Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 11 Học kì 1 có ma trận năm học 2022 - 2023 gồm 20 đề thi tổng hợp từ đề thi môn Ngữ văn 11 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng đón xem:
Ma trận đề thi kì 1 môn Văn 11
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
Đọc - hiểu |
Phát hiện các chi tiết nghệ thuật của văn bản. |
Hiểu được nội dung cảm hứng, cách xây dựng nhân vật và những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản. |
Liên hệ thực tế đời sống, rút ra bài học cho bản thân. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 10 |
1 10 |
1 10 |
1 3 30 |
Làm văn |
Nhân vật, chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật |
Lí giải, cắt nghĩa vẻ đẹp của hình tượng nhân vật, chi tiết nghệ thuật trong văn bản |
Liên hệ với thực tế đời sống. Trình bày quan điểm, ý kiến riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản. Bài học rút ra sau khi đọc – hiểu văn bản |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 10 |
3 30 |
3 30 |
1 7 70 |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
2 20 |
4 40 |
4 40 |
2 10 100 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau
“Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng …
(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 4: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?
Câu 2 (5 điểm) Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)
II. Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về cảnh đưa tang trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Một công trình kiến trúc xấu xí, bắt chước một cách kệch cỡm, một bức tranh cổ động nhợt nhạt, một tác phẩm văn học dễ dãi, một chương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ… Lười biếng thuộc loại gây nhiều hậu quả nhất. Nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo (bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy), nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph. Ăng-ghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Không chỉ cái đẹp mất chỗ đứng tại đó (thật kinh khủng nếu điều này xảy ra) mà ngay cả thứ dễ kiếm nhất là tình yêu đồng loại cũng biến mất.
(Theo Tạ Duy Anh, In trong Nâng cao và phát triển Ngữ văn 11,
NXB Giáo dục, năm 2011, trang 225)
Câu 1. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, lười biếng gây ra những hậu quả nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích. (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trích trên? (Trình bày khoảng 5-7 dòng). (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
------------Hết-----------
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
(Trích “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân)
Câu 1 (1,0 điểm) Là người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao mới chỉ cho chữ những ai? Vì sao lại như vậy?
Câu 2 (1,0 điểm) Tại sao Huấn Cao lại vui vẻ nhận lời cho chữ quản ngục? Điều đó nói lên vẻ đẹp nào trong tâm hồn của Huấn Cao?
Câu 3 (1,0 điểm) “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” là câu nói của nhân vật nào nói đến nhân vật nào trong truyện? Anh/chị cảm nhận gì về lối sống của nhân vật đã nói câu ấy?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có đoạn:
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?
[…]
Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí, khanh khách cười. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui.
(Ngữ văn 11, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 150 - 151)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên.
------------Hết-----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
Trích “Chí Phèo” (Nam Cao)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
Câu 3. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
Câu 4. Đặt nhan đề cho đoạn trích trên?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân có tái hiện “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đó là cảnh nào? Hãy phân tích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Phần 1: Đọc - hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt...
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của Facebook đối với giới trẻ ngày nay.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Phân tích bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Qua số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, anh/chị có suy nghĩ gì về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Chân quê – Nguyễn Bính)
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm)
Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm)
Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
II. Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ bài thơ “ Chân quê ” Nguyễn Bính , Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Viết khoảng 200 từ )
Câu 2(5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.
(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?
Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao?
II. Phần làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều tồi tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
Thật ra cuộc đời ai cũng có lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia . John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề: “Bạn sinh ra là một nguyên bản , đừng chết như một bản sao”. (…) Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
( Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Theo tác giả, điều tồi tệ nhất là gì?
Câu 2. Tìm câu chủ đề trong đoạn văn bản trên?
Câu 3. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả được nêu trong câu văn: “ Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều tồi tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác còn tệ hơn nhiều” hay không? Vì sao?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn văn có ý nghĩa nhất đối với anh chị? Vì sao?
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Bàn về thơ của Trần Tế Xương, có ý kiến cho rằng: “Thơ Tế Xương đằm thắm da diết trong trữ tình - một thứ trữ tình thấm thía pha chút cười cợt theo thói quen trào phúng của Tế Xương”.
Bằng việc cảm nhận bài thơ Thương vợ anh chị hãy bình luận ý kiến trên.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội dầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.
Cái cò…sung chát đào chua…
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Thơ Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998)
Câu 1: (1 điểm) Trong 4 dòng thơ đầu, hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào?
Câu 2: (1 điểm) Trong 4 dòng thơ sau, có những câu thơ tác giả sử dụng chất liệu ca dao, em hãy chỉ ra những câu thơ đó?
Câu 3: (1 điểm) Nghĩa của chữ “đi” trong các dòng thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” nghĩa là gì?
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/ cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Câu 2: (5 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
"Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?"
(Trích Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên có tên gọi chung là gì? Nó thể hiện đặc điểm nào về mặt nghệ thuật của văn học trung đại? (1,0 điểm)
Câu 3: Tư thế "Ghé chiếu" của vua Quang Trung có hiệu quả thuyết phục như thế nào với sĩ phu Bắc Hà? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Diễn biến tâm tâm lí của Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao) từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời. Sự thay đổi của Chí Phèo cho ta thấy được điều gì từ sức mạnh của tình người?
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. Mảnh tình san sẻ tí con con! Câu 1: Cho biết xuất xứ và ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
Câu 2: Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc thể hiện tâm trạng nhà thơ?
Câu 3: Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì?
Câu 4: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu
Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích hình ảnh mùa thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Vũ trụ nội mạc phi vận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
( Ngữ văn 11, tập một, NXB Giaos dục – 2009, trang 38 ) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? của ai? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2: Giải thích tại sao Nguyễn Công Trứ biết làm quan là gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn làm?
Câu 3: Biện pháp tu từ chủ yếu sử dụng ở phần in đậm trong đoạn thơ là gì ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 – 12 câu ), phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phân tích chi tiết chị em Liên cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi ngang qua trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.
(Trích Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Đoạn trích đem đến cho anh/chị cảm xúc gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Bằng một đoạn văn (khoảng 100 chữ), anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm sống được nêu trong đoạn trích phần Đọc hiểu “sống để biết yêu nguồn cội”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thương vợ, Tú Xương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1,
NXB Giáo dục, 2007, tr.29,30)
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. Phần một (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm … Bầm ơi có rét không bầm !
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ than
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu !
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe ! Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con !
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con …
(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm)
Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
(0,5điểm):
Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? (0,5 điểm) Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (0,5 điểm):
Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử (trình bày trong khoảng 5-7 dòng) (1,0 điểm):
II. Phần hai: (7.0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng thiêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) Đọc ngữ liệu trên và thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lời phát biểu trên đã sử dụng phép liên kết nào? Giá trị của những phép liên kết đó?( (1,0 diểm))
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của lời phát biểu trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Đặt nhan đề cho ngữ liệu trên (0,5 điểm)
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Sau khi giành HCV và phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 200m tự do, Ánh Viên- người hùng của thể thao Việt Nam đã khiến tất cả ngỡ ngàng khi cô khóc. Một cô gái cứng rắn, được mệnh danh là “cô gái thép” liệu có dễ “nhỏ nước mắt” vì hạnh phúc? Không phải, Ánh Viên khóc là bởi cô chưa hài lòng về chính mình về những gì đã đạt được. Cô nói: “Tôi khóc không phải vì giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games mà vì trong lúc thi đấu đã mắc một số lỗi. Tôi không hài lòng khi bản thân lại có sai lầm như vậy, ngay cả khi chiến thắng”.“Tôi sẽ không ngừng phấn đấu. Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì” – đó là Ánh Viên, VĐV bơi lội Việt Nam đã bước vào ngôi nhà SEA Games.
(Dẫn theo Thọ Nghĩa, http://laodong.com.vn, ngày 11-6-2015)
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) để bày tỏ suy nghĩ về những lời tâm sự trên của Ánh Viên ?
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Con ơi, trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Mẹ ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều.
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu.
(Lời mẹ dặn - Phùng Quán)
Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? (nhận biết)
Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của một trong cách biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. (thông hiểu)
Câu 3: (0.5 điểm) Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều” trong câu “Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét”? (thông hiểu) Câu 4: (1,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận khoảng từ 7 đến 10 dòng, trình bày ý kiến của anh/chị về điều cần thiết “Sống thì phải làm người chân thật” (vận dụng)
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người…
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”, “bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người…
[…]
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra…
(Không đề - Nguyễn Thị Chí Mỹ) Câu 1 (1.0 điểm): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 2 (1.0 điểm): Xác định 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:
Thầy ơi! Con viết về thầy, lại lại “phấn trắng”, “bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người…
Câu 3 (1.0 điểm): Theo anh chị, nhà thơ đã nhận ra điều gì qua 2 câu thơ sau:
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra…
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở.
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kỳ quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
2. Theo tác giả, nếu thiếu thời gian nhàn rỗi thì đời sống của con người sẽ như thế nào?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.”
4. Anh/ chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng: “Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ? Lý giải vì sao?
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng lãng phí thời gian nhàn rỗi của thanh niên Việt Nam hiện nay.
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
--------------------------------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – Trưởng Bộ môn Tâm lý học Ứng dụng, ĐH Sư phạm TPHCM nhận định: “Hành động tự thiêu để câu like là một minh chứng hùng hồn cho trào lưu sống ảo của một bộ phận bạn trẻ ngày nay. Trào lưu xấu xí này đã lên đến đỉnh điểm khi một số bạn bắt đầu bất chấp cả tính mạng để có thể nổi tiếng phút chốc trên mạng xã hội. Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài. Còn mạo hiểm tính mạng, bạn có thể có số like cao nhất thời nhưng nếu gặp sự cố sẽ để lại di chứng cho đến suốt đời. Hành động tương tự như trên nghĩa là bạn tàn phá cơ thể, tàn phá công lao nuôi dưỡng của gia đình, đang tàn phá cả tương lai”.
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng khuyến cáo thêm: “Cư dân mạng hãy tỉnh táo, đừng bao giờ phí nút like cho những hành động kiểu này, nếu không, chính chúng ta là một kẻ tiếp tay cho những cá nhân “thèm khát nổi tiếng đến mức không thể tin nổi” đưa mình vào vòng nguy hiểm. Ngưng sống ảo, tập trung vào làm việc. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều. Ngừng like dạo, chỉ lan truyền những trào lưu đẹp. Cuộc đời quanh bạn sẽ thú vị hơn nhiều”.
(Theo Võ Thắm, Like là làm – Trào lưu mới phản cảm,
Báo Sài Gòn giải phóng, 25/09/2016)
Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt của văn bản trên
Câu 2: Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “Ngừng sống ảo, tập trung vào làm việc.
Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều”?
Câu 3: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với em? Lí giải cụ thể cho sự lựa chọn đó.
B. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào phần Đọc – hiểu, Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Nên nhớ, giữa số like và trí tuệ thì trí tuệ mới chính là thứ giúp bạn nổi tiếng hoặc thành công thật sự và lâu dài”
Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.