Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45 (mới 2023 + 23 câu trắc nghiệm): Sinh sản hữu tính ở động vật

Tải xuống 13 3.8 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 11 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật và 23 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật môn Sinh học lớp 11 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh học lớp 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

SINH HỌC 11 BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Bài giảng Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

I. Sinh sản hữu tính là gì?

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật (đơn tính) là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là :

- Giai đoạn hình thành trứng và tinh trùng (1)

- Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử) (2)

- Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới (3)

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Vài loài giun đốt và vài loài thân mềm là động vật lưỡng tính, nghĩa là trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. Mặc dù, mỗi cá thể đều tạo ra tinh trùng và trứng những không thể tự thụ tinh được. Thụ tinh xảy ra giữa hai cá thể bất kì, tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá thể khác và ngược lại, nghĩa là thụ tinh chéo.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

III. Các hình thức thụ tinh

Động vật sinh sản hữu tính có 2 hình thức thụ tinh : thụ tinh ngoài và thụ tinh trong

1. Thụ tinh ngoài

- Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh.

- Thụ tinh ngoài có hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện.

2. Thụ tinh trong

- Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật | Lý thuyết Sinh học 11 đầy đủ, chi tiết nhất

- Thụ tinh trong có hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn.

IV. Đẻ trứng và đẻ con

Trong sinh sản hữu tính, rất nhiều loài động vật đẻ trứng, nhiều loài khác đẻ con.

- Tất cả các thú (trừ thú thấp) đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.

- Cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng. Tuy nhiên, có vài loài cá và vài loài bò sát đẻ con. Trứng thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng chứ không phải nhờ trao đổi chất qua nhau thai như ở thú

Phần 2: 23 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu 1: Một tế bào sinh trứng giảm phân hình thành bao nhiêu trứng?

A. 1

B. 2

C. 4

D. 8

Lời giải:

Hình thành trứng: 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực, 1 tế bào trứng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Bản chất của thụ tinh là?

A. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành cá thể mới

B. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và thể cực của con cái để tạo thành cá thể mới .

C. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp tế bào sinh tinh của con đực và tế bào sinh trứng của con cái để tạo thành cá thể mới

D. Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành thể cực.

Lời giải:

Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành cá thể mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thế nào là thụ tinh ngoài?

A. Là hình thức các tinh trùng gặp nhau ở môi trường nước

B. Động vật đẻ trứng và xuất tinh trùng vào môi trường nước và các giao tử gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên.

C. Hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ

D. Hình thức thụ tinh xảy ra trong cơ thể động vật

Lời giải:

Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể con cái, con cái sẽ đẻ trứng vào môi trường nước sau đó con đực sẽ xuất tinh để thụ tinh cho trứng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Thế nào là thụ tinh trong?

A. Là hình thức thụ tinh ngoài cơ thể động vật.

B. Là hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục vận chuyển tinh dịch.

C. Là hình thức thụ tinh nhờ cơ quan sinh dục phụ vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái để có sự kết hợp nhân giữa hai giao tử và tổ hợp vật chất di truyền.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Lời giải:

Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?

A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.

B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái diễn ra ở trong cơ thể con cái.

C. Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non

D. Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.

Lời giải:

Phát biểu sai là B

Thụ tinh ngoài diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.

Đáp án cần chọn là : B

Câu 6: Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?

 A. Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính

B. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tính.

C. Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.

D. Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.

Lời giải:

Phát biểu sai là B

Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo

VD: Giun đất

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Một số loài cá (cá kiến, cá múm, cá mập) có hiện tượng đẻ trứng thai.Trong trường hợp này cơ thể mẹ có vai trò chính là

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.

B. Cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.

C. Bảo vệ phôi khỏi các yếu tố bất lợi của môi trường.

D. Chọn lọc các cá thể khoẻ mạnh.

Lời giải:

Ở các loài cá đẻ con thì trứng được thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng, sinh trưởng nhờ chất dinh dưỡng trong noãn hoàng, khi trứng nở cá mẹ đẻ con ra ngoài.

Trong trường hợp này cá thể mẹ cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là

 A.từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

D. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Lời giải:

Chiều hướng tiến hóa của sinh sản ở động vật được thể hiện:

·         Từ vô tính đến hữu tính

·         Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong

·         Từ đẻ trứng tới đẻ con

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?

A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

C. Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.

Lời giải:

Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền không phải là ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính vì vật chất di truyền được tổ hợp lại làm các cá thể đời con có kiểu gen và kiểu hình khác nhau và khác bố mẹ nên tính trạng tốt sẽ duy trì không ổn định.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Vì sao sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính?

A. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Vì thể hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay đổi của môi trường.

C. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm giảm xuất hiện nhiêu biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

D. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Lời giải:

Sinh sản theo kiểu giao phối (SSHT) tiến hóa hơn sinh sản vô tính là: Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Ý B sai vì các cá thể sinh ra từ sinh sản hữu tính có kiểu hình và kiểu gen khác nhau

Ý C sai vì làm tăng biến dị tổ hợp

Ý D sai vì không phải biến dị tổ hợp nào cũng có lợi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Trong sinh sản hữu tính, đời con thường đa dạng là do

A. Quá trình giảm phân tạo nhiều loại giao tử.

B. Quá trình thụ tinh tạo nhiều loại hợp tử.

C. Quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Ảnh hưởng của môi trường sống.

Lời giải:

Trong sinh sản hữu tính, quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khi thụ tinh thì các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên tạo ra nhiều loại hợp tử.

Đáp án cần chọn là : B

Câu 12: Sinh sản hữu tính ở động vật là

A. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

C. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Lời giải:

Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tư phát triển thành cơ thể mới

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới sinh ra từ

A. giao tử.   

B. hợp tử.   

C. bào tử.     

D. phôi.

Lời giải:

Cơ thể mới là kết quả của phát triển của hợp tử.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Một cơ thể vừa có khả năng tạo giao tử đực, vừa có khả năng tạo giao tử cái thì gọi là ?

A. cơ thể lưỡng tính.

B. cơ thể lưỡng bội.

C. thể song nhị bội.   

D. thể lưỡng cực

Lời giải:

Một cơ thể vừa có khả năng tạo giao tử đực, vừa có khả năng tạo giao tử cái là cơ thể lưỡng tính

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn?

 A. Hình thành giao tử và thụ tinh

B. Thụ tinh và phát triển phôi thai.

C. Hình thành giao tử, thụ tính, tạo thành hợp tử

D. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai

Lời giải:

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Một số loài cá (cá kiến, cá múm, cá mập) có hiện tượng đẻ trứng thai.Trong trường hợp này cơ thể mẹ có vai trò chính là

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.

B. Cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.

C. Bảo vệ phôi khỏi các yếu tố bất lợi của môi trường.

D. Chọn lọc các cá thể khoẻ mạnh.

Lời giải:

Ở các loài cá đẻ con thì trứng được thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng, sinh trưởng nhờ chất dinh dưỡng trong noãn hoàng, khi trứng nở cá mẹ đẻ con ra ngoài.

Trong trường hợp này cá thể mẹ cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là

 A.từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

D. từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Lời giải:

Chiều hướng tiến hóa của sinh sản ở động vật được thể hiện:

  • Từ vô tính đến hữu tính
  • Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong
  • Từ đẻ trứng tới đẻ con

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?

A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

C. Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.

D. Là hình thức sinh sản phổ biến.

Lời giải:

Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền không phải là ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính vì vật chất di truyền được tổ hợp lại làm các cá thể đời con có kiểu gen và kiểu hình khác nhau và khác bố mẹ nên tính trạng tốt sẽ duy trì không ổn định.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Vì sao sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính?

A. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Vì thể hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay đổi của môi trường.

C. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm giảm xuất hiện nhiêu biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

D. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Lời giải:

Sinh sản theo kiểu giao phối (SSHT) tiến hóa hơn sinh sản vô tính là: Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Ý B sai vì các cá thể sinh ra từ sinh sản hữu tính có kiểu hình và kiểu gen khác nhau

Ý C sai vì làm tăng biến dị tổ hợp

Ý D sai vì không phải biến dị tổ hợp nào cũng có lợi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Trong sinh sản hữu tính, đời con thường đa dạng là do

A. Quá trình giảm phân tạo nhiều loại giao tử.

B. Quá trình thụ tinh tạo nhiều loại hợp tử.

C. Quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Ảnh hưởng của môi trường sống.

Lời giải:

Trong sinh sản hữu tính, quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khi thụ tinh thì các giao tử tổ hợp ngẫu nhiên tạo ra nhiều loại hợp tử.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Thụ tinh chéo tiến hóa hơn tự thụ tinh là vì ?

 A. Có thể tạo ra số lượng con rất lớn

B. Đời con đa dạng hơn

C. Cả hai cơ thể bố mẹ đều chăm sóc con

D. Trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn

Lời giải:

Thụ tinh chéo: các giao tử của cơ thể khác nhau kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.

Đời con đa dạng về mặt di truyền → thích ứng tốt khi môi trường thay đổi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Các động vật lưỡng tính sinh sản theo kiểu giao phối thì duy trì cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái có lợi gì ?

 A. Có thể chuyển sang tự thụ khi cần thiết

B. Không có lợi cũng không có hại

C. Vẫn đảm bảo hiệu quả sinh sản khi mật độ quần thể thấp

D. Mỗi cơ thể đều có thể sinh ra hậu thế để duy trì sự tồn tại của loài

Lời giải:

Các động vật lưỡng tính tuy có cả 2 cơ quan sinh dục đực và cái nhưng thường thụ tinh chéo, trong điều kiện bất lợi khó gặp được cơ thể khác để thụ tinh chéo thì chúng vẫn có thể tự thụ tinh tạo thế hệ sau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?

 A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.

B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền

C. Là hình thức sinh sản phổ biến

D. Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.

Lời giải:

Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật, sinh sản tự phối cũng có thể làm được điều này.

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống