Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều năm 2023 – 2024. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án năm 2023

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm. Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòng mình vẫn còn đau. Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đó đánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trên đời. […]

Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước. Cái ngày con Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó. Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồi chẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê. Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tả xông vào nhà, níu ao ông mà rằng:

- Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu...

Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi. Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à. Cúc biết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi. Má con Nga theo sau, la khóc. Mọi người bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, con Nga nó nói vậy à. Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nó không dám kêu tên... Ai trồng khoai đất này…

Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày. Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra. Nó sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con, nghen ba”. Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về. Chuyện qua rồi …”. […]

Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê. Căn nhà từ đây trở đi nằm chơ vơ trong ánh mắt cười cợt, trong lời đàm tiếu của người đời. […]

Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ sắm sửa cho đứa bé sắp chào đời. Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử. Ông ngượng ngịu bảo, “Cái này… tao biết là vì… hồi má bây sinh…”. […]

Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen. Hôm ở trạm xá về, ở xóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giống chú Tư quá hen”. Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằng nhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha. Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìn tro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui. Ông già nổi quạu đùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.

Đêm đó, ông thức trắng. Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi. Hai mẹ con Nga ọ ẹ lên tiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…”. Trời, đi chi vậy ba... Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lại danh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tước đoạt.

[…] Một bữa có đoàn cán bộ huyện về khánh thành con đường giao thông nông thôn từ Xẻo Mê về Phước Hậu. Nghe nói họ sẽ đi qua nhà (đi một khúc để Đài truyền hình quay phim), con Nga bèn cầm chổi ra sân quét lá. Thấy bóng người quen, Nga gọi nhỏ, anh gì ơi. […]. Người nọ đứng ngây ra, mặt tái như mặt gà mái, hồi lâu mới hỏi: “Bây giờ… Nga muốn gì…”. Con Nga giả đò chưng hửng, “Ủa, vậy mấy lần ba tui lên huyện kêu oan, anh không gặp sao, anh biết ba tui khổ sao anh im re vậy...”. Nói rồi nó đủng đỉnh đi vô, kêu thầm, trời ơi, người này, hồi đó với mình nồng mặn biết bao nhiêu, khi anh ta say công danh mà bỏ rơi mình, mình đã đau vất đau vả. Sao bây giờ gặp nhau, thấy nản không muốn nhìn mặt. Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt lại.

Rồi một trưa đầy nắng, mây trên trời xanh lẻo xanh lơ, trước giờ ca cải lương, đài truyền thanh xã gởi đi lời xin lỗi của chính quyền đối với công dân Dương Văn Nhỏ. Đơn giản, gọn hơ, nhẹ nhỏm. Vậy là huề nghen. Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được người ta chấm cái rột. Ông Tư lúc đó đang móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì không cầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫn mãi đau.

(Trích Đau gì như thể…, Nguyễn Ngọc Tư, Tuyển tập truyện ngắn - http://vanhoc.quehuong.org/viewtruyen.php?cat=13&ID=2707, truy cập ngày 16/8/2023)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Nga.

B. Ông Tư Nhỏ.

C. Bà Cúc.

D. Thím Hồng Nhiên.

Câu 2. Trong đoạn trích trên, nhân vật Nga có mối quan hệ như thế nào với nhân vật ông Tư Nhỏ?

A. Hàng xóm.

B. Con riêng của ông Tư Nhỏ.

C. Con riêng của bà Cúc - vợ cũ của ông Tư Nhỏ.

D. Cháu gái.

Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật ông Tư Nhỏ.

B. Lời của người Nga.

C. Lời của người dân xã Xẻo Mê.

D. Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít.

Câu 4. Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của ông Tư Nhỏ lúc nhận được lời xin lỗi của chính quyền?

A. Từ điểm nhìn của người kể chuyện.

B. Từ điểm nhìn của Nga.

C. Từ điểm nhìn của ông Tư Nhỏ.

D. Từ điểm nhìn của Nga và ông Tư Nhỏ.

Câu 5. Sự việc nào trong đoạn trích đóng vai trò là “nút thắt” trong cốt truyện của tác phẩm trên?

A. Bà Cúc bỏ đi vì không chịu được cuộc sống nghèo khổ.

B. Nga có bầu và không chịu khai ai là cha đứa trẻ.

C. Ông Tư Nhỏ mang đơn đi đòi lại danh dự cho bản thân.

D. Ông Tư Nhỏ được chính quyền địa phương công khai xin lỗi qua đài truyền thanh xã.

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề chính của đoạn trích?

A. Đoạn trích thể hiện cuộc sống vất vả, cơ cực của những người nông dân nghèo.

B. Đoạn trích phê phán thái độ sống hời hợt, vô tâm của con người trong xã hội.

C. Đoạn trích đề cao đạo đức, nhân phẩm của những người lao động nghèo.

D. Đoạn trích thể hiện những dự cam lo âu về sự suy thoái của đạo đức xã hội.

Câu 7. Trong đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật ông Tư Nhỏ?

A. Phê phán hành động bất nhân của nhân vật với con gái riêng của vợ cũ.

B. Thương hại cho hoàn cảnh éo le, phải một mình nuôi con của nhân vật.

C. Thấu hiểu, cảm thông, không quy kết bản chất của con người qua sự việc bề nổi.

D. Dửng dưng, không đồng tình cũng không phê phán nhân vật.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Bạn có đồng tình với thái độ, cách hành xử của những người dân xã Xẻo Mê với ông Tư Nhỏ khi họ cho rằng ông đã loạn luân với con gái riêng của vợ cũ?

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu trần thuật được thể hiện trong đoạn trích?

Câu 10. Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 - 600 chữ) phân tích, đánh giá về tình huống truyện trong truyện ngắn Đau gì như thể… của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

ĐÁP ÁN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

B

0.5

2

C

0.5

3

D

0.5

4

C

0.5

5

B

0.5

6

C

0.5

7

C

0.5

8

- HS bày tỏ thái độ: đồng tình hoặc không đồng tình, đưa ra những lí giải hợp lí.

1.0

9

- Giọng điệu trần thuật: trăn trở, khắc khoải, đầy tâm trạng, thể hiện rõ thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật.

  1.0

10

- Nêu cụ thể ấn tượng về một chi tiết trong đoạn trích.

- Trình bày lí do khiến bản thân có ấn tượng như vậy.

0.5

II

 

VIẾT

4.0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0.5

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích, đánh giá về tình huống truyện trong truyện ngắn Đau gì như thể… của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

0.5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

2.0

 

- Giới thiệu gắn gọn về truyện ngắn Đau gì như thể… Nêu khía cạnh trong nghệ thuật sẽ tập trung làm rõ: tình huống truyện.

- Miêu tả tình huống truyện: ông Tư Nhỏ bị hiểu lầm là người làm cho con gái riêng của vợ cũ có bầu.

- Chỉ ra chức năng, nêu đánh giá hiệu quả của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Là “chìa khóa” giúp vận hành cốt truyện

+ Góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn

+ Góp phần làm rõ tính cách nhân vật ông Tư Nhỏ: hiền hậu, bao dung, tuy nghèo khổ, yếu thế nhưng luôn coi trọng danh dự, phẩm cách.

+ Khơi gợi suy tưởng, hứng thú diễn giải, khám phá tác phẩm ở người đọc

- Khẳng định giá trị nghệ thuật của truyện:

+ gửi gắm đến người đọc triết lí của nhà văn về việc sống trong dư luận của xã hội, đôi lúc, con người cần vượt lên những định kiến, dị nghị để sống an nhiên. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan khi nhìn nhận một sự việc, đánh giá một con người.

+ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu, góp phần làm nên nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0.5

 

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Tổng điểm

10.0

Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều có đáp án - Đề 2

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

và truyện thơ

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng 

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung 

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1









Đọc hiểu










Thơ và truyện thơ

Nhận biết:

- Nhận biết về thơ trữ tình và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ nôm.

- Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt.

Thông hiểu

- Hiểu được giá trị của tác phẩm thơ trữ tình hoặc truyện thơ.

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt.

Vận dụng:

- Vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình và đặc điểm truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.

3TN

 

5TN

  2TL

 

2

Viết

Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Tìm hiểu nội dung cụ thể của tư tưởng, đạo lí ấy, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ.

- Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề tư tưởng, đạo lí đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm cuộc sống để viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lý hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1 TL*







Tổng số câu

 

3TN

5TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Tống Trân đến cửa nhà giàu

(Trích Tống Trân – Cúc Hoa – Truyện thơ Nôm khuyết danh)

Tóm tắt truyện thơ Tống Trân – Cúc Hoa

Tống Trân là con cầu tự của một sự phủ ở huyện Phủ Hoa, đời vua Trần Thái Tông. Mới ra đời thì gặp cảnh nhà sa sút phải dắt mẹ đi ăn mày. Hôm ấy, Tống Trân dắt mẹ đến nhà của một trưởng giả, Cúc Hoa – con gái trưởng giả thương tình mang gạo ra cho thì bị cha bắt gặp, bèn bắt nàng lấy Tống Trân làm chồng và đuổi ra khỏi nhà. Cúc Hoa theo chồng, bán cả vàng mẹ cho để rước thầy về dậy chồng học. Học được nửa năm, vua mở hội thi. Tống Trân tham dự kì thi, chàng đậu Trạng Nguyên được vua gả công chúa cho. Tống Trân lấy cảnh nhà nghèo mà từ chối, được vua cho vinh quy bái tổ. Chưa vui sum họp được bao ngày thì Tống Trân phải từ biệt Cúc Hoa về triều nhận chiếu sứ đi nước Tần dài tới mười năm. Tới nước Tần, nhờ trí thông minh và tài khôn khéo, Tống Trân giúp vua Tần xử nhiều vụ án rắc rối, được vua phong làm Lưỡng quốc Trạng Nguyên và được gả công chúa cho chàng. Một lần nữa Tống Trân viện với vua Tần cảnh nhà để từ chối.

Ở quê nhà, Cúc Hoa một lòng làm lụng vất vả nuôi mẹ, chờ chồng. Thấy Tống Trân bảy năm chưa về, trưởng giả sai người gọi Cúc Hoa về. Khuyến dụ con gái không được, trưởng giả bèn nhốt và hành hạ nàng, trưởng giả còn bắt mẹ của Tống Trân xuống ở trong chuồng trâu. Quá đau khổ và quyết thủ tiết chờ chồng, đêm hôm ấy, Cúc Hoa trốn khỏi nhà. Đến núi Sơn Vi, nàng định quyên sinh. Thần Sơn Tinh hiểu rõ tình cảnh, hóa thành mãnh hổ, mang thư của nàng qua nước Tần trao tận tay Tống Trân. Nhận được thư, Tống Trân mang vào triều tâu lên vua. Vua Tần cảm động khen ngợi: Nước Nam sao lắm người hay và đồng ý cho Tống Trân về nước trước kì hạn năm tháng. Tống Trân trả lời thư cho Cúc Hoa và nhờ mãnh hổ mang về.

Ở nhà, cha nàng đi tìm gặp và đưa Cúc Hoa về gả cho đình trưởng, tổ chức đám cưới linh đình. Cùng lúc ấy Tống Trân trên đường về. Chàng biết rõ nguồn cơn, xuống chuồng trâu gặp và nói chuyện cùng mẹ… Tới ngày đinh trưởng rước dâu, Tống Trân cùng quân sĩ xuất hiện. Chàng xét xử phân minh, mẹ con và vợ chồng đoàn tụ.

Ở nước Tấn, công chúa Bạch Hoa xin vua cha cho qua Nam Việt sum họp cùng Tống Trân. Giữa biển khơi, đoàn ghe tàu bị giông bão đánh chìm, công chúa trôi dạt vào núi Cô Hồng, được bầy hươu rừng cứu sống, nuôi dưỡng. Tống Trân đi săn hươu gặp và đưa công chúa về nhà, phân chia ngôi thứ, gia đình hạnh phúc.

 

Đoạn sau đây nằm ở phần đầu tác phẩm.

Bồ côi từ thuở lên ba đến này

Cơ hàn đã tám năm nay,

Tôi phải dắt mẹ ăn mày độ thân.

Tự tình chưa hết phân vân,

Vừa khi trưởng giả dạo chân về nhà.

Thấy người thất nghiệp phương xa,

Cùng nhau trò chuyện lân la giãi lòng.

Cơn đâu nổi giận đùng đùng,

Đòi ba con gái vào trong dạy lời:

“Sinh con mong sánh đòi nơi,

Trao tơ phải lứa chọn người kết hôn

Thiếu gì chức trọng quyền môn

Hay đâu chẳng đẹp lòng con sánh bầy.

Con nay mộ đứa ăn mày,

Thôi tao cũng gả cho mày tiếc chi”.

Nói rồi đòi đứa tùy nhi

Bay ra gọi nó tức thì vào đây.

Đứa hầu vâng lệnh dám chầy:

“Hỡi chàng nam tử! Vào ngay ông đòi”.

Lão bà kinh hãi bồi hồi,

Ôm con mà khóc rụng rời chân tay!

“Con ơi! Sao có sự này?

Đói no con ngửa bàn tay xin người.

Hay con gian giảo của ai

Sinh lòng trộm cắp nên người đòi con”.

Tống Trân nghe nói kinh hồn

Ôm mẹ mà khóc ồn ồn thương thay:

“Con còn bé dại thơ ngây,

Đói thì con chịu dám thay tấm lòng?

Mẹ ngồi đây hãy thong dong,

Con vào xem thử vân mòng làm sao?”[…]

(Truyện Nôm khuyết danh – Bùi Thức Phước. NXB Hội Nhà văn, 2012)

Câu 1. Văn bản trên là truyện thơ vì:

A. Có sự việc, cốt truyện, được kể bằng văn vần

B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát)

C. Có sự việc, cốt truyện và được kể bằng ngôi thứ ba

D. Có nhiều nhân vật đối thoại và được kể bằng thơ lục bát

Câu 2. Dòng nào nói đúng về các nhân vật trong văn bản đọc?

A. Mẹ con nhà Tống Trân, Cúc Hoa

B. Mẹ con nhà Tống Trân, Cúc Hoa, trưởng giả

C. Tống Trân, Cúc Hoa, trưởng giả

D. Tống Trân, Cúc Hoa, trưởng giả, người kể chuyện

Câu 3. Dòng nào nói lên cảm xúc chủ đạo của văn bản đọc?

A. Mỉa mai, châm biếm

B. Thương cảm, căm giận

C. Trân trọng, thương cảm

D. Khinh bỉ, đau xót

Câu 4. Đoạn sau là lời nói của ai, về điều gì?

Bồ côi từ thuở lên ba đến này

Cơ hàn đã tám năm nay,

Tôi phải dắt mẹ ăn mày độ thân.

A. Lời của Tống Trân với trưởng giả về gia cảnh của mình

B. Lời của mẹ Tống Trân nói với trưởng giả về gia cảnh của mình

C. Lời của Tống Trân nói với Cúc Hoa về gia cảnh của mình

D. Lời của Cúc Hoa nói với cha về cảnh nhà của Tống Trân

Câu 5. Đoạn sau là lời của ai, chứng tỏ họ là người như thế nào?

Thiếu gì chức trọng quyền môn

Hay đâu chẳng đẹp lòng con sánh bầy.

Con nay mộ đứa ăn mày,

Thôi tao cũng gả cho mày tiếc chi

A. Lời độc thoại của Cúc Hoa; là người dễ mủi lòng

B. Lời của cha Cúc Hoa; là người hẹp hòi, nóng nảy

C. Lời của người kể chuyện; là người thấu hiểu đời

D. Lời của cha Cúc Hoa; là người mong con lấy chồng

Câu 6. Vì sao mẹ Tống Trân kinh hãi bồi hồi, ôm con mà khóc rụng rời chân tay?

A. Vì trưởng giả cho gọi Tống Trân

B. Vì đói kém, Tống Trân bất ngờ gian giảo

C. Vì Tống Trân quyết lấy Cúc Hoa

D. Vì trưởng giả bắt giam Tống Trân

Câu 7.Con còn bé dại thơ ngây/ Đói thì con chịu dám thay tấm lòng”? là lời của ai? Chứng tỏ họ là người như thế nào?

A. Lời người mẹ dặn Tống Trân

B. Lời Tống Trân; là người ngay thẳng, đói khổ cũng không thay đổi

C. Lời người kể chuyện nói về Tống Trân

D. Lời Cúc Hoa nói về con người ngay thẳng Tống Trân

Câu 8. Nhân vật Cúc Hoa là người thế nào (qua văn bản đọc)? 

A. Là con ngoan, vâng lời cha

B. Là người nhu nhược, cha mắng thế nào cũng chịu

C. Là người nhân hậu: trò chuyện, thương người ăn mày

D. Là người đa sầu, thấy ai khổ cũng thương

Câu 9 (1,0 điểm) Nhân vật Tống Trân trong văn bản đọc là người như thế nào? Hãy phân tích đôi nét tiêu biểu và nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật của truyện thơ.

Câu 10 (1,0 điểm) Văn bản đọc trên đã thể hiện giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh nào? Điều đó tác động gì tới suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn con người của anh/chị?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình. 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

B. Có sự việc, cốt truyện, nhân vật và được kể bằng thơ (lục bát)

0,5 điểm

Câu 2

B. Mẹ con nhà Tống Trân, Cúc Hoa, trưởng giả

0,5 điểm

Câu 3

B. Thương cảm, căm giận

0,5 điểm

Câu 4

C. Lời của Tống Trân nói với Cúc Hoa về gia cảnh của mình

0,5 điểm

Câu 5

B. Lời của cha Cúc Hoa; là người hẹp hòi, nóng nảy

0,5 điểm

Câu 6

A. Vì trưởng giả cho gọi Tống Trân

0,5 điểm

Câu 7

B. Lời Tống Trân; là người ngay thẳng, đói khổ cũng không thay đổi

0,5 điểm

Câu 8

C. Là người nhân hậu: trò chuyện, thương người ăn mày

0,5 điểm

Câu 9

- Nhân vật Tống Trân: Gặp cảnh nhà đói khổ, sớm vất vả kiếm ăn; là người thương mẹ, giữ gìn phẩm giá: sống ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh.

- Khắc họa nhân vậ chủ yếu ở hành động, đối thoại qua ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

1,0 điểm

Câu 10

- Văn bản thể hiện giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh: sống nhân hậu, yêu thương cảm thông với người bất hạnh; dù nghèo đói vẫn phải giữ gìn bản tính ngay thẳng, nhân cách đẹp…

- Giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh tác động…: HS tự làm theo nhận thức, tình cảm của cá nhân mình.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.

0,25 điểm

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về câu nói: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

0,25 điểm

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: thành công

- Dẫn dắt câu nói: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”

2. Thân bài

- Giải thích: Thành công là thành tựu mà bạn mong muốn đạt được.

- Bàn luận:· Thành công sẽ đến khi chúng ta cố gắng hết sức: Luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, kiên trì, bền bỉ· Thành công đến khi không bạn ngừng hoàn thiện bản thân, luôn học tập, trau dồi kiến thức.· Cố gắng và hoàn thiện bản thân rồi thành công sẽ đến

? Dẫn chứng: Jack Ma, Bác Hồ…· Phản đề: Làm việc gì cũng cần có giới hạn của nó, cũng không nên quá cố chấp; phê phán những người hay bỏ cuộc sớm.

- Liên hệ: Bản thân cần phải học tập chăm chỉ rèn luyện nhiều hơn

3. Kết bài

Kết luận và mở rộng vấn đề: Cố gắng hết sức mình và không ngừng nỗ lực rồi ánh sáng của thành công sẽ đến với bạn, từ đó bạn có thể khẳng định được mình, mang lại hạnh phúc cho chính mình rồi đến gia đình và xã hội.

3,0 điểm

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

 

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,25 điểm

 

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

 
Đánh giá

5

1 đánh giá

1