44 câu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 có đáp án 2023: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Tải xuống 6 5.6 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 44 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình SGK Lịch sử 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 có đáp án này sẽ giúp các bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 có đáp án: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965) - Phần 1:Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 28 có đáp án: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9

Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

A. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1954 – 1960)

Câu 1: Khẩu hiệu được thực hiện qua các đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc (cuối 1953 -1956) là

A. "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

B. “Người cày có ruộng”.

C. "Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày"

D. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghè, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công"

Lời giải

Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Lý do chính khiến cho Việt Nam bị chia cắt mặc dù Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định về vấn đề thống nhất đất nước là

A. Tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của thực dân Pháp.

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Lời giải

 Lý do trực tiếp khiến Việt Nam bị chia cắt mặc dù hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã quy định về vấn đề thống nhất đất nước. Đó là do thực dân Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân theo quy định của hiệp định.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Mĩ thay chân Pháp ở miền Nam sau năm 1954 không nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Chia cắt lâu dài Việt Nam

B. Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương

C. Làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản

D. Thúc đẩy sự giàu mạnh của miền Nam để đối trọng với miền Bắc

Lời giải

Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ nhanh chóng thay chân, lập nên chính quyền Ngô Đình Diệm âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam; biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á; làm bàn đạp tấn công ra miền Bắc để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nhiệm vụ cơ bản, đầy đủ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 là  

A. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

D. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa

Lời giải

Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) không mang ý nghĩa nào sau đây?  

A. Xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến

B. Đưa nông dân trở thành người làm chủ nông thôn

C. Khối liên minh công- nông được củng cố

D. Củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Lời giải

Việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam: giai cấp địa chủ phong kiến cơ bản bị xóa bỏ, nông dân trở thành người làm chủ nông thôn. Qua đó khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc. Cải cách ruộng đất không mang ý nghĩa củng cố niềm tin cho nhân dân miền Nam kháng chiến chống Mĩ.

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nguyên nhân chính nào dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1953-1957)?  

A. Đấu tố tràn lan, thô bạo

B. Sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không bám sát thực tế

C. Do sự chống phá của các thế lực thù địch

D. Do trình độ của những người tham gia đấu tố còn hạn chế

Lời giải

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trong quá trình cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1975) là do những sai lầm trong việc đánh giá, quy kết địa chủ không xuất phát từ tình hình thực tế. Ở nhiều nơi đã quy chụp cả những địa chủ kháng chiến và trung nông thành địa chủ phản cách mạng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sự kiện nào đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương?  

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ

B. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương

Lời giải

Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ngày 10 – 10 – 1954 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Việt Nam?  

A. Pháp rút khỏi Hà Nội, bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô

B. Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

C. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

D. Pháp rút quân khỏi miền Nam

Lời giải

Ngày 10-10-1954, Pháp rút khỏi Hà Nội, quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là  

A. Đế quốc Mĩ

B. Thực dân Pháp

C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Lời giải

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là  

A. Người cày có ruộng

B. Không một tấc đất bỏ hoang

C. Tăng gia sản xuất

D. Tấc đất, tấc vàng

Lời giải

 Khẩu hiệu đưa ra trong cuộc cải cách ruộng đất ở Việt Nam sau năm 1954 là “người cày có ruộng”

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Nguyên nhân sâu xa để Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là  

A. Để củng cố khối liên minh công- nông

B. Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

C. Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”

D. Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Lời giải

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mới chỉ giải quyết được mâu thuẫn dân tộc, còn mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần phải hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nhân tố khách quan nào tác động khiến Việt Nam bị chia cắt sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe

B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm

C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân

D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất

Lời giải

Nhân tố khách quan tác động đến sự Việt Nam chia cắt sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do tác động của cục diện hai cực, hai phe. Trên thế giới cũng có nhiều quốc gia bị chia cắt giống Việt Nam như Đức, bán đảo Triều Tiên. Cục diện hai cực, hai phe ở đây chính là sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Ở miền Nam có sự can thiệp của Mĩ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và sự giúp đỡ của Liên Xô với cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của cục diện này ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Trong những năm 1954- 1975, Việt Nam là một trong những trọng điểm trong chiến lược nào của đế quốc Mĩ? 

A. Chiến lược toàn cầu

B. Thực dân kiểu mới

C. Trả đũa ồ ạt

D. Phản ứng linh hoạt

Lời giải

Trong những năm 1954-1975, Mĩ tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Việt Nam là một trong những trong điểm của chiến lược đó để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam và đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ, Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa...” Hai câu thơ trên nhắc đến hiện tượng gì trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975

A. Đất nước bị chia cắt thành hai miền

B. Kháng chiến chống Mĩ trên cả nước

C. Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước

D. Cuộc tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực sau chiến tranh

Lời giải

Hai câu thơ trên nhắc đến việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau với ranh giới là vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải do âm mưu của đế quốc Mĩ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ sau 1954 là gì?

A. Miền Bắc hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Miền Nam tiếp tục Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất nước nhà.

C. a và b đúng

D. a và b sai

Đáp án C

Câu 16: Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?

A. 10/10/1954

B. 16/5/1954

C. 10/10/1955

D. 16/5/1955

Đáp án D

Câu 17: Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào?

A. 1/10/1954

B. 10/10/1954

C. 10/5/1955

D. 10/5/1956

Đáp án B

Câu 18: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

A. Có vai trò quan trọng nhất.

B. Có vai trò cơ bản nhất.

C. Có vai trò quyết định trực tiếp.

D. Có vai trò quyết định nhất.

Đáp án C

Câu 19: Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quân đội hai bên phải ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực trong thời gian:

A. 100 ngày.

B. 200 ngày,

C. 300 ngày.

D. 400 ngày.

Đáp án C

Câu 20: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào?

A. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, Đế quốc Mĩ nhảy vào miền Nam.

B. Đất nước chia cắt 2 miền dưới hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.

C. a và b sai.

D. a và b đúng.

Đáp án D

Câu 21: Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc là gì?

A. Thực hiện được “Người cày có ruộng”.

B. Bộ mặt nông thôn Miền Bắc đã thay đổi.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng, khối liên minh công-nông được củng cố.

D. Tịch thu được toàn bộ ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.

Đáp án C

Câu 22: Miền Bắc đã hoàn toàn cải cách ruộng đất vào năm nào?

A. 1954

B. 1955

C. 1956

D. 1957

Đáp án C

Câu 23: Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?

A. “Tấc đất, tấc vàng”.

B. ”Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”

C. “Người cày có ruộng”.

D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

Đáp án C

Câu 24: Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?

A. 1954- 1956

B. 1956- 1958

C. 1958- 1960

D. 1954- 1957

Đáp án C

Câu 25: Trong công cuộc cải tạo XHCN, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?

A. Thương nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Thủ công nghiệp

D. Công nghiệp

Đáp án B

Câu 26: “Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kỳ nào?

A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

B. Phong trào cách mạng 1936 - 1939

C. Cải cách ruộng đất 1954.

D. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 - 1960.

Đáp án D

Câu 27: Ý nghĩa của những thành tựu đạt được trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954-1957)?

A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.

B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân.

C. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.

D. Cả ba ý trên.

Đáp án D

Câu 28: Mĩ - Diệm ra “đạo luật 10- 59” vào thời gian nào?

A. Tháng 4/1959.

B. Tháng 5/1959.

C. Tháng 10/1959.

D. Tháng 11/1959

Đáp án B

Câu 29: Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng nhân dân Trà Bồng-Quảng Ngãi đã nổi dậy vào thời gian nào?

A. 5/1959

B. 6/1959

C. 7/1959

D. 8/1959

Đáp án D

Câu 30: Phong trào “Đồng khởi”, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, bắt đầu vào ngày nào?

A. 17/1/1959

B. 17/2/1959

C. 17/3/1959

D. 17/4/1959

Đáp án A

Câu 31: ‘‘Đồng khởi” có nghĩa là:

A. Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa.

B. Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa.

C. Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa.

D. Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.

Đáp án C

Câu 32: Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. “Bình định” miền Nam trong vòng 8 tháng.

B. “Bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng.

C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm.

D. “Bình định” trên toàn miền Nam.

Đáp án D

Câu 33: Thắng lợi quân sự của ta mở đầu trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là thắng lợi nào?

A. Chiến thắng An Lão.

B. Chiến thắng Ba Gia.

C. Chiến thắng Ấp Bắc.

D. Chiến thắng Bình Giã.

Đáp án C

Câu 34: Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954?

A. Đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm.

B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

Đáp án B

Câu 35: Nội dung nào không phản ánh chính xác tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954?

A. Tổng tuyển cử thống nhất không được thi hành.

B. Pháp rút khỏi miền Bắc nhưng phá hoại các cơ sở kinh tế của Việt Nam.

C. Mĩ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam.

D. Pháp rút quân khỏi Việt Nam, nhân dân Viêt Nam tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Đáp án D

Câu 36: Trong “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.

B. Tiến hành các cuộc tấn công càn quét.

C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”

D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

Đáp án C

Câu 37: Lực lượng tiến hành Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là lực lượng nào?

A. Quân đội tay sai

B. Quân Mĩ

C. Quân Mĩ, quân đội tay sai

D. Quân Mĩ, quân đồng minh

Đáp án A

Câu 38: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi là gì?

A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.

B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh.

D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Đáp án D

Câu 39: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày nào?

A. 20/9/1960.

B. 20/10/1960.

C. 20/11/1960.

D. 20/12/1960.

Đáp án D

Câu 40: Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?

A. Đại hội lần thứ I

B. Đại hội lần thứ II.

C. Đại hội lần thứ III.

D. Đại hội lần thứ IV.

Đáp án C

Câu 41: Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.

C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.

D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.

Đáp án A

Câu 42: Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng.

B. “Bình định” miền Nam trong 18 tháng

C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm.

D. “Bình định” trên toàn miền Nam.

Đáp án B

Câu 43: Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?

A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.

B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

C. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu.

D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.

Đáp án D

Câu 44: Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu miền Bắc đạt được trong kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) là gì?

A. Bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.

B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.

C. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng CNXH.

D. Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.

Đáp án D

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống