10 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 (phần 2) có đáp án 2023 – Toán lớp 11

Tải xuống 5 2.5 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 11: Ôn tập chương 2 (phần 2) có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Toán 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập chương 2 (phần 2) có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Toán 11 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:      

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 10 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 (phần 2) có đáp án – Toán lớp 11:

Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 (phần 2) có đáp án – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Ôn tập chương 2 (phần 2)

Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACD, ADB. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

   A. MN // CD      B. (MNP) // (BCD)

   C. MN // (ABD)      D. MP // (ACD)

Đáp án: A

Bài 2: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

   A. Tồn tại hai mặt phẳng cắt nhau và lần lượt chứa hai đường thẳng chéo nhau.

   B. Một đường thẳng và một mặt phẳng không có điểm nào chung thì song song với nhau.

   C. Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.

   D. Hai đường thẳng phân biệt khong cắt nhau và không song song thì chéo nhau.

Đáp án: C

Bài 3: Cho đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) và một điểm A không thuộc b. Qua A ta kẻ một đường thẳng a song song với b thì:

   A. a nằm trên mặt phẳng (P).

   B. a song song với mặt phẳng (P).

   C. a cắt (P).

   D. cả ba câu trên đều sai.

Đáp án: D

Bài 4: Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) có giao tuyến b và đường thẳng a//b. khẳng định nào dưới đây là sai?

   A. Ta có a//(Q) và a//(P)

   B. Nếu a ⊂ (Q) thì a//(P)

   C. Nếu a ⊂ (P) thì a//(Q)

   D. Có thể xảy ra trường hợp a//(Q) đồng thời a//(P)

Đáp án: A

Bài 5: Cho hai đường thẳng song song d1 và d2. Số mặt phẳng chứa d1 và song song với d2 là:

   A. 1      B. 2

   C. vô số      D. 0

Đáp án: C

Bài 6: Cho tứ diện ABCD, điểm M thuộc AC. Mặt phẳng (∝) đi qua M, song song với AB và AD. Thiết diện của (∝) với tứ diện ABCD là hình gì?

   A. Thiết diện là tam giác      B. Hình bình hành

   C. Hình thoi      D. Hình thang.

Đáp án: A

   (hình 1) (∝) // (AB) nên giao tuyến của (∝) với (ABC) là đường thẳng qua M, song song với AB, cắt BC tại P.

   (∝) // AD nên giao tuyến của (∝) với (ADC) là đường thẳng qua M, song song với AD, cắt DC tại N.

   Vậy thiết diện là tam giác MNP.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Bài 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AB và CB. M là điểm thuộc cạnh SD. Tìm thiết diện của (MIJ) với hình chóp S.ABCD.

   A. Thiết diện là tam giác MIJ.

   B. Thiết diện là ngũ giác MNIJP, trong đó N là giao điểm của IM với SA, P là giao điểm của MJ với SC.

   C. Thiết diện là tứ giác NIJP, trong đó N, P lần lượt là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AC với SA, SC; trong đó G là giao điểm của ME và SO, E là giao điểm IJ và BD.

   D.Thiết diện là ngũ giác MNIJP, trong đó N, P lần lượt là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AC với SA, SC; trong đó G là giao điểm của ME và SO , E là giao điểm IJ và BD.

Đáp án: D

   (hình 2) Trong mặt phẳng (ABCD) ta có AC cắt BD tại O, IJ cắt BD tại E.

   Trong mặt phẳng (SBD), ME cắt SO tại G. ta có G thuộc (MIJ)

   (MIJ) chứa IJ // AC nên giao tuyến của (MIJ) với (SAC) là đường thẳng qua G và song song với AC, đường thẳng này cắt SA tại N, cắt SC tại P.

   Vậy thiết diện là ngũ giác MNIJ.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Bài 8: Cho tứ diện ABCD cạnh a. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Qua G dựng một mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (BCD). Tìm diện tích thiết diện của (P) và tứ diện ABCD.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

Đáp án: A

Bài 9: Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz lần lượt là các đường thẳng đi qua B, C, D và song song với nhau. Một mặt phẳng (∝) đi qua A cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại B’, C’, D’ với BB’ = 3, CC’= 8. Khi đó DD’ bằng:

   A. 3      B. 4      C. 5      D. 6

Đáp án: C

Bài 10: Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình bình hành, tâm O. K là trung đểm của SA. Xác định vị trí của H trên AC để thiết diện của hình chóp S.ABCD với mặt phẳng (∝) chứa KH và song song với BD là ngũ giác.

   A. H thuộc đoạn OC và khác O, C

   B. H thuộc đoạn OA và khác O, A

   C. H thuộc đoạn AC và khác A, C

   D. H thuộc đoạn AC và khác A, C

Đáp án: A

   (hình 2) Trong mặt phẳng (ABCD) ta có AC cắt BD tại O, IJ cắt BD tại E.

   Trong mặt phẳng (SBD), ME cắt SO tại G. ta có G thuộc (MIJ)

   (MIJ) chứa IJ // AC nên giao tuyến của (MIJ) với (SAC) là đường thẳng qua G và song song với AC, đường thẳng này cắt SA tại N, cắt SC tại P.

   Vậy thiết diện là ngũ giác MNIJ.

Bài tập trắc nghiệm Hình học 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hình học 11

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống