Giải Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

3.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Cơ chế điều hòa sinh sản lớp 11.

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Bài giảng Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi 1 trang 179 SGK Sinh học 11: Nghiên cứu sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh (hình 46. 1) và trả lời các câu hỏi sau

 Giải Sinh học 11 (ảnh 1)

 

- Cho biết tên các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn.

- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh như thế nào?

Trả lời:

- Các hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn là GnRH (vùng dưới đồi), FSH, LH (của tuyến yên) và testostêrôn (của tinh hoàn).

- Vai trò của các loại hooc môn đến quá trình sinh tinh:

Hooc môn

Vai trò

GnRH

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

FSH

Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

LH

Kích thích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.

Testostêrôn

Ở nồng độ thấp kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

Ở nồng độ cao, gây ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên => giảm tiết GnRH, FSH, LH

Trả lời câu hỏi 2 trang 180 SGK Sinh học 11: Nghiên cứu sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng (hình 42.6) và trả lời các câu hỏi sau

Giải Sinh học 11 (ảnh 2)

 

- Cho biết tên các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng.

- Từng hoocmôn đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng như thế nào?

Trả lời:

- Các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng là: GnRH, FSH và LH; ostrôgen; prôgestêrôn

- Vai trò của các loại hooc môn đến quá trình sinh trứng:

Hooc môn

Vai trò

GnRH

Kích thích tuyến yên tiết FSH và LH

FSH

Kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hại bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất Ơstrôgen)

LH

Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng

Prôgestêron và ostrôgen

Ở nồng độ thấp kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị cho hợp tử làm tổ,

Ở nồng độ cao, gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH.

Câu hỏi và bài tập (trang 181 SGK SInh học 11)

Bài 1 trang 181 SGK Sinh học 11: Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgesterôn ơstrôgen ) dư có thể tránh được mang thai, tại sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của các loại hoocmôn.

Trả lời:

Uống thuốc viên tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen nhân tạo trong máu cao, gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH. Do nồng độ các hoocmôn GnRH, FSH và LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.

Bài 2 trang 181 SGK Sinh học 11: Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?

Phương pháp giải: 

Dựa vào vai trò của các loại hoocmôn đối với quá trình sinh tinh.

Trả lời:

Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.

Vì: FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ tiết testostêrôn. Testostêrôn kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng. Vì vậy, tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, LH, testostêrôn làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.

Bài 3 trang 181 SGK Sinh học 11: Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của các hoocmôn đối với quá trình sinh trứng.

Trả lời: 

Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.

Vì: FSH kích thích phát triển nang trứng và tiết ơstrôgen, LH làm cho trứng chín và rụng, tạo thể vàng; thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen. Prôgestêrôn và ơstrôgen làm niêm mạc tử cung dày lên đồng thời kích thích lên tuyến yên và vùng dưới đồi ngừng sản sinh FSH và LH. Do đó, nếu quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng.

Lý thuyết Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản

I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG

1. Cơ chế điều hòa sinh tinh

Giải Sinh học 11 (ảnh 3)
Giải Sinh học 11 (ảnh 4)

Hình 1: Cơ chế điều hoà sinh tinh

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.

+ LH kích thích tế bào kẽ (tế bào lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.

- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron.

- Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.

2. Cơ chế điều hòa sinh trứng

Giải Sinh học 11 (ảnh 5)

- Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH: FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen; LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.

+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên.

+ Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.

Giải Sinh học 11 (ảnh 6)

II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG

- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.

- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái.

- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng.

- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá