Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

 “Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Hành chính công vụ

D. Ý kiến khác

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?

Câu 4 (0,5 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? 

Câu 5 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách.

Câu 6 (2,0 điểm). Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết một bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Văn bản nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 3

- Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình vì: họ sợ thất bại

0,5 điểm

Câu 4

- Đồng tình với quan điểm.

- Vì:

+ Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những khó khăn thách thức, cuộc đời mỗi người là hành trình vượt qua những thử thách đó.

+ Những rủi ro, thách thức chính là những khó khăn mà chúng ta phải trải qua để tích lũy tri thức, kinh nghiệm sẵn sàng khi cơ hội đến.

+  Không đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố thủ trong vùng an toàn chúng ta mãi không thể thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội để vươn đến thành công.

0,5 điểm

Câu 5

- “Vùng an toàn” là: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

- Những cách thức giúp mọi người bước ra khỏi “vùng an toàn”:

+ Can đảm đối mặt với sự sợ hãi để tìm cách vượt qua và chiến thắng những nỗi lo lắng, sợ hãi đó.

+ Tự đặt cho mình những thử thách để cố gắng vượt qua.

+ Bắt tay vào làm những dự án nhỏ, để trải nghiệm và tích lũy tri thức cho bản thân.

1,0 điểm

Câu 6

- Đảm bảo hình thức đoạn văn.

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Vùng an toàn: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

* Bàn luận vấn đề:

- Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau.

+ Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công.

- Cần làm gì để bước ra khỏi vùng an toàn?

+ Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, đồng nghiệp mới. Bởi vậy dũng cảm trải nghiệm là điều kiện quan trọng nhất để bạn vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

+ Vượt qua nỗi sợ hãi thất bại, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách.

- Bạn sẽ được gì khi bước khỏi vùng an toàn:

+ Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo.

+ Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp.

+ Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân.

+ Cơ hội để bạn đạt đến thành công.

- Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn.

* Tổng kết vấn đề: thay đổi môi trường sống, bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.

 

 

 

 

2,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài giới thiệu được vấn đề thuyết minh

Thân bài triển khai được chi tiết về vấn đề thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Kết bài nêu khái quát lại vấn đề

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết một bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh

- Tạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh

2. Thân bài:

Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết minh.

  • Nguồn gốc, xuất xứ
  • Đặc điểm
  • Ý nghĩa…

Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung

3. Kết bài:

- Khái quát lại nội dung thuyết minh.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

3,5 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

0

2

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng 

15

5

0

40

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung 

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được vấn đề nghị luận trong văn bản. 

- Xác định được các lí lẽ, dẫn chứng được tác giả sử dụng trong văn bản nghị luận. 

Thông hiểu

- Phân tích được vấn đề nghị luận. 

- Phân tích được tác dụng và hiệu quả của các lí lẽ, dẫn chứng được sử dụng trong văn bản để làm thuyết phục người đọc, người nghe. 

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn văn/ bài văn nghị luận văn học đáp ứng yêu cầu của đề bài.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

3TN

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết một bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài thuyết minh giải thích.

- Xác định được các yếu tố: như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng các khía cạnh của một bài văn thuyết minh. 

- Phân tích được tác dụng yếu tố: tự sự, miểu tả… được sử dụng trong bài thuyết minh. 

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, để viết được bài văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố như miêu tra, tự sự, biểu cảm.... 

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài viết hấp dẫn lôi cuốn. 

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng số câu

 

3TN

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

40%

20%

20%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.

Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kỵ khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.

(George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng địch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44)

Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Hành chính công vụ

D. Ý kiến khác 

Câu 2 (0,5 điểm).  Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3 (0,5 điểm).  Theo tác giả, đố kỵ là gì:

A. Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác.

B. Đố kị là luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác.

C. Đố kị là không muốn nhắc đến thành công của người khác. 

D. Đáp án khác

Câu 4: (0,5 điểm): Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ây trong đoạn văn: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác (…) Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.”

Câu 5 (0,5 điểm) Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành công của người khác”?

Câu 6 (1,0 điểm). Em có đồng ý với ý kiến: “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình” không? Vì sao?

Câu 7 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 1 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết một bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

A. Văn bản nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Nghị luận 

0,5 điểm

Câu 3

A. Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác.

0,5 điểm

Câu 4

Phép liên kết: Phép lặp: “họ”

0,5 điểm

Câu 5

Người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác vì họ cảm thấy ganh ghét, bản thân mình thua kém trước thành công đó.

0,5 điểm

Câu 5

Trình bày quan điểm của bản thân, lý giải hợp lý.

–  Đồng ý

– Lý giải: Ganh tị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự tin.  Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển bản thân của mình.

1,0 điểm

Câu 6

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề:

2. Thân đoạn: Sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

– Giải thích:

+ Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.

+ Lối sống không có sự đố kị là người có lối sống lành mạnh, phong phú; sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh.

– Phân tích một số tác hại của đố kị:

+ Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái, thậm chí là đau đớn. Bởi kẻ đố kị không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

+ Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỷ tăng lên. Kẻ đố kị luôn chán nản, bỏ cuộc dẫn đến liên tục thất bại.

+ Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỷ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình.

– Vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị.

+ Người có lối sống không có sự đố kị là người có đức hi sinh, có đạo đức, có ý chí, lòng quả cảm, sống trung thực, có tấm lòng vị tha, khoan dung, độ lượng… khiến những người xung quanh tin tưởng và yên mến.

+ Người có lối sống không có sự đố kị sẽ tạo nên sức mạnh làm thay đổi bộ mặt xã hội, tất cả đều hướng thiện, hướng về chân lí, lẽ phải, cái tốt, cái đẹp; làm cho cái xấu, cái ác không có chỗ nương thân…

– Ý nghĩa của lối sống không có sự đố kị:

+ Được mọi người yêu quý

+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn

+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn

– Bình luận: Đố kị là một thói xấu bạn cần phải loại bỏ ra khỏi bản thân để con người trở nên cao thượng. Phải biết thi đua, phấn đấu và luôn biết kích thích tinh thần của mình để đạt được thành công như người khác.

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề: Từ bỏ thói đố kị, thành công nhất định sẽ tìm đến với bạn.





1,5 điểm

 

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 

Mở bài giới thiệu được vấn đề thuyết minh 

Thân bài triển khai được chi tiết về vấn đề thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Kết bài nêu khái quát lại vấn đề

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết một bài văn thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh

- Tạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh

2. Thân bài:

Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết minh.

  • Nguồn gốc, xuất xứ

  • Đặc điểm

  • Ý nghĩa…

Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung

3. Kết bài:

- Khái quát lại nội dung thuyết minh.

- Nêu cảm nhận của bản thân.

3,5 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 
Đánh giá

5

1 đánh giá

1