Sơ đồ tư duy bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (năm 2023) dễ nhớ - Ngữ văn lớp 9

Tải xuống 8 3.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu sơ đồ tư duy bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay nhất, gồm 8 trang đầy đủ những nét chính về văn bản như:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sơ đồ tư duy bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới dễ nhớ, ngắn nhất - Ngữ văn lớp 9:

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

A. Sơ đồ tư duy Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

1

B. Tìm hiểu bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

I. Tác giả

- Tác giả Vũ Khoan sinh năm 1937, quê huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.

- Ông là nhà hoạt động chính trị, từng làm Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ thương mại là Phó Thủ tướng Chính phủ.

II. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: nghị luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001. Bài viết ra đời trong những năm đầu của thế kỉ XXI, đó là thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập thế giới.

- Bài viết in trong tập “Một góc nhìn của tri thức” năm 2002

- Nhan đề tác phẩm do người biên soạn sách chỉnh sửa.

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “thiên niên kỉ mới”: Vai trò của con người trong hành trang bước vào thế kỉ mới.

- Phần 2: Tiếp theo đến “kinh doanh và hội nhập”: Những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước trong bối cảnh mới.

- Phần 3: Còn lại: Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.

4. Giá trị nội dung

Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là lời nhắc nhở cho thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy được những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản thân, rèn luyện cho mình những đức tính, thói quen tốt để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

5. Giá trị nghệ thuật

- Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu

- Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, có tính định hướng.

III. Dàn ý bài phân tích

1. Vai trò của con người trong hành trang bước vào thế kỉ mới.

- Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển lịch sử.

- Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

2. Những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước trong bối cảnh mới.

- Khoa học, công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

- Nhiệm vụ và mục tiêu của đất nước ta:

+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.

3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:

- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.

- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhưng thường đố kị trong làm ăn.

- Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt…

⇒ Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam rất cụ thể, chính xác và sâu sắc. Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc.

IV. Bài phân tích

   Mỗi người Việt Nam - nhất là thế hệ trẻ chúng ta - đã được sống những giây phút thiêng liêng của cái Tết năm 2001. Đó là thời điểm chuyển tiếp từ thế kỉ XX vào thế kỉ XXI. Bước vào thế kỉ mới, đất trời như đổi khác hơn, con người cũng bồi hồi, xao động mong muốn được đổi khác, lớn lên, tiến bộ hơn để sống hạnh phúc hơn. Vậy chúng ta phải suy nghĩ thế nào, phải làm việc, học tập, ứng xử ra sao? Biết bao băn khoăn, day dứt, bao câu hỏi đặt ra, đòi ta phải trả lời. Một trong những ý kiến giúp chúng ta giải bài toán đặc biệt, trước hết là bài toán về nhận thức tư tưởng, bài toán về cách sống ấy, nằm trong một văn bản nghị luận ngắn gọn mà sâu sắc: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan.

   Theo phó thủ tướng Vũ Khoan, để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người. Một quốc gia đang trên đà phát triển với những thách thức mới, những nhiệm vụ mới thì cần phải có những người tài, hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, của dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh con người là nền tảng của sự phát triển, đặc biệt là với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định con người cần phải có trí thức phong phú, nguồn chất xám dồi dào, sâu rộng để đưa đất nước phát triển. Một thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học công nghệ, quốc gia nào cũng đang cố khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế thì Việt Nam phải càng phấn đấu hơn nữa để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu. Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra ngay lúc này là phải đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Để thực hiện được, mỗi người Việt Nam phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, phải biết người biết ta, thế mạnh điểm yếu của mình để phát huy cái hay, cái tốt, hạn chế và xoá bỏ cái xấu, cái yếu trong bản thân để hoàn thiện. Con người có tài năng, có thành tựu thì đất nước mới giàu mạnh, mới phát triển được. Cũng theo tác giả, con người Việt Nam vốn có tính thần đoàn kết, lòng yêu thương lẫn nhau, có khả năng thích ứng nhanh với những cái mới, cái lạ lại cần cù sáng tạo và tỉ mỉ. Đó là những lợi thế vô cùng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cùng còn tồn tại nhiều điểm yếu như hổng kiến thức, còn nặng về lý thuyết mà thiếu kỹ năng lại thiếu tỉ mỉ, chưa tôn trọng tính kỷ luật lại có tính đố kị trước sự thành công của người khác, điều này làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của bản thân, của dân tộc, những tác hại dẫn chứng được Vũ Khoan đưa ra vô cùng thuyết phục, như một sự cảnh tỉnh ý thức của mỗi người lúc này.

   Tác giả đã lập luận một cách khách quan, chí lý chí tình, nghiêm túc với vấn đề để ai ai cũng hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, đây là điều vô cùng đáng quý. Đọc bài văn, em thấy mình học hỏi được nhiều điều để phát triển hơn nữa trong cuộc sống. Thứ nhất, đất nước muốn giàu mạnh phải có người tài, người giỏi. Muốn vậy, mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, học hỏi mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ học trên nhà trường mà phải học trong đời sống, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ. Phải ý thức mình là công dân của nước Việt Nam - một quốc gia đang phát triển phải nỗ lực từng ngày hơn nữa. Thứ hai, mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi. Vận dụng phù hợp với thực tiễn đất nước để không bị lạc hậu trước những đổi mới nhanh chóng trong thời đại hiện nay. Thứ ba, trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm cần được khắc phục. Đó là bệnh lười nhác, thói quen thiếu kỉ luật, bệnh thành tích, dùng phao trong thi tuyển, gian lận trong kiểm tra, lạm dụng mạng xã hội,... Tất thảy đều ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển của bản thân, lãng phí thời gian, tiền bạc và nhân cách suy đồi dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong tương lại. Thứ tư, một bộ phận học sinh vẫn vô cùng thụ động trong lối sống, sống không mục tiêu, không lý tưởng, thiếu quyết tâm, hành động. Cần phải chuẩn bị cho mình hành trang về trí thức - kỹ năng và những thói quen tốt để dấn thân vào cuộc sống. Từng bước khẳng định mình, khẳng định đất nước mình với bè bạn, năm châu.

   Chắc rằng, vị cán bộ cao cấp, nhà ngoại giao, người hoạt động giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của đất nước ta - ông Vũ Khoan - còn muốn nêu lên nhiều nữa cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam. Nhưng bốn cặp đối lập như trên, cũng đủ giúp chúng ta hiểu ra biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích nhất là tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen ấy một cách cụ thể, sâu sắc. Mỗi ưu điểm cũng như thiếu sót đều có nguyên nhân, đều có tác dụng, hoặc hạn chế khi đất nước và dân tộc bước vào thế kỉ mới, hội nhập với nền kinh tế trí thức. Chúng có quan hệ biện chứng, thúc đẩy, hoặc hạn chế công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.

   Qua lịch sử, qua nhiều tác phẩm văn chương và thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy những phát hiện, những lời khẳng định và phê phán của ông Vũ Khoan là hoàn toàn chính xác. Khi viết, ông đã dẫn chứng nhiều ví dụ sinh động, vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “bóc ngắn cắn dài”,... những cụm từ ấy điểm xuyết trong bài văn không chỉ giúp cho lí lẽ được mềm mại, mà còn đánh thức người đọc những tri thức cơ bản về lịch sử, về văn chương, đầy tính thuyết phục. Với học sinh chúng ta, sự phát hiện của ông Vũ Khoan về những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản do chạy theo những môn học “thời thượng”, bệnh “học chay, học vẹt” là những lời phê phán, nhắc nhở thiết thực. Còn các phát hiện khác qua những cặp đối lập “cái mạnh”, “cái yếu” của nhân cách Việt Nam biểu hiện trong lối sống, trong khoa học và các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao,... cũng là những lời nhắn gửi cần thiết đối với học sinh. Bởi vì, đó là những hành trang để chúng ta chuẩn bị vào đời, chuẩn bị bước vào thế kỉ mới.

   Phần cuối bài viết, ông Vũ Khoan nhấn mạnh thêm lí do và ý nghĩa việc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi con người. Nghĩa là phải biết “lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Tác giả dùng cụm từ muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như có ý nhắc chúng ta nhớ lại lời Hồ Chí Minh trong bức thư gửi học sinh nhân năm học mở đầu khi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Người cho rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời Hồ Chí Minh nói cách đây nửa thế kỉ, nay lại đồng vọng trong tâm hồn chúng ta, được ông Vũ Khoan nhấn mạnh để hướng chúng ta vào nhiệm vụ cụ thể: hãy học tập tốt, hãy phát huy những ưu điểm, vứt bỏ những khuyết điểm trong tính cách, thói quen, nếp sống, công việc để vươn tới phía trước. Mỗi người chuẩn bị thật tốt những hành trang trí tuệ, tâm hồn, năng lực như thể chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” trong thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

   Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy rõ những cái cần khắc phục, để xây dựng tập quán, thói quen tốt cho mỗi người dân Việt Nam. Qua đó chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, trí tuệ để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa trong kỷ nguyên mới. Tác giả đã dũng cảm chỉ ra những cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới, khi đứng trước vận hội mới, thách thức mới. Giọng văn sắc sảo, nhiệt thành, tâm huyết. Tác giả đứng trên tầm cao của thời đại mới, với ý chí tự cường để trao đổi với thế hệ trẻ những cái mạnh, những cái yếu của dân ta, động viên thanh thiếu niên Việt Nam vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử.

V. Một số lời bình về tác phẩm

Bài thơ liên quan:

 

CHÀO THẾ KỈ 21!

Tháng Chạp nửa đêm, thêm một giây

Tờ lịch mới đỏ những con số 1

Ngày 1, tháng 1 năm 2001

Thời gian sang… vẫn có gì đột ngột

Vẫn có gì bồng bột trong tim.

Mừng hay lo? Ta chỉ lặng im

Lim dim mắt. Để bình tâm suy nghĩ

Ờ hôm nay, ga đầu tiên thế kỉ

Mở đường lên thiên niên kỉ thứ ba

Chuyến tàu tốc hành sắp lăn bánh đi xa…

Với chiếc vé tám mươi năm, hơi cũ

Ta lên tàu, cùng mọi người thích thú

Đời thật vui. Nhiều gương mặt quen thân

Mấy toa đầu toàn lão tướng, danh nhân

Ngực lấp lánh huân chương vàng rực

Những toa sau, nhiều công nông trí thức

Anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua

Chuyện râm ran thời kháng chiến, Pháp bại, Mĩ thua

Gian khổ hi sinh mà cười đùa như mới qua mùa gặt

Lắm lúc nhắc bạn xưa, các bác già lau nước mắt

Ôi! Cái thuở đạn bom, máu chảy, lửa nung

Mà ung dung “ra ngõ gặp anh hùng”

Mà thương đau như con cùng một mẹ

Vui nhộn nhất là các toa tuổi trẻ

Rất “vô tư” hát nhảy rần rần

Vẫn nghiêm trang bàn “lập nghiệp lập thân”,

Chuyện làm việc, học hành, kinh doanh, sản xuất

Ôi! Bao nỗi lo toan, giữa đời chụp giật

Biết đâu là thật giả, ngay gian!

Phải xung phong xóa lạc hậu, nghèo nàn

Thế kỉ mới gọi lương tâm, trí tuệ

Tố Hữu

Sơ đồ tư duy Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay nhất ( 4 mẫu) (ảnh 3)

Dàn ý chi tiết Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Khoan: Một nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc, một vị thủ tướng có đóng góp quan trọng vào con đường phát triển của đất nước.

- “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” ra đời đúng thời điểm như một kim chỉ nam để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của mình nhằm sẵn sàng vươn tới một kỉ nguyên mới.

2. Thân bài:

  • Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

- Khẳng định trong thời khắc chuyển giao giữa hai thế kỷ, cần chuẩn bị tốt hành trang để bước sang một thế kỉ mới thành công.

- Nhấn mạnh sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất vì:

+ Con người lúc nào cũng là động lực phát triển của lịch sử.

+ Con người giữ vai trò nổi trội trong nền kinh tế tri thức mà nền kinh tế này sẽ phát triển nổi trội vào thế kỉ mới.

⇒ Cách đặt vấn đề trực tiếp, ngắn gọn, thuyết phục.

  • Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

- Tình hình thế giới:

+ Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại.

+ Sự giao thoa sâu rộng giữa các nền kinh tế.

- Nhiệm vụ của đất nước:

+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

+ Tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

⇒ Cách trình bày luận điểm logic chặt chẽ.

  • Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

- Điểm mạnh của con người Việt Nam:

+ Thông minh, nhạy bén với cái mới.

+ Cần cù, sáng tạo.

+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong kháng chiến chống ngoại xâm.

+ Bản tính thích ứng nhanh.

- Điểm yếu của con người Việt Nam:

+ Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

+ Thiếu đức tính tỉ mỉ, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương.

+ Thường ích kỉ, đố kị nhau trong đời sống thường ngày.

+ Thái độ kì thị với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức.

⇒ Lập luận song hành: đi liền với điểm mạnh là điểm yếu => cái nhìn trực diện, thông suốt, thấu đáo, không né tránh => Người Việt Nam nhận rõ về những điểm mạnh, điểm yếu của mình.

- Từ điểm mạnh, điểm yếu, đề ra nhiệm vụ khi bước vào thế kỉ mới:

+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh: Phát huy điểm mạnh.

+ Vứt bỏ điểm yếu.

+ Làm cho lớp trẻ nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, làm quen với những thói quen tốt đẹp.

⇒ Lập luận chặt chẽ, logic, chắc chắn, giàu sức thuyết phục => Tài năng của một người tài năng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.

3. Kết bài:

- Khái quát lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Trình bày giá trị thời đại của bài viết tới thời điểm hôm nay, liên hệ bản thân về việc phát huy những điểm mạnh, điểm yếu bản thân để phát triển đất nước trong tương lai.

Top 11 bài Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay nhất (ảnh 2)

 

Bài văn mẫu Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – mẫu 1

“Chuẩn bị hành trang vào thế kỳ mới” của tác giả Vũ Khoan là một bài viết hay sâu sắc. Nó đã nói thẳng lên vấn đề cốt lõi mà bấy lâu nay rất nhiều người chúng ta biết mà tránh né. Đó là việc phải đổi mới cách suy nghĩ, những tính xấu của người Việt để có thể đáp ứng kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới.

Ngay từ phần đầu của bài viết tác giả Vũ Khoan đã vào thẳng luôn vấn đề rằng: Bấy lâu nay người dân chúng ta thường chỉ biết nhìn vào những ưu điểm của mình như dân ta có tinh thần cần cù, dũng cảm, đoàn kết, sáng tạo…nhưng chúng ta không bao giờ nói tới những đức tính xấu của người Việt mình. Chúng ta vẫn còn những đức tính, thói quen chưa tốt cần phải loại bỏ để chuẩn bị hành trang đưa đất nước vào thế kỷ mới. Tác giả chỉ rõ để đưa đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tiến lên theo con đường hiện đại hóa, thì chúng ta phải nỗ lực rất nhiều bởi hiện nay đất nước ta đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong đó thế hệ trẻ sẽ là lực lượng tiên phong là trụ cột quyết định sự nghiệp phát triển đất nước trong thế kỷ mới này. Tác giả chỉ rõ chúng ta cần khắc phục những đức tính còn yếu kém như kém khả năng thực hành, thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nguyên tắc làm để làm đúng quy trình công nghệ, nhiều khi không có tính tương trợ, tính đoàn kết cộng đồng trong làm ăn, kinh doanh. Để đưa đất nước đi lên chúng ta phải hình thành những thói quen tốt, từ những việc nhỏ nhất. Tác giả Vũ Khoan không dùng cách viết nghệ thuật, thường thấy trong văn chương, mà ông sử dụng những từ ngữ chân thành, đời thường, nhưng lại mạnh mẽ và có sức thuyết phục người đọc người nghe rất cao, bởi tác giả đã đi đúng vào vấn đề trọng tâm. Cách nhìn vấn đề của tác giả vô cùng khách quan không mang tính cá nhân mà tác giả chỉ muốn vì lợi ích chung của cả dân tộc để nói lên những điều còn yếu kém. Trong mỗi câu viết của mình tác giả đều có thái độ tôn trọng độc giả, lập luận một cách thấu tình đạt lý, giọng văn trầm lặng, điềm tĩnh, sâu sắc giàu tính thuyết phục người đọc. Trong mỗi câu văn của mình tác giả đều phân tích rất chi tiết những cái mạnh và cái yếu của người dân Việt Nam. Chỉ rõ cho chúng ta thấy điều chúng ta đã làm được và điều chúng ta còn chưa có, yếu kém thì cần sửa chữa hoặc khắc phục. Ví dụ như người Việt Nam cần cù, nhiều sáng tạo nhưng chưa có tính khẩn trương…

Bài viết này đã nói thẳng lên một vấn đề vô cùng tế nhị, “nhạy cảm” của người dân chúng ta. Bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy rõ những cái cần khắc phục, để xây dựng tập quán, thói quen tốt cho mỗi người dân Việt Nam. Qua đó chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, trí tuệ để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa trong kỷ nguyên mới.

Video bài văn mẫu Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Bài văn mẫu Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – mẫu 2

Mỗi người Việt Nam - nhất là thế hệ trẻ chúng ta - đã được sống những giây phút thiêng liêng của cái Tết năm 2001. Đó là thời điểm chuyển tiếp từ thế kỉ XX vào thế kỉ XXI. Bước vào thế kỉ mới, đất trời như đổi khác hơn, con người cũng bồi hồi, xao động mong muốn được đổi khác, lớn lên, tiến bộ hơn để sống hạnh phúc hơn. Vậy chúng ta phải suy nghĩ thế nào, phải làm việc, học tập, ứng xử ra sao ? Biết bao băn khoăn, day dứt, bao câu hỏi đặt ra, đòi ta phải trả lời. Một trong những ý kiến giúp chúng ta giải bài toán đặc biệt, trước hết là bài toán về nhận thức tư tưởng, bài toán về cách sống ấy, nằm trong một văn bản nghị luận ngắn gọn mà sâu sắc: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của ông Vũ Khoan.

Mở đầu bài viết, tác giả đã đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng: "Cái mạnh, cái yếu" của người Việt Nam mà tác giả nói tới là những ưu điểm, những hạn chế trong phẩm chất, nhân cách bản thân mỗi con người. Đây là khởi nguồn của mọi thành công, hay thất bại trong cuộc sống. Khi bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỷ mới, mỗi người phải chuẩn bị cho mình biết bao việc, trong đó hàng đầu, có tính quyết định chính là nhận ra ưu điểm, nhược điểm của chính mình. Vấn đề mà ông Vũ Khoan đặt ra và nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta thật thẳng thắn và cần thiết. Trước hết, tác giả giải thích lí do và ý nghĩa việc chuẩn bị hành trang - nhận ra ưu điểm và nhược điểm - trong nhân cách bản thân mỗi người: "Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ... dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều". Như vậy, việc bồi đắp trí tuệ, trau dồi đạo đức, nhân cách của mỗi người tuổi trẻ chúng ta là một đòi hỏi khách quan có tính thời đại, tính lịch sử. Nó không đơn thuần là những khái niệm tinh thần chủ quan, trừu tượng mà là sự đòi hỏi khách quan, cụ thể của cuộc sống cả đất nước và mỗi con người. Tại sao? Ông Vũ Khoan chỉ rõ: nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp cận ngay với kinh tế tri thức. Trong ba nhiệm vụ đó, có lẽ nhiệm vụ "tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức" là một đòi hỏi bức bách, một sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang nhất đối với tuổi trẻ chúng ta.

Tiếp sau - phần chính của bài viết - tác giả thẳng thắn chỉ ra những "điểm mạnh và điểm yếu", những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót trong phẩm chất con người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất: Chúng ta thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng kiến thức cơ bản không vững chắc, khả năng thực hành bị hạn chế. Thứ hai: Chúng ta cần cù sáng tạo, nhưng trong cần cù, chúng ta thiếu đức tính tỉ mỉ, nhất là chưa có thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Chúng ta có khả năng sáng tạo, nhưng chỉ loay hoay "cải tiến", làm tắt, chứ không coi trọng quy trình công nghệ. Thứ ba: Nhân dân ta có truyền thống đùm bọc, đoàn kết với nhau trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nhưng trong công việc làm ăn, trong kinh tế thì lại phạm vào thói xấu "trâu buộc ghét trâu ăn", kèn cựa, ganh tị với nhau. Thứ tư: Bản tính thích ứng - một tính tốt nữa của chúng ta - sẽ giúp nhân dân ta mau chóng hội nhập với thế giới. Nhưng trong "hội nhập" đã xuất hiện vài thói xấu như "thái độ kì thị", "sùng ngoại", "khôn vặt",... không giữ chữ "tín", gây tác hại khôn lường...Chắc rằng, vị cán bộ cao cấp, nhà ngoại giao, người hoạt động giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của đất nước ta - ông Vũ Khoan - còn muốn nêu lên nhiều nữa "cái mạnh", "cái yếu" của người Việt Nam. Nhưng bốn cặp đối lập như trên, cũng đủ giúp chúng ta hiểu ra biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích nhất là tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen ấy một cách cụ thể, sâu sắc. Mỗi ưu điểm cũng như thiếu sót đều có nguyên nhân, đều có tác dụng, hoặc hạn chế khi đất nước và dân tộc bước vào thế kỉ mới, hội nhập với nền kinh tế tri thức. Chúng có quan hệ biện chứng, thúc đẩy, hoặc hạn chế công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.

Qua lịch sử, qua nhiều tác phẩm văn chương và thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy những phát hiện, những lời khẳng định và phê phán của ông Vũ Khoan là hoàn toàn chính xác. Khi viết, ông đã dẫn chứng nhiều ví dụ sinh động, vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ: "nước đến chân mới nhảy", "liệu cơm gắp mắm", "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "trâu buộc ghét trâu ăn", "bóc ngắn cắn dài",... những cụm từ ấy điểm xuyết trong bài văn không chỉ giúp cho lí lẽ được mềm mại, mà còn đánh thức người đọc những tri thức cơ bản về lịch sử, về văn chương, đầy tính thuyết phục. Với học sinh chúng ta, sự phát hiện của ông Vũ Khoan về những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản do chạy theo những môn học "thời thượng", bệnh "học chay, học vẹt" là những lời phê phán, nhắc nhở thiết thực. Còn các phát hiện khác qua những cặp đối lập "cái mạnh", "cái yếu" của nhân cách Việt Nam biểu hiện trong lối sống, trong khoa học và các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao,... cũng đều là những lời nhắn gửi cần thiết đối với học sinh. Bởi vì, đó là những hành trang để chúng ta chuẩn bị vào đời, chuẩn bị làm một công dân Việt Nam bước vào thế kỉ mới.

Phần cuối bài viết, ông Vũ Khoan nhấn mạnh thêm lý do và ý nghĩa việc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi con người. Nghĩa là phải biết "lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". Tác giả dùng cụm từ muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như có ý nhắc chúng ta nhớ lại lời Hồ Chí Minh trong bức thư gửi học sinh nhân năm học mở đầu khi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Người cho rằng: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời Hồ Chí Minh nói cách đây nửa thế kỷ, nay lại đồng vọng trong tâm hồn chúng ta, được ông Vũ Khoan nhấn mạnh để hướng chúng ta vào nhiệm vụ cụ thể: hãy học tập tốt, hãy phát huy những ưu điểm, vứt bỏ những khuyết điểm trong tính cách, thói quen, nếp sống, công việc để vươn tới phía trước. Mỗi người chuẩn bị thật tốt những hành trang trí tuệ, tâm hồn, năng lực như thế chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ "bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu" trong thế kỉ mới, thiên niên kỷ mới.

Tóm lại, qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, chúng ta hiểu rằng: Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Thế mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bước vào thế kỉ mới, để đưa nước ta tiến lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. Bài nghị luận chính trị xã hội được viết một cách giản dị, sâu sắc với những lí lẽ rành mạch, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, ngôn từ vừa hiện đại, vừa đậm đà chất dân tộc, rất dễ hiểu, đầy tính thuyết phục. Ấy là những lời giải tường minh, khúc chiết cho một bài toán về trí tuệ, tâm hồn đối với chúng ta.

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống