Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 28 (mới 2023 + 55 câu trắc nghiệm): Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 37 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam và 55 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam môn Lịch sử lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Lịch sử lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam:

LỊCH SỬ 9 BÀI 28: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

1.1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

   - Pháp rút khỏi miền Bắc (5/1955) nhưng cuộc hiệp thương Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

   - Mĩ thay thế Pháp và đưa chính quyền tay sai lên nắm quyền ở miền Nam .

   - Âm mưu chia cắt VN, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô

1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất

* Kết quả:

   - Qua 5 đợt cải cách ruộng đất ta thu được 81 vạn héc-ta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ cho hơn 2 triệu hộ nông dân.

   - Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố.

* Ý nghĩa: góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất

b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Về nông nghiệp: nông dân hang hái khai khẩn ruộng đất hoang, tăng them trâu bò, sắm sử nông cụ.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, sản lượng nông nghiệp tăng vượt mức chiến tranh thế giới thứ 2, về cơ bản nạn đói được giải quyết.

- Về công nghiệp: nhanh chóng phục hồi các cơ sở công nghiệp quan trọng, xây dựng them nhiều nhà máy.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lí.

- Về thủ công nghiệp: có nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất them, bảo đảm chu cầu tối thiểu đời sống, giải quyết một phần công việc cho người lao động.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công ở miền Bắc tăng gấp 2 lần so với trước Chiến tranh thế giới thứ 2.

- Về thương nghiệp:

      + Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, cung cấp nhiều mặt hàng cho người dân.

      + Giao lưu hàng hóa giữa các địa phương ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương dần tập trung trong tay Nhà nước.

→ Kết quả: Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

   - Về giao thông vận tải: một số tuyến đường sắt được khôi phục, sủa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng them nhiều bến cảng. Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

c. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa

* Cải tạo quan hệ sản xuất:

   - Từ năm 1958 đến năm 1960, miền Bắc tiến hành cảo tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa .

   - Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hình thức Hợp tác xã đã đảm bảo đời sống cho nhân dân, phục vụ cho cả chiến đấu ở miền Nam.

   - Trọng tấm kinh tế miền Bắc là phát triển nên kinh tế quốc doanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

* Bước đầu phát triển kinh tế- văn hóa:

Đạt được nhiều thành tựu: đến cuối 1960 căn bản xóa mù chữ cho người miền xuôi dưới 50 tuổi, hệ thống giáo dục Phổ thông được hoàn thiện căn bản, nhiều trường học và cơ sở y tế được mở ra…

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng (7-1960)

1.3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới đồng khởi (1954-1960)

a. Đấu tranh chống chế độ Mĩ diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954- 1959)

   - Đảng ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị

   - Mở đầu là phong trào hòa bình đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)

   - Từ 1957-1959, Mĩ - Diệm mở rộng chính sách "tố cộng, diệt cộng".

   - Phong trào cách mạng miền Nam kết hợp giữa chính trị và vũ trang giành chính quyền.

   - Diễn biến: ngày 17/1/1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, trung Trung Bộ.

   - Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Lược đồ phong trào “Đồng Khởi”

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi năm 1959)

1.4. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965).

a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)

* Hoàn cảnh:

   - Miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế.

   - Miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có bước phát triển nhảy vọt.

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng

* Nội dung:

- Nhiệm vụ:

      + Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN.

      + Miền Nam tiến hành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

→ Cách mạng 2 miền có mối quan hệ khăng khít với nhau. CMXHCN miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp CM cả nước.

- Mục tiêu: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước tiến tới thống nhất đất nước.

   - Đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

   - Bầu ra BCH Trung ương mới do Hồ Chí Minh là Chủ tịch , Lê Duẩn là Bí thư thứ I

* Ý nghĩa:

   - Đánh dấu 1 bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đẩy mạnh cách mạng hai miền đi lên.

b. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 -1965):

* Mục tiêu:

Xây dựng bước đầu cơ sỏ vật chất cho chủ nghĩa xã hội

* Thành tựu:

+ Công nghiệp:

   - Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí.

   - Công nghiệp nhẹ: khu CN Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), dệt 8/3 ..

+ Nông nghiệp:

   - Ưu tiên phát triển các nông, lâm trường quốc doanh, áp dụng KHKT vào sản xuất, năng suất nông nghiệp tăng cao

+ Thương nghiệp: Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh trên thị trường.

