Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512

Tải xuống 7 3.6 K 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Bài giảng Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Tiết 49 BÀI 46: CƠ CHẾ  ĐIỀU HÒA SINH SẢN

I. Mục tiêu:

  1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh tinh

            - Nêu được cơ chế điều hòa sinh trứng

2- Kỹ năng :  Rèn  cho HS kỹ năng :

- Quan sát, tư duy, so sánh khái quát hóa

- Hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức 

3- Thái độ : Tự giác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe VTN hiệu quả

  1. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1.Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2.Kĩ thuật dạy học

-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. CHUẨN BỊ

+ Giáo viên :          - Hình 46.1, 46.2  SGK phóng to

                    -Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh

                    -Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng                                     

-PHT: (số 1,2) theo mẫu :

+ Học sinh:  -Tự  nghiên cứu SGK bài mới

V.Tiến trình  bài dạy :

  1.  Ổn định lớp :
  2. Kiểm tra bài cũ :

Câu hỏi  :Cho biết sự khác nhau giữa SSVT và SSHT . Cho ví dụ  loài sinh vật SSHT .

Đáp án : -SSVT  không có sự kết hợp của hai giao tử đực và cái ,con tạo ra  giống với mẹ

              -SSHTcần có sự kết hợp của giao tử đực và cái tạo cơ thể mới mang vật chất di truyền của bố và mẹ

GV đánh giá cho điểm

3 - Bài mới :

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu :

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp:  trò chơi, gợi mở..

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

GV hỏi :SSHT ở động vật phải trải qua những giai đoạn nào ? Giai đoạn nào là cơ bản nhất ?

-HS trả lời (3giai đoạn  , giai đoạn cơ bản nhất là tạo trứng và tinh trùng )

-GV đánh giá cho điểm vì kiến thức cũ

GV vào bài : Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình tạo trứng và tinh trùng ở động vật và người qua bài : BÀI 46 :CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

ĐVĐ: GV giới thiệu sơ lược chương trình sinh 12.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu :

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh tinh

            - Nêu được cơ chế điều hòa sinh trứng

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

-GV treo tranh và phát PHT

-GV chia nhóm :

- Nhóm 1,2 làm việc với nội dung cơ chế điều hòa sinh tinh  và quan  sát hình  46.1   hoàn thành PHT số 1 ?

- Nhóm 3, 4 làm việc với nội dung cơ chế điều hòa sinh trứng và  quan sát hình  46.2

-GV cho học sinh trình bày kết quả của nhóm trước lớp ( treo lên bảng)

- Nhóm 1,2  trình bày

 

-GV yêu cầu HS lớp nhận xét

-GV nhận xét, bổ sung 

-GV yêu cầu nhóm 3,4 trình bày

-Gv yêu cầu học sinh lớp nhận xét :

-GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức

-Gv yêu cầu HS quan sát theo dõi kết quả 2 PHT , hình 46.1,46.2 và kết hợp SgK  trả lời các câu hỏi :

?1: Hocmôn nào có vai trò chủ yếu điều hòa sinh tinh và sinh trứng ?

?2: Khi nào thì trứng hoặc tinh trùng không được tạo ra? Khi đó gọi là gì ?

?3: Vì sao nói quá trình phát triển, chín, rụng của trứng diễn ra theo chu kỳ? Cho ví dụ  ?

?4: Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế trên ? 

 

-GV treo sơ đồ chưa hoàn chỉnh   của 2 cơ chế trên, yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa học được hãy điền tên hocmôn  vào vị trí của các số có trên sơ đồ

-GV chỉ định học sinh trả lời , học sinh khác nhận xét

-GV  nhận xét , hoàn chỉnh sơ đồ và có thể cho điểm nếu HS trả lời đúng

(sơ đồ hoàn chỉnh được sửavà đặt tương ứng với tiêu đề 1,2 ở trên )

- HS nhận PHT

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc  theo nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký ghi kết quả,

Cử đại diện báo cáo

 

-Hs lớp nhận xét 

 

-Cử đại diện báo cáo

 

-HS lớp nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS trả lời (nội dung ở tiểu kết)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS  làm việc độc lập  và trả lời

-HS khác nhận xét                                                                   

I.  Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng

1.Cơ chế điều hòa sinh tinh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Cơ chế điều hòa sinh trứng :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-GnRH ,FSH ,LH điều hòa sinh tinh và sinh trứng

-Khi nồng độ testostêrôn và ơsrôgen,prôgestêrôn trong máu tăng cao thì ức chế tạo trứng và tinh trùng . Khi đó gọi là cơ chế điều hòa ngược.

-Hoocmôn sinh dục có nồng độ biến đổi theo chu kỳ nên quá trình phát triển, chín, rụng của trứng cũng biến dổi theo chu kỳ.

+Ví dụ  ở người chu kì  trung bình là 28 ngày , lợn là 24 ngày …

- Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối chủ yếu của hệ nội tiết  ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thần kinh và các nhân tố môi trường

 

 

 

?: Hãy cho vài  ví dụ về ảnh hưởng  của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng

?: Từ ảnh hưởng trên cho biết cách hạn chế?

-GV gọi học sinh đọc 4 ảnh hưởng ở SGK

 

HS dựa vào SGK Và     hiểu biết để trả lời

 

 

 

 

-HS đọc nội dung ở SGK

II. ảnh  hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng :

 

-  (  SGK )

+ Cách hạn chế : không dùng rượu ,bia  ….

C: LUYỆN TẬP

Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Khi sử dụng thuốc tránh thai thì có thể tránh được thụ thai vì trong thuốc đã có chứa hoocmôn:

          A.Ơstrôgen và prôgestêron.                 B.FSH.        C.LH.          D.FSH và LH.

          Câu 2: Nơi sản sinh các hoocmôn ơstrôgen và prôgestêron là:

     A.Thể vàng. B.Vùng dưới đồi.             C.Tuyến yên.         D.Noãn sơ cấp.

          Câu 3: Hoocmôn inhibin gây ức chế hoocmôn nào sau đây:

     A.FSH.        B.LH.          C.FSH và LH.                  D.Testosteron.

          Câu 4: Nhận định nào là đúng khi nói điều hoà sinh tinh và sinh trứng:

     A.Đều thực hiện theo cơ chế liên hệ ngược.  B.Đều có sự tham của hoocmôn testostêron.

     C.Đều có sự tham của hoocmôn inhibin.       D.Đều có sự tham của hoocmôn ơstrôgen và prôgestêron.

          Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là sai:

     A.Hoocmôn inhibin gây ức chế hoocmôn LH.

     B.Hoocmôn LH làm bao noãn chín, gây rụng trứng, tạo thể vàng kích thích thể vàng tiết hoocmôn ơstrôgen và prôgestêron.

     C.Hoocmôn FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh.

     D.Hoocmôn testosteron gây ức chế tuyến yên tiết hoocmôn LH.

     Đáp án: 1: A.         2: A.  3: A.  4: A.  5: A

D: VẬN DỤNG, MỎ RỘNG (112’)

Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV gọi HS  đọc kết luận ở SGK

? Tìm ví dụ thực tiễn mà con người đã can thiệp vào cơ chế điều hòa sinh sản ở vật nuôi và con người

- HS liên hệ thực tế trả lời: uống viên thuốc tránh thai

 

                 
  1. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

:-  Học bài và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa

               -  Tìm hiểu cho biết  ngoài cách dùng thuốc tránh thai còn cách nào khác .                                                                                                                                                              

                                                                                                                       

 

PHIẾU HỌC TẬP

 

Hoc môn

Nơi sản sinh

Vai trò

GnRH

 

 

FSH

 

 

LH

 

 

Testôstêrôn

 

 

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP

Ở nam

 

Hooc môn

Nơi sản sinh

Vai trò

+GnRH

+FSH

+LH

+Testôstêrôn

Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Tuyến yên

Tế bào kẽ trong tinh hoàn 

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng

Kích thích tế bào kẽ tiết ra Testôstêrôn

Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng

 

 

Ở nữ

 

Hooc môn

Nơi sản sinh

Vai trò

+ GnRH

+FSH

+LH

Ơstrôgen và prôgestêrôn

Vùng dưới đồi

Tuyến yên

Tuyến yên 

Thể vàng

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen

Làm trứng chín ,rụng và tạo thể vàng

Làm niêm mạc tử cung dày lên

 

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản mới nhất – CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống