Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 sách Kết nối tri thức năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 10 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 11. Mời các b2024 - 20252024ạn cùng đón xem:
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hoa cau
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau
Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa
Tình ta như thể nhánh hương cau
Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau.
(Xuân Diệu)
Câu 1. Văn bản Hoa cau được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tám chữ
Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không có trong bài thơ?
A. Trời xanh, nước biếc
B. Hoa cau nứt mở
C. Hạt sương nhỏ
D. Chim chóc hót
Câu 3. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?
A. Mượn hình ảnh hoa cau để nói về mối tình trai gái gắn bó
B. Sự xúc động trước hình ảnh hoa cau
C. Mượn hình ảnh hoa cau để nhớ về quê nhà
D. Mượn hình ảnh hoa cau để nhớ về người con gái
Câu 4. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện độc đáo qua hình thức ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ tự sự
B. Ngôn ngữ biểu cảm
C. Ngôn ngữ miêu tả
D. Ngôn ngữ người kể chuyện
Câu 5. Khi đôi ta có nhau, đất trời thay đổi như thế nào?
A. Lại cả nhân gian lại bắt đầu/ Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
B. Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
C. Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
D. Tình ta như thể nhánh hương cau
Câu 6. Hình ảnh thơ nào đã diễn tả nổi bật cảm xúc của thi sĩ?
A. Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
B. Tình ta như thể nhánh hương cau
C. Chim chóc ríu ran dan díu hót
D. Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau
Câu 7. Ý nghĩa của các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản Hoa cau là?
A. Hình ảnh, biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi liên tưởng đa chiều
B. Làm nổi bật mối tương giao giữa con người với tạo vật vũ trụ; hòa trộn cảm nhận của nhiều giác quan, diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật.
C. Phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy cảm giác bất định, mơ hồ.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 8. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về tứ thơ của văn bản?
A. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - tình ta gắn bó sâu sắc.
B. Tình ta gắn bó sâu sắc - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau.
C. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - tình ta gắn bó sâu sắc - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa.
D. Mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - tình ta gắn bó sâu sắc.
Câu 9 (1,0 điểm) Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Anh/ chị đồng ý với quan điểm đó không?
Câu 10 (1,0 điểm) Anh/ chị thích khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang lại cho anh/chị cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có trong anh/chị?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau (Xuân Diệu).
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
C. Thơ bảy chữ |
0,5 điểm |
Câu 2 |
C. Hạt sương nhỏ |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A. Mượn hình ảnh hoa cau để nói về mối tình trai gái gắn bó |
0,5 điểm |
Câu 4 |
B. Ngôn ngữ biểu cảm |
0,5 điểm |
Câu 5 |
A. Lại cả nhân gian lại bắt đầu/ Lại mới trời xanh, thanh nước biếc |
0,5 điểm |
Câu 6 |
D. Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau |
0,5 điểm |
Câu 7 |
D. Cả ba đáp án trên |
0,5 điểm |
Câu 8 |
A. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - tình ta gắn bó sâu sắc |
0,5 điểm |
Câu 9 |
- Giá trị nhân sinh của bài thơ: Tình ta sâu đậm và thêm đậm sâu hơn khi ở bên nhau. Cũng như nói đến mâm quả cưới hỏi trầu cau. - HS trình bày quan điểm của mình: có thể đồng ý; không đồng ý; nửa đồng ý nửa không đồng ý (Lí giải ý kiến của mình). |
1,0 điểm |
Câu 10 |
- HS nêu được đoạn thơ/ câu thơ/ hình ảnh thơ mà mình yêu thích nhất. - HS nêu cảm xúc, nhận thức của mình về câu thơ đó (bám sát nội dung bài thơ). |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết. |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về bài thơ Hoa cau của Xuân Diệu. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu luận đề: những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ. 2. Thân bài: - Giới thiệu ngắn gọn về tứ thơ, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ. - Cảm xúc, suy tư của nhà thơ về tình yêu đôi lứa qua hình ảnh cau. - Suy tư của tác giả về cuộc đời, quan điểm sống… Lưu ý: Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề gồm câu chứa luận điểm + lí lẽ + dẫn chứng. 3. Kết bài: Cảm nhận, nhận thức của cá nhân về những cảm xúc, rung động, suy tư của chủ thể trữ tình. |
3,0 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,25 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
|
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ |
Nhận biết: - Nhận biết được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản. - Nhận biết được vai trò của các yếu tố tượng trưng trong thơ. - Nhận biết được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học. - Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Thông hiểu: - Đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ. - Phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. - Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học. Vận dụng: - Phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản thơ. |
3TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ |
Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận văn học. - Xác định được bố cục bài văn, tác phẩm thơ cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng quan điểm của bản thân bằng việc tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm văn học để viết được văn bản nghị luận về tác phẩm thơ hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. |
|
|
|
1 TL* |
Tổng số câu |
|
3TN |
5TN |
2TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ (%) |
|
20% |
40% |
30% |
10% |
||
Tỉ lệ chung |
|
60% |
40% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 2)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
XUÂN KHÔNG MÙA
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.
Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,
Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;
Xuân là lúc gió về không định trước.
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi,
Như được nắm một bàn tay son trẻ...
Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;
Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;
Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa
Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.
Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,
Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;
Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,
Là xuân đó. Tôi đợi chờ chi nữa?
*
Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,
Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta
Khi những em gặp gỡ giữa đường qua
Ngừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.
Ấy là máu báo tin lòng sắp nở
Thêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.
Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian
Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?
Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ
Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay...
Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;
Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày
Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng...
Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,
Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa?
Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,
Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.
(Nguồn: Thơ Xuân Diệu. NXB Văn học 2019)
Câu 1. Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Xuân không mùa?
A. Thiên nhiên
B. Mùa xuân
C. Tình yêu
D. Vũ trụ
Câu 2. Nhân vật trữ tình của văn bản Xuân không mùa là người như thế nào?
A. Là người yêu đời, yêu sự sống
B. Là người yêu thiên nhiên, mùa xuân
C. Là người băn khoăn đi tìm lẽ sống
D. Là người đang tìm định nghĩa về mùa xuân
Câu 3. Dòng nào nêu lên tứ thơ của văn bản Xuân không mùa?
A. Xuân ở nắng – Xuân ở sương mỏng – Xuân ở cành xanh – lòng người
B. Xuân của đất trời – Xuân ở lòng người – Xuân không ngày tháng
C. Xuân ở chim hót – Xuân ở gió trở – Xuân ở mây bay
D. Xuân ở giữa đông – Xuân ở giữa hè – Xuân ở cây nhãn bỗng ra hương
Câu 4. Hai dòng thơ “Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa/ Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta” diễn tả điều gì?
A. Mùa xuân bất tử trong lòng thi sĩ
B. Sự tương hợp kì diệu giữa vũ trụ và lòng người
C. Bình minh làm nên mùa xuân rạng ngời
D. Mùa xuân khởi xuất từ lòng người
Câu 5. Dòng nào nói lên những biện pháp tu từ được Xuân Diệu sử dụng ở Xuân không mùa?
A. Nhân hóa, chơi chữ, đảo ngữ
B. Điệp từ, điệp cấu trúc câu, ẩn dụ
C. Đối lập, hoán dụ, nói quá, so sánh
D. Điệp cấu trúc câu, đối ngẫu
Câu 6. Xuân Diệu diễn tả những chuyển động tinh vi của đối tượng nào trong Xuân không mùa?
A. Mùa xuân của đất trời
B. Mùa xuân của lòng người
C. Cảnh vật, vũ trụ, lòng người
D. Cảnh vật trong nắng hé, nắng rạng
Câu 7. Dòng thơ nào thể hiện tình yêu đời, yêu sự sống cháy bỏng, mãnh liệt của Xuân Diệu?
A. Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng
B. Thế là xuân. Hà tất đủ chim, hoa
C. Kể chi mùa, thời tiết với niên hoa
D. Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng
Câu 8. Dòng nào không nói lên vai trò của những yếu tố tượng trưng trong Xuân không mùa?
A. Tạo nên một thế giới nghệ thuật thơ độc đáo cuốn hút
B. Diễn tả niềm yêu đời say mê đến cuồng nhiệt của thi sĩ
C. Diễn tả tình yêu, sự ngưỡng mộ, ngợi ca con người lao động
D. Diễn tả sự tương hợp kì diệu giữa vũ trụ và lòng người
Câu 9 (1,0 điểm) Đất trời, vạn vật biến đổi như thế nào trong tâm hồn Xuân Diệu? Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trước giây phút huyền diệu ấy.
Câu 10 (1,0 điểm) Xuân không mùa của Xuân Diệu khởi xuất từ đâu? Tác giả đã gửi đến chúng ta quan niệm nhân sinh nào trong thi phẩm thơ độc đáo này?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết văn bản nghị luận về bài thơ Xuân không mùa của Xuân Diệu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 3)
I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau :
(1) Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt vầ ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân
(2) Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.
(3) Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
(4) Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.
…
(5) Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. « Thôi tao phóng sainh cho mày ! » - Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt dưới chân mình. Lưỡng lự giây phút rồi ông vội vã bước đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến con khỉ đực nằm.
(6) ÔngDiểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyết nhiều không kể xiết. Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa từ huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.
(Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện Tình yêu, tội ác và trừng phạt, NXB Trẻ, 2012)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả đã sử dụng phép liên kết hình thức nào?
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Phép điệp
Câu 3. Ý nghĩ đi săn của ông Diểu nảy sinh khi nào?
A. Khi cây cối đều nhú lộc non
B. Khoảng thời gian rừng xanh ngắt và ẩm ướt
C. Khi ông sáu mươi tuổi
D. Khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng
Câu 4. Tính từ “tuyệt thú” là sự kết hợp của 2 từ nào?
A. Tuyệt vời, thú vị.
B. Tuyệt bích, hứng thú.
C. Tuyệt vời, thú vui.
D. Tuyệt vời, hứng thú
Câu 5. Xét theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn sau thuộc loại câu gì?
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú.
A. Câu ghép
B. Câu đơn
C. Câu miêu tả
D. Câu trần thuật
Câu 6.Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. ?
A. Tác giả muốn nhấn mạnh con sóc có thể xua đi những suy nghĩ xấu xa của con người
B. Tác giả muốn khẳng định sự thú vị của việc đi vào rừng ngắm cảnh thiên nhiên
C. Tác giả muốn nhấn mạnh việc ngắm nhìn, hòa mình vào thiên nhiên có thể thanh lọc tâm hồn con người
D. Cả ba ý trên
Câu 7. Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong những câu văn sau: Loài hoa từ huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng?
A. Phép nối
B. Phép lặp
C. Phép thế
D. Cả B và C
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Theo anh (chị), tại sao ông Diểu lại phóng sinh cho con khỉ đực?
Câu 9. Hình ảnh hoa tử huyền có ý nghĩa biểu tượng gì?
Câu 10. Từ văn bản, anh(chị) hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên nhiên.
II. VIẾT: (4,0 điểm)
“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – Hoài Thanh. Bằng sự hiểu biết của em, hãy phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến trên.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) |
Câu 2 (0.5đ) |
Câu 3 (0.5đ) |
Câu 4 (0.5đ) |
Câu 5 (0.5đ) |
Câu 6 (0.5đ) |
Câu 7 (0.5đ) |
A |
C |
D |
A |
B |
C |
D |
Câu 8 ( 0.5 điểm)
Theo anh (chị), tại sao ông Diểu lại phóng sinh cho con khỉ đực? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ông Diểu phóng sinh vì nhìn thấy con khỉ đực này còn có gia đình, có trách nhiệm với gia đình của khỉ đực; vì ông nhận ra hành động đi săn sẽ giết chết con khỉ đực, phá hoại một gia đình.
Câu 9: (1.0 điểm)
Hình ảnh hoa tử huyền có ý nghĩa biểu tượng gì? |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh hoa tử huyền gợi đến nhiều ý nghĩa:
- Kết tinh vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên.
- Hình ảnh mang tính chất đánh giá và dự báo
Câu 10: (1.0 diểm)
Từ văn bản, anh(chị) hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên nhiên. |
Phương pháp giải:
HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- HS nêu quan điểm của bản thân
- Gợi ý:
- Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên.
- Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể hiện được trách nhiệm của mình với thiên nhiên như không chặt phá rừng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường...
II. VIẾT (4đ)
“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – Hoài Thanh. Bằng sự hiểu biết của em, hãy phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến trên. |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết bài Nghị luận phân tích “ Tình cảm của tác giả đối với làng quê và mảnh đất quê hương” |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm: + Xuân Diệu (1916 - 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình" nổi tiếng với nhiều tác phẩm đặc sắc viết về tình yêu. + "Vội vàng" là một trong những tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của Xuân Diệu, là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau. - Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn nhận định của Hoài Thanh: "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". |
Thân bài |
2,5 |
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý: a) Giải thích ý kiến nhận định - Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất” do thơ ông tiếp thu có sáng tạo luồng tư tưởng, văn học văn hóa phương Tây, nhất là văn học lãng mạn và tượng trưng của thơ ca Pháp. - Thơ ông có phong cách nghệ thuật hiện đại rõ nét nhất trong các nhà thơ mới. b) Phân tích bài thơ Vội vàng - Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm say mê của tác giả + Điệp từ "tôi muốn" nhấn mạnh những ước muốn tưởng chừng như vô lí, viển vông của Xuân Diệu: "tắt nắng đi", "buộc gió lại". → Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời để lưu giữ những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời bên mình một cách trọn vẹn, mãi mãi. + “Thiên đường trên mặt đất”: bức tranh thiên nhiên + “Ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” → Hình ảnh thơ tươi vui, trẻ trung, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra + Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời. → Một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh rộn rã, đầy màu sắc, hương thơm và đầy tình tứ. + "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần". Trong bức tranh ấy, tất cả vạn vật dường như đều căng tràn sự sống và đanh chếnh choáng trong men say của luyến ái, của tình yêu. → Niềm vui sướng, hân hoan, vội vàng muốn tận hưởng “thiên đường trên mặt đất” của cái tôi trữ tình. - Luận điểm 2: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. + Điệp từ “nghĩa là” + "Đương tới / đương qua; còn non / sẽ già": cú pháp đối lập diễn tả sự trôi đi của thời gian và tuổi trẻ. → Xuân Diệu có một quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ. Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ: thời gian, tuổi trẻ của mỗi người là một quãng thời gian hữu hạn, chật hẹp, nó sẽ trôi chảy theo nhịp tuyến tính và một đi không trở lại. + Điệp từ: "phải chăng" + Hình ảnh thơ đối lập: “lòng tôi rộng” – “lượng trời chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” – “chẳng còn tôi mãi” → Tâm trạng nuối tiếc, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ. - Luận điểm 3: Khát vọng sống cuồng nhiệt của tác giả + Điệp từ “ta muốn” thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng, muốn sống, muốn yêu, muốn đi ngược với tự nhiên và tạo hóa để đoạt lấy tuổi trẻ. + “ôm” – “riết” – “say” – “thâu” – “cắn” → động từ mạnh theo cấp độ tăng dần. Diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc lời giục giã sống vội vàng, sống sôi nổi và luôn trân quý thời gian, tuổi trẻ của của tác giả. → Biểu hiện của một cái tôi khát khao sống, khát khao tận hưởng những vẻ đẹp giữa chốn trần gian. + "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi" → Khát khao đã không còn là khát khao nữa mà là muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ. c) Chứng minh nhận định: Về nội dung tư tưởng: - Thơ ông là tiếng nói cá nhân tự ý thức. Cái tôi trong thơ ông rất cô đơn, luôn ám ảnh bởi thời gian trôi chảy nên khao khát giao cảm với đời. Một trong những cách giao cảm với đời đó là tình yêu, nên đặc sản của thơ Xuân Diệu là tình yêu, bởi tình yêu là một nhịp cầu giao cảm tuyệt vời nhất. Và một cách giao cảm khác đó là cái tôi của ông tương ứng, vang hưởng cùng với sự tương ứng, vang hưởng cùng với mọi hiện tượng sự vật trong trời đất và con người trong cuộc sống. - Tình yêu theo quan niệm của Xuân Diệu là sự giao hòa, giao cảm giữa thể sáng và linh hồn của hai cá thể. Vì thế vũ trụ trong thơ ông là vũ trụ xuân và tình. Thơ ông không lơ lửng ở trên không mà đặt nền móng rất vững, rất sâu trên mảnh đất trần gian. Ông cũng thể hiện trong thơ tư tưởng nhân sinh mới mẻ, tạo một bước phát triển hơn về tư tưởng nhân văn trong văn học dân tộc. Đó là ý nghĩa và giá trị một đời người không ở chỗ sống dài hay sống ngắn mà ở chất lượng sống mà chất lượng sống cao nhất là tuổi trẻ và tình yêu là phẩm chất, năng lượng của tuổi trẻ. Về nghệ thuật: - Với ông, làm thơ là thả một chiếc lá thơ vào dòng thời gian để bất tử hóa chính mình, vì thơ là năng lực siêu việt thời gian. Thơ là sản xuất cá thể với cảm xúc mới nên “ý văn xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” (Hoài Thanh). - Thiên nhiên trong thơ ông bao giờ cũng được cảm nhận bằng ánh mắt phong tình ái ân. - Thiên nhiên được tái tạo bằng bút pháp mĩ nhân hóa. - Ông hoạt động cả 5 giác quan để khám phá và miêu tả sự vật bằng tất cả những biến thái tinh vi nhất. - Cách đặt câu, dùng câu trong thơ ông rất mới, rất Tây |
Kết bài |
0,5 |
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Khẳng định sự đúng đắn của nhận định, bày tỏ cảm xúc cá nhân. |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. |