30 câu Trắc nghiệm Tính chất của nhôm có đáp án 2023 – Hóa học lớp 12

Tải xuống 7 5.9 K 8

Mô tả:

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 12: Tính chất của nhôm có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 5 trang gồm 17 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tính chất của nhôm có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 12 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 17 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tính chất của nhôm có đáp án – Hóa học lớp 12:

Trắc nghiệm Hóa học 12

Bài giảng Hóa học 12 Bài 29: Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Trắc nghiệm Tính chất của nhôm có đáp án – Hóa học lớp 12

Bài 1: Tại sao phèn chua có tác dụng làm trong nước ?

A. Phèn chua phản ứng với các chất bẩn thành các chất tan trong nước.

B. Phèn chua chứa các ion K+, Al3+, SO42- có thể hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.

C. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra ion H+, ion này hấp phụ rất tốt các chất lơ lửng trong nước.

D. Khi hòa tan trong nước, phèn chua thủy phân ra Al(OH)3. Al(OH)3 với bề mặt phát triển, hấp phụ các chất lơ lửng trong nước, kéo chúng cùng lắng xuống dưới.

Đáp án: D

Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.

Bài 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y → Z → Al(OH)3

X, Y, Z lần lượt có thể là

A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3

B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3

C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2

D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3

Đáp án: A

Bài 3: Khi cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thì hiện tượng xảy ra là:

A. ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần.

B. ban đầu không có hiện tượng gì, sau một thời gian xuất hiện kết tủa keo trắng.

C. xuất hiện kết tủa keo trắng.

D. không có hiện tượng gì xảy ra.

Đáp án: A

Khi cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] ta có các phương trình :

HCl + Na[Al(OH)4] → NaCl + Al(OH)3↓ + H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

→ Hiện tượng xảy ra là ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng, sau một thời gian kết tủa tan dần

Bài 4: Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng này có một lớp màng. Lớp màng này là ?

A. Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.

B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và không khí.

C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 đều không tan trong nước đã bảo vệ nhôm.

D. Nhôm tinh thể đã bị thụ động hóa bởi nước và không khí.

Đáp án: A

Những vật làm bằng nhôm có một lớp oxit Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, ngăn không cho nước và khí thấm qua, còn màng Al(OH)3 xuất hiện khi Al tác dụng với nước ngăn cản nhôm tiếp xúc với nước

Bài 5: Phân biệt ba hỗn hợp chất rắn là X (Fe, Al), Y(Al, Al2O3), Z(Fe, Al2O3) có thể chỉ dùng một hoá chất duy nhất là

A. Dung dịch HNO3 đặc nguội.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch HCl.

D. Dung dịch FeCl3.

Đáp án: B

Ta dùng NaOH để phân biệt ba hỗn hợp chất rắn

• Hỗn hợp có 1 phẩn chất tan ra và có hiện tượng sủi bọt khí → X (Fe, Al)

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

• Hỗn hợp tan hết và có hiện tượng sủi bọt khí → Y (Al, Al2O3)

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

• Hỗn hợp có một phần tan → Z (Fe, Al2O3)

Bài 6: Hoà tan 7,584 gam một muối kép của nhôm sunfat có dạng phèn nhôm hoặc phèn chua vào nước ấm được dung dịch A. Đổ từ từ 300 ml dung dịch NaOH 0,18M vào dung dịch trên thì thấy có 0,78 gam kết tủa và không có khí thoát ra. Kim loại hoá trị I trong muối trên là:

A. Li.    B. Na.     C K.    D. Rb

Đáp án: C

Công thức của phèn chua hoặc phèn nhôm có dạng: M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Tính ra nAl2(SO4)2 = 0,008 mol

Mphèn = 948

Suy ra M là Kali

Bài 7: Cho 1,62 gam nhôm vào một dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng lên 1,62 gam. Cô cạn dung dịch này thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 12,78.    B. 14,58    C. 25,58.    D. 17,58.

Đáp án: B

Thêm 11,63 gam nhôm vào dung dịch HNO3 thấy khối lượng dung dịch tăng 1,62 gam

Suy ra phản ứng tạo muối NH4NO3

Các muối trong dung dịch gồm Al(NO3)3 ( 0,06 mol); NH4NO3 (0,0225 mol)

m = 14,58 gam

Bài 8: Trộn 27,84 gam Fe2O3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành Fe kim loại), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là :

A. 51,43%,    B. 51,72%.    C. 75,00%.    D. 68,50%.

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Fe và Al phản ứng với H2SO4 sinh ra khí

Tính ra x = 0,09 mol

Hiệu suất phản ứng:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Bài 9: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là:

A. 0,54 gam      B. 0,27 gam

C. 1,62 gam      D. 0,81 gam

Đáp án: C

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

⇒ Chỉ có Al thay đổi số oxi hóa trong quá trình. Bảo toàn e ta có:

nAl = nNO = 0,06 mol ⇒ mAl = 1,62g

Bài 10: Cho 2 phương trình phản ứng sau:

(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?

A. Nhôm khử được ion H+ của axit trong dung dịch axit.

B. Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.

C. Nhôm phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm nên nhôm là chất lưỡng tính