Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) - Phần 4 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) - Phần 4:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9
Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) - Phần 4
D. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC ‘CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ (1961 – 1965)
Câu 1: Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì?
A. Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt
B. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào
C. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công
D. Đồng khởi
Lời giải
Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại
B. Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam
C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam
D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố
Lời giải
Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.
C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
D. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Lời giải
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt”
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ không thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng
B. Dồn dân lập ấp chiến lược
C. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận
D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
Lời giải
Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) bao gồm
+ Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964), sử dụng phổ biến các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận
+ Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng
+ Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược" để đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam
+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Cố vấn Mĩ
C. Phương tiện chiến tranh của Mĩ
D. Ấp chiến lược
Lời giải
Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Đâu không phải nguyên nhân khiến một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam sau chiến thắng Ấp Bắc (1963)?
A. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt”
B. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp
C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc
D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Lời giải
Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Quân viễn chinh Mĩ
C. Quân đồng minh Mĩ
D. Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ
Lời giải
Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là
A. Chính trị, quân sự, binh vận
B. Chính trị, kinh tế, quân sự
C. Chính trị, quân sự, ngoại giao
D. Quân sự, kinh tế, ngoại giao
Lời giải
Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt là
A. Đảng Lao động Việt Nam
B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
C. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam
D. Đảng cộng sản Đông Dương
Lời giải
Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trước tình hình phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển Mĩ đã có hành động gì để ổn định tình hình?
A. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm- Nhu
B. Tăng cường lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh
C. Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược
D. Cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm
Lời giải
Trong bối cảnh phong trào cách mạng miền Nam dâng cao, ngày 1-11-1963, Mĩ đã giật dây các tướng lĩnh lật đổ chính quyền của anh em Diệm- Nhu với hi vọng ổn định tình hình
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
Lời giải
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963)
B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963)
C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963)
D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963)
Lời giải
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Lực lượng nào được coi là công cụ của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961-1965?
A. Quân các nước đồng minh của Mĩ
B. Cố vấn quân sự Mĩ
C. Chính quyền và quân đội Sài Gòn
D. Quân viễn chinh Mĩ
Lời giải
Để biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, giai đoạn 1961-1965 Mĩ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu chính là “dùng người Việt đánh người Việt”. Vì vậy, lực lượng được coi là công, đóng vai trò nòng cốt trong giai đoạn này là chính quyền và quân đội Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: "Một kiểu trại tập trung của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam" giai đoạn 1961-1965
A. Ấp chiến lược
B. Nhà tù Phú Quốc
C. Chuồng cọp
D. Nhà tù Côn Đảo
Lời giải
"Một kiểu trại tập trung của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam" giai đoạn 1961-1965 đó là “Ấp chiến lược”. “Ấp chiến lược” là cách gọi của Mĩ và chính quyền Sài Gòn để chỉ những trại tập trung, những khu dồn dân được dựng lên ở khắp miền Nam khi bắt đầu chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Và tiếp tục được thực hiện trong suốt cuộc chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: A