Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 9: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới mới nhất, tài liệu bao gồm 3 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... càng nổi trội) : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Phần 2 (tiếp ... điểm yếu của nó) : Bối cảnh thế giới và những yêu cầu của nó.
- Phần 3 (tiếp ... và hội nhập) : Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.
- Phần 4 (còn lại) : Nhiệm vụ cấp thiết của thế hệ trẻ.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001, chuyển giao giữa hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta là tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước.
- Vấn đề : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới → Tính thời sự nóng hổi, có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển hội nhập của đất nước.
- Nhiệm vụ : nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Trình tự lập luận của tác giả :
- Sự cần thiết trong nhận thức của lớp trẻ về cái mạnh yếu của con người Việt Nam.
- Nêu và phân tích những đặc điểm con người Việt Nam (cái mạnh, yếu, mặt đối lập)
- Con người Việt Nam phải tự thay đổi, hoàn thiện mình để hội nhập với toàn cầu.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
“Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Vì máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng là do con người sản xuất, sáng tạo ra, không thể thay thế được con người, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam và tác động tới nhiệm vụ đất nước :
- Thông minh nhạy bén với cái mới, song thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành → Không thích ứng với nền kinh tế mới.
- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng /quy trình → Ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và thôn dã, là vật cản ghê gớm.
- Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn và cuộc sống → Ảnh hưởng tới đạo đức, giảm đi sức mạnh và tính liên kết
- Bản tính thích ứng nhanh dễ hội nhập nhưng có tính kì thị trong kinh doanh, khôn vặt → Cản trở kinh doanh và hội nhập.
Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Nhận xét của tác giả với các sách lịch sử và văn học :
+ Điểm giống : phân tích, nhận xét những ưu điểm của người Việt : thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu...
+ Điểm khác : còn phê phán những khuyết điểm, hạn chế như thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng...
- Thái độ tác giả : khách quan khoa học, chân thực đúng đắn.
Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng : nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, trâu buộc ghét trâu ăn, bóc ngắn cắn dài... → Tác dụng : cho bài viết sinh động, cụ thể, vấn đề mang tính uyên bác trở nên gần gũi dể hiểu.
Luyện tập
Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Dẫn chứng cho điểm mạnh yếu của người Việt như tác giả đã nêu :
- Con người Việt Nam rất thông minh : đạt giải cao trong các cuộc thi toán, lí, hóa...
Yêu thương đùm bọc nhau : giúp đỡ những vùng bão lũ ngập lụt.
- Bệnh lề mề, ý thức kém trong cộng đồng (giữ vệ sinh kém, rác bừa bãi...), khôn vặt (chặt chém khách du lịch,...)
Câu 2 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Học sinh nhìn nhận bản thân và đối chiếu với những điểm mạnh, điểm yếu mà tác giả đã nêu ra.