+ Giao thông vận tải: Mạng lưới GT được xây dựng, củng cố và hoàn thiện.

+ Văn hóa GD:

   - VH,GD, y tế phát triển.

* Tác dụng :

Miền bắc có những thay đổi lớn về XH và con người, trơ thành hậu phương lớn cho MN.

1.5. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 -1965).

a. Chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam :

   - Âm mưu “Dùng người Việt, trị người Việt”

- Hành động:

      +Tăng cường quân ngụy.

      + Sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.

      + Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt CM miền Nam.

      + Lập “ấp chiến lược”.

      + Tăng cường bắn phá miền Bắc, phong tỏa biên giới .

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Chiến thuật “trực thăng vận” của Mĩ

b. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự,binh vận).

* Thắng lợi của ta:

+ Quân sự:

   - Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...

   - Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3 số ấp chiến lược Mĩ lập nên.

   - Ngày 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc

Lý thuyết  Lịch Sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (hay, chi tiết)

Phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về nơi ở cũ

+ Chính trị:

   - Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.

   - Ngày 1/11/1963, chính quyền Diệm – Nhu bị lật đổ.

   - Giai đoạn 1964 – 1965, tiến công chiến lược trên các chiến trường Miền Nam.

→ Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Phần 2: 42 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

A.TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1954 – 1960)

Câu 1 Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Lời giải

Lý do trực tiếp khiến Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước. Đó là do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc

Lời giải

Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhanh chóng thay chân, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là  

A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Lời giải

Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4 Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?  

A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến

B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn

C. Khối liên minh công- nông được củng cố

D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Lời giải

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5 Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?  

A. Đấu tố tràn lan, thô bạo

B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế

C. Do sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế

Lời giải

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975) là do những sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không xuất phát từ tình hình thực tế. Ở nhiều nơi đã quy chụp cả những địa chủ kháng chiến và trung nông thành địa chủ phản cách mạng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6 Nguyên nhân sâu xa để Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là  

A. Để củng cố khối liên minh công- nông

B. Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

C. Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”

D. Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Lời giải

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mới chỉ giải quyết được mâu thuẫn dân tộc, còn mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?  

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Lời giải

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8 Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?  

A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Lời giải

Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9 Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là  

A. Đế quốc Mĩ

B. Thực dân Pháp

C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Lời giải

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là  

A. Người cày có ruộng

B. Không một tấc đất bỏ hoang

C. Tăng gia sản xuất

D. Tấc đất, tấc vàng

Lời giải

Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11 Nguyên nhân sâu xa để Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là  

A. Để củng cố khối liên minh công- nông

B. Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

C. Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”

D. Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Lời giải

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mới chỉ giải quyết được mâu thuẫn dân tộc, còn mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12 Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Lời giải

Nhân tố khách quan tác động đến sự Việt Nam chia cắt sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ? 

A. Chiến lược toàn cầu

B. Thực dân kiểu mới

C. Trả đũa ồ ạt

D. Phản ứng linh hoạt

Lời giải

Trong những năm 1954-1975, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Việt Nam là một trong những trong điểm của chiến lược đó để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14 “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ, Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...” Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975

A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền

B. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước

C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

D. Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh

Lời giải

Hai câu thơ trên nhắc đến việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau với ranh giới là vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải do âm mưu của đế quốc Mĩ

Đáp án cần chọn là: A

 B.MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI ĐỒNG KHỞI

Câu 1 Từ năm 1958-1959, mục tiêu đấu tranh của nhân dân miền Nam có sự thay đổi như thế nào?  

A. Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Đấu tranh chính trị, hòa bình chống chính sách khủng bố, tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang chống khủng bố, tố cộng, diệt cộng, đòi quyền tự do dân chủ, giữ gìn phát triển lực lượng

D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

Lời giải

Từ năm 1958-1959, do sự thay đổi của tình hình, phong trào đấu tranh đã chuyển sang đấu tranh chống khủng, đàn áp, chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng của Mĩ- Diệm, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Từ hình thức đấu tranh chính trị hòa bình sang dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) là  

A. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân

B. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng

C. Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng vũ trang nhân dân

D. Đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường chính trị hòa bình

Lời giải

Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ- Diệm, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1959) xác địn con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện nào của tỉnh Bến Tre?  

A. Mỏ Cày

B. Châu Thành

C. Giồng Trôm

D. Ba Tri

Lời giải

Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp là 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày của tỉnh Bến Tre - nơi diễn ra cuộc Đồng khởi tiêu biểu ở miền Nam trong những năm 1959-1960

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4 Lực lượng chính trị nào được ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi ?

A. Đảng Lao động Việt Nam

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Trung ương cục miền Nam

Lời giải

Từ trong phong trào Đồng Khởi, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản để trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5 Đâu không phải là mục tiêu của phong trào đấu tranh chính trị- hòa bình ở miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

A. Đòi Mĩ- Diệm thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ

B. Bảo vệ hòa bình

C. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng

D. Chống khủng bố, chiến dịch tố cộng, diệt cộng

Lời giải

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Trung ương Đảng chủ trương đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm để đòi chúng thi hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. 

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6 Cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 là  

A. Phong trào hòa bình (1954)

B. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968)

D. Tiến công chiến lược (1972)

Lời giải

Phong trào Đồng Khởi là cuộc nổi dâỵ đồng loạt đầu tiên của nhân dân miền Nam bằng bạo lực trong giai đoạn 1954- 1975 sau khi có chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Vì sao Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng?  

A. Các lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển

B. Hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ- Diệm

C. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh

D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ

Lời giải

Hội nghị 15 Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng do hành động khủng bố dã man của chính quyền Mĩ - Diệm nên nhân dân miền Nam không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình được nữa. Nghị quyết 15 như “nắng hạ gặp mưa rào” làm bùng lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở miền Nam, hình thành phong trào “Đồng Khởi”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8 Vì sao phong trào Đồng Khởi lại đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?  

A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

D. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở miền Nam Việt Nam

Lời giải

Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì nó dẫn đến sự chuyển biến về chất trong phong trào cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9 Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là

A. Phong trào "Đồng khởi"

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)

C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968

D. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn vào ngày 16-6-1963

Lời giải

Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì nó dẫn đến sự chuyển biến về chất trong phong trào cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10 Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm không xuất phát từ nguyên nhân nào?

A. Do âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ- Diệm

B. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới

C. Đấu tranh vũ trang là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ

D. Lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, không còn cơ sở đấu tranh

Lời giải

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Trung ương Đảng chủ trương chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm vì do Mĩ- Diệm có hành động trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ nhưng nếu ta sử dụng vũ lực là vi phạm quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ (cần phải chờ đến 7-1956 khi tổng tuyển cử không được thực hiện thì ta mới có cơ sở dùng bạo lực). Hơn nữa thời kì này toàn bộ lực lượng vũ trang của Việt Nam đã tập kết ra Bắc, chỉ còn lại lực lượng chính trị quần chúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11 Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là  

A. Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm

C. Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)

D. Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm

Lời giải

Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 “Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay” Hai câu thơ trên là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách gì

A. Tố cộng, diệt cộng                    

B. Tổ chức các cuộc hành quân tìm diệt

C. Dồn dân, lập ấp chiến lược

D. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương

Lời giải

Máu đọng chưa khô lại đầy/Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay“. Hai câu thơ này là hình ảnh của miền Nam Việt Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thực hiện chính sách tố cộng, diệt công của Mĩ – Diệm thực hiện từ sau năm 1954 đến năm 1960.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Phong trào "Đồng khởi" nổ ra tiêu biểu ở tỉnh nào?

A. Long An

B. Bến Tre

C. Tiền Giang

D. Tây Ninh

Lời giải

Phong trào nổi dậy của quần chúng, từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959). Sau đó lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng Khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre.

Đáp án cần chọn là: B

C. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)

Câu 1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định vai trò, vị trí của miền Bắc như thế nào?  

A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Lời giải

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2 Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)?  

A. Quyết định nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

B. Quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

D. Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Lời giải

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3 Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là  

A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

C. Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Lời giải

Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là gì?  

A. Xây dựng các hợp tác xã

B. Chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi

C. Ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất

D. Đầu tư nghiên cứu các giống lúa có năng suất cao

Lời giải

Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức là các hợp tác xã để huy động tối đa sức mạnh tập thể để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5 Lĩnh vực nào của thương nghiệp  trong giai đoạn 1961- 1965 chiếm lĩnh được thị trường ở miền Bắc?  

A. Thương nghiệp quốc doanh

B. Thương nghiệp tư doanh

C. Mậu dịch hàng hải

D. Đầu tư nước ngoài

Lời giải

Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6 Cơ sở nào tạo nên mối quan hệ gắn bó, tác động lẫn nhau của cách mạng hai miền Nam- Bắc?

A. Đều do một Đảng lãnh đạo

B. Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

C. Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

D. Đều có chung mục tiêu chiến lược

Lời giải

Cách mạng hai miền Nam- Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước (Chung mục tiêu chiến lược)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7 Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) ở miền Bắc là gì? 

A. Làm cho bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều

B. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH

C. Nền kinh tế của miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam

D. Miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương

Lời giải

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8 Vì sao kế hoạch 5 năm (1961-1965) đang thực hiện lại bị gián đoạn?  

A. Do có hạn chế nên bị đình chỉ thực hiện

B. Do Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc

C. Do kế hoạch không đạt hiệu quả trong thực tế

D. Do vấp phải sự phản đối của nhân dân

Lời giải

Kế hoạch 5 năm (1961-1965) đang được thực hiện có kết quả thì ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.Kế hoạch 5 năm (1961-1965) bị gián đoạn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9 Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong những năm 1961-1965 miền Bắc còn thực hiện thêm nhiệm vụ gì?  

A. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

B. Thực hiện nghĩa vụ hậu phương với miền Nam

C. Cải thiện đời sống cho nhân dân

D. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế với Lào, Campuchia

Lời giải

Trong những năm 1961-1965, miền Bắc còn làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ. Những hoạt động này thể hiên điểm chung về nhiệm vụ chiến lược của hai miền Nam - Bắc. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10 Trong giai đoạn 1961- 1965, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ

A. Giúp đỡ nhân dân Lào, Cam-pu-chia

B. Giúp đỡ nhân dân Lào, Cam-pu-chia

C. Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội

D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại

Lời giải

Trong những năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11 Năm 1960 Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Sự thay đổi của tình hình thế giới

B. Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ

C. Bước phát triển mới của cách mạng hai miền

D. Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Lời giải

Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12 Điểm khác biệt về tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1961-1965 so với các giai đoạn trước là  

A. Công nghiệp hóa quy mô lớn

B. Phát triển nhỏ lẻ, manh mún

C. Nhà nước nắm quyền chỉ huy nền kinh tế

D. Thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh

Lời giải

Trong điều kiện hòa bình, từ năm 1961-1965, miền Bắc đã tiến hành công nghiệp hóa trên quy mô lớn. Trong khi đó, giai đoạn trước chủ yếu là nền kinh tế nhỏ, manh mún, lạc hậu. Đây chính là điểm khác biệt về tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1961-1965 so với các giai đoạn trước

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13 Đâu là tên gọi của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1965?  

A. Gió Đại Phong

B. Sóng Duyên Hải

C. Cờ Ba Nhất

D. Trống Bắc Lý

Lời giải

“Sóng Duyên Hải” là tên của một phong trào công nghiệp ở miền Bắc trong giai đoạn 1961-1965. Đầu năm 1960, hưởng ứng "Thi đua ái quốc", phong trào thao diễn kỹ thuật phát huy sáng kiến của công ty được phát động mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng sâu rộng của toàn thể cán bộ công nhân. Trong 2 tháng, 237 chỉ tiêu định mức lao động, kỹ thuật bị phá. Năng xuất lai động vượt từ 50 đến 610%, trình độ năng lực của cán bộ quản lý, kỹ thuật được tăng cường, trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao. Duyên Hải ngày ấy sôi động một cao trào thi đua chưa từng có, thực sự tạo nên một khí thế cách mạng, đưa Duyên Hải trở thành lá cờ đầu của Ngành công nghiệp miền Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14 Đại hội Đảng lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội là?

A. Đại hội Đảng lần thứ III (1960).

B. Đại hội Đảng lần thứ V (1981).

C. Đại hội Đảng lần thứ II (1951).

D. Đại hội Đảng lần thứ IV (1976).

Lời giải

Tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Thủ đô Hà Nội. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội.

Đáp án cần chọn là: A

D. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC ‘CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ (1961 – 1965)

Câu 1 Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là  

A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

B. Quân viễn chinh Mĩ

C. Quân đồng minh Mĩ

D. Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ

Lời giải

Do âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt” nên lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là quân đội Việt Nam Cộng hòa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2 Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là  

A. Chính trị, quân sự, binh vận

B. Chính trị, kinh tế, quân sự

C. Chính trị, quân sự, ngoại giao

D. Quân sự, kinh tế, ngoại giao

Lời giải

Ba mũi giáp công của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) là chính trị, quân sự, binh vận

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3 Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt là  

A. Đảng Lao động Việt Nam

B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

C. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam

D. Đảng cộng sản Đông Dương

Lời giải

Lực lượng trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời từ trong phong trào Đồng Khởi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4 Trước tình hình phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển Mĩ đã có hành động gì để ổn định tình hình? 

A. Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm- Nhu

B. Tăng cường lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh

C. Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược

D. Cuộc trưng cầu dân ý để loại bỏ chính quyền Ngô Đình Diệm

Lời giải

Trong bối cảnh phong trào cách mạng miền Nam dâng cao, ngày 1-11-1963, Mĩ đã giật dây các tướng lĩnh lật đổ chính quyền của anh em Diệm- Nhu với hi vọng ổn định tình hình

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5 Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào gì? 

A. Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt

B. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào

C. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công

D. Đồng khởi

Lời giải

Sau chiến thắng Ấp Bắc (1963), trên toàn miền Nam đã dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6 Vì sao Mĩ lại chuyển sang thực hiện Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?  

A. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại

B. Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam

C. Chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm khủng bố cách mạng miền Nam

D. Hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm được củng cố

Lời giải

Phong trào "Đồng khởi" đã phá vỡ hệ thống chính quyền địch ở miền Nam, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở Việt Nam. Để cứu vãn tình hình, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7 Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là  

A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

B. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.

C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.

D. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Lời giải

Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là “dùng người Việt đánh người Việt

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8 Trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965), Mĩ không thực hiện biện pháp nào sau đây? 

A. Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

B. Dồn dân lập ấp chiến lược

C. Tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, sử dụng các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận

D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai

Lời giải

Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) bao gồm

+ Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964), sử dụng phổ biến các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận

+ Mở các cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

+ Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược" để đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, bình định miền Nam

+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9 Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là  

A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa

B. Cố vấn Mĩ

C. Phương tiện chiến tranh của Mĩ

D. Ấp chiến lược

Lời giải

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10 Đâu không phải nguyên nhân khiến một phong trào chống Mĩ lại dấy lên khắp miền Nam sau chiến thắng Ấp Bắc (1963)?  

A. Chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng “chiến tranh đặc biệt”

B. Lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ bị đánh sụp

C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam có bước trưởng thành vượt bậc

D. Bước đầu làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Lời giải

Ngày 2-1-1963, quân Giải phóng đã đẩy lui được cuộc càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn vào Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11 Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là  

A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ

B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

C. Nội chiến giữa hai miền Nam

D. Chiến tranh giới hạn

Lời giải

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta

Đáp án cần chọn là: B

 Câu 12 Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?  

A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963)

B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963)

C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963)

D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963)

Lời giải

Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13 Lực lượng nào được coi là công cụ của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961-1965?

A. Quân các nước đồng minh của Mĩ

B. Cố vấn quân sự Mĩ

C. Chính quyền và quân đội Sài Gòn

D. Quân viễn chinh Mĩ

Lời giải

Để biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, giai đoạn 1961-1965 Mĩ đã thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu chính là “dùng người Việt đánh người Việt”. Vì vậy, lực lượng được coi là công, đóng vai trò nòng cốt trong giai đoạn này là chính quyền và quân đội Sài Gòn (Việt Nam Cộng hòa).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14 "Một kiểu trại tập trung của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam" giai đoạn 1961-1965

A. Ấp chiến lược

B. Nhà tù Phú Quốc

C. Chuồng cọp

D. Nhà tù Côn Đảo

Lời giải

"Một kiểu trại tập trung của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam" giai đoạn 1961-1965 đó là “Ấp chiến lược”. “Ấp chiến lược” là cách gọi của Mĩ và chính quyền Sài Gòn để chỉ những trại tập trung, những khu dồn dân được dựng lên ở khắp miền Nam khi bắt đầu chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Và tiếp tục được thực hiện trong suốt cuộc chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 37 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống