Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 29 có đáp án: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) - Phần 2

Tải xuống 11 2.9 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) - Phần 2 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 11 trang gồm 26 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 29 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) - Phần 2:Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 29 có đáp án: Miền Nam chống chiến lược

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9

Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) - Phần 2

B. MIỀN NAM CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965 – 1968) VÀ CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” (1969 -1 973). HIỆP ĐỊNH PARI (1973)

Câu 1: Khả năng đánh thắng quân Mĩ của quân dân miền Nam tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?  

A. Trận Núi Thành (1965)

B. Cuộc phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

D. Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1968-1969

Lời giải

Sau thất bại ở Vạn Tường, trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mĩ liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt" nhằm tiêu diệt lực lượng giải phóng. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân miền Nam trong 2 cuộc phản công chiến lược này đã tiếp tục cho thấy khả năng quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Mĩ đã làm gì để thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trong chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"?  

A. Thỏa hiệp với các nước lớn

B. Khơi sâu sự khác biệt về lịch sử - văn hóa

C. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng xung kích trong quá trình xâm lược Lào, Campuchia

D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc để ngăn cản sự chi viện cho Lào, Campuchia

Lời giải

Trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”, quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia và tăng cường chiến tranh ở Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Đây là biện pháp của Mĩ thực hiện nhằm chia rẽ khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng nào để đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?  

A. Quân đội miền Bắc

B. Quân dân Lào

C. Quân dân Campuchia

D. Quân dân Lào và Campuchia

Lời giải

Từ ngày 12-2 đến 23-3-1971 quân đội Việt Nam có sự phối hợp với quân dân Lào đạp tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của quân đội Mĩ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Cuộc tiến công nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược ?

A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968

B. Cuộc phản công Lam Sơn 719 năm 1971 

C. Tiến công chiến lược năm 1972

D. Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Lời giải

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược - tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là  

A. Tây Nguyên

B. Đông Nam Bộ

C. Liên khu V

D. Quảng Trị

Lời giải

Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị , lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?  

A. Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

B. Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương

C. Liên minh chống Mĩ được thành lập

D. Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia

Lời giải

Trong hai ngày 24 và 25- 4- 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia họp nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đảo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Xihanúc. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Lý do chính buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là  

A. Sự thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”

B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mĩ

C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông- Tây

D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa

Lời giải

Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là  

A. Dùng người Việt đánh người Việt

B. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường

D. Tận dụng xương máu người Việt Nam, giảm xương máu của người Mĩ

Lời giải

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đông thời triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là 

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Lời giải

Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam, là Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 thay cho mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là

A. Hoa Kì công nhận sự tồn tại của các lực lượng chính trị ở miền Nam

B. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của miền Nam

C. Để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình

D. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân về nước

Lời giải

Với hiệp định Pari, Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và phải rút hết quân về nước. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của hiệp định, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đồng thời, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho ta. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Đâu không phải là điểm khác nhau của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?  

A. Lực lượng quan đội tham chiến

B. Quy mô chiến tranh

C. Tính chất chiến tranh

D. Thủ đoạn chiến tranh

Lời giải

Tính chất chiến tranh giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) và "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) không có sự thay đổi. Bản chất của nó vẫn là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam phản ánh xu thế gì của thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX?  

A. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây

B. Xu thế toàn cầu hóa

C. Xu thế hòa bình

D. Xu thế liên kết khu vực

Lời giải

Việc kí kết hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã phản ánh xu thế hòa hoãn Đông - Tây trên thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Lực lượng quân đội giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là  

A. Quân đội Mĩ

B. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

C. Quân đồng minh của Mĩ

D. Quân đồng minh của Mĩ, quân đội Việt Nam Cộng hòa

Lời giải

Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Biện pháp chính được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là  

A. Mở cuộc hành quân chiếm đất giành dân

B. Mở các cuộc càn quét

C. Dồn dân lập ấp chiến lược

D. Mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định

Lời giải

Biện pháp được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào đấu tranh gì ở miền Nam?

A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công

B. Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt

C.Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

D. Đồng khởi

Lời giải

Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Hướng tiến công chính của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong mùa khô 1965-1966 là

A. Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ và Liên khu V.

D. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Lời giải

Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Việt Nam?  

A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

B. Hội nghị Pari được nối lại

C. Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

D. Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Lời giải

Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết giữa 4 bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong hiệp định Pari năm 1973?  

A. Việt Nam tiếp tục sự chia cắt với biên giới quốc gia là vĩ tuyến 17

B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định

C. Việt Nam sẽ thống nhất thông qua cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của một ủy ban quốc tế

D. Việt Nam sẽ thống nhất sau khi Mĩ và quân Đồng minh rút hết

Lời giải

Trong hiệp định Pari năm 1973 quy định: nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Vì sao trong những năm 1965-1968 Mĩ lại triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam?

A. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”

B. Do tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

C. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi”

D. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

Lời giải

Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Chiến thắng nào đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”?

A. Núi Thành (1965)

B. Vạn Tường (1966)

C. Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

D. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Lời giải

Chiến thắng Vạn Tường (1965) đã chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Đâu không phải là điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?  

A. Quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn

B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định

C. Không có sự phân chia rõ ràng về vùng kiểm soát của các lực lượng

D. Các nước tham dự công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

Lời giải

Những điểm mới, tiến bộ của hiệp định Pari (1973) so với hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)

là quy định về thời gian rút quân, vùng kiểm soát của các lực lượng và vấn đề thống nhất đất nước. Còn vấn đề công nhận các quyền dân tộc cơ bản đã được thừa nhận trong hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. 

=> Đáp án D: là điểm chung của hai hiệp định. 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đều là  

A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ

B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

C. Chiến tranh chính nghĩa để hỗ trợ đồng minh

D. Chiến tranh giới hạn

Lời giải

Xét về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đều là hình thức của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới nhằm củng cố, bảo vệ chính quyền Việt Nam Cộng hòa- tay sai của mình để chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Sự phá sản của các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?  

A. Mĩ phải chuyển hướng chuyển hướng trọng tâm chiến lược toàn cầu

B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu

C. Cho thấy tính không khả thi của chiến lược toàn cầu

D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Lời giải

Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam Hóa chiến tranh"(1969-1973), Mĩ âm mưu biến miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới của chiến lược toàn cầu,. Tuy nhiên sự phá sản của các chiến lược chiến tranh khiến cho chiến lược toàn cầu bị đảo lộn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973?  

A. Xuân Thủy

B. Lê Đức Thọ

C. Nguyễn Thị Bình

D. Nguyễn Duy Trinh

Lời giải

Lê Đức Thọ là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Các cuộc đấu trí giữa Lê Đức Thọ và đại diện phái đoàn Mỹ Henry Kissinger, cả bí mật lẫn công khai tại Paris, đã trở thành một huyền thoại trong lịch sử ngoại giao thế giới. Năm 1973, Lê Đức Thọ cùng Henry Kisinger được đồng trao giải Nobel về hòa bình nhưng ông đã từ chối nhận giải

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Âm mưu "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" được Mĩ thực hiện trong

A. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

B. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

C. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"

D. Chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh"

Lời giải

Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đồng thời triển khai chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973), nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Điểm giống nhau giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là

A. Đều sử dụng quân đội Mĩ, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

B. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

C. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ, quân đồng minh của Mĩ.

D.Đều sử dụng quân Sài Gòn, quân đội Mĩ, phương tiện vũ khí, cố vấn quân sự Mĩ.

Lời giải

Điểm giống nhau giữa chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là:

- Đều mang bản chất của là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam.

- Đều sử dụng quân đội Sài Gòn, phương tiện vũ khí Mĩ, cố vấn quân sự Mĩ.

Đáp án cần chọn là: B

 

 

 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống