Với Giáo án Toán lớp 4 Tính chất giao hoán của phép cộng mới nhất, chi tiết giúp các Thầy, Cô dễ dàng soạn giáo án môn Toán lớp 4.
Giáo án Toán lớp 4 Tính chất giao hoán của phép cộng
Giúp học sinh:
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + vở ô li.
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức: a – b với a) a = 45 và b = 36 b) a = 18m và b = 10m - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS lên bảng làm, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. Nếu a = 45 và b = 36 thì a – b = 45 - 36 = 9 Nếu a = 18m; b = 10m thì a - b = 18 - 10 = 8 (m) |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
|
15p |
2. Tính chất giao hoán của phép cộng: - Treo bảng số như sgk/ 42. - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ? ? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ? - Ta có thể viết a + b = b + a. ? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ? ? Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ? ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì tổng này có thay đổi không? - Gọi HS đọc tính chất trong SGK. |
- HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng. - Giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30 đều bằng 50. - Đều bằng 600. - Giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 đều bằng 3972. - Giá trị của biểu thức a + b luôn bằng giá trị của biểu thức b + a. - HS đọc: a + b = b + a. - Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau. - Ta được tổng b + a. - Không thay đổi. - 3 HS đọc thành tiếng. |
15p |
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nêu kết quả tính: - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài. ? Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874? - Nhận xét, củng cố tính chất giao hoán của phép cộng. |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính. - Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468. - Lắng nghe. |
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm - Viết lên bảng 48 + 12 = 12 + … ? Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao? - Yêu cầu HS tiếp tục làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài làm. - Nhận xét, chốt bài. ? Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó như thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. - 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. - Nối tiếp nhau đọc bài làm. - Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. |
|
Bài 3: >; <; = ? - Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, chữa bài. ? Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017 … 4017 + 2975. ? Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017 … 4017 + 3000 ? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Làm bài cá nhân, 2 HS làm bài vào bảng phụ. 2975 + 4017 = 4017 + 2975 2975 + 4017 < 4017 + 3000 - Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. - Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung số hạng là 4017, nhưng số hạng kia là 2975 < 3000 nên ta có: 2975 + 4017 < 4017 + 3000 |
|
4p |
C. Củng cố- dặn dò: - Gọi HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng. - Nhận xét tiết học; dặn HS về học bài, xem bài: Biểu thức có chứa ba chữ. |
- 2 HS nhắc lại trước lớp. |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................