là (b + c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó. - Biểu thức có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác ? - Ta có: - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng. |
- HS chú ý lắng nghe. - Biểu thức có dạng: tích của một số nhân với một tổng. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Biểu thức này có: Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng. Tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. - Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quảvới nhau . - a x (b + c) - a x b + a x c - HS viết và đọc lại công thức. - Nêu: Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau. |
||||||||||||||||||||
18p |
4. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu: - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng. ? Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chữa bài bảng lớp. ? Nếu a = 4 , b = 5 , c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau? ? Như vậy giá trị của 2 biểu thức luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số ? |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - a x ( b + c) và a x b + a x c - 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Hai biểu thức bằng nhau và cùng bằng 28. - Hai biểu thức luôn bằng nhau với mỗi bộ số a, b, c. |
||||||||||||||||||||
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ? Để tính giá trị biểu thức theo 2 cách em làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm vào bảng phụ. C1: 36 x (15 + 5) = 36 x 20 = 720 C2: 36 x (15 + 5) = 36 x 15 + 36 x 5 540 + 180 = 720 - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chữa bài bảng lớp ? Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn ? - GV viết lên bảng biểu thức: 38 x 6 + 38 x 4 - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. ? Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, vì sao ? - Nhận xét, chốt bài: ? Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Em vận dụng theo tính chất nhân một số với một tổng để thực hiện. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở C1: 207 x (21 + 9) = 207 x 30 = 6210 C2: 207 x (21 + 9) = 207 x 21 + 207 x 9 = 4347 + 1863 = 6210 - 2 HS đọc bài - Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân có thể nhẩm được. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp - Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng, ta tính tổng dễ dàng hơn, ở bước thực hiện phép nhân có thể nhân nhẩm. - 1 HS nêu. |
|||||||||||||||||||||
Bài 3: Tính và so sánh... - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài. ? Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau? ? Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào? ? Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? ? Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất ? ? Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào ? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - Bằng nhau. - Có dạng một tổng nhân với một số. - Là tổng của 2 tích. - Các tích trong biểu thức thứ hai là tích của từng số hạng trong tổng của biểu thức thứ nhất với số thứ ba của biểu thức này. - Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng kết quả lại với nhau. |
|||||||||||||||||||||
Bài 4: Áp dụng tính chất... - Yêu cầu cá nhân HS làm bài. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét chốt cách phân tích số đưa về dạng nhân một số với một tổng... |
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để làm bài. 26 x 11 = 26 x (10 + 1) = 26 x 10 + 26 x 1 = 260 + 26 = 520 |
|||||||||||||||||||||
4p |
C. Củng cố- Dặn dò: ? Nêu tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Nhân một số với một hiệu. |
- 2 HS nhắc lại |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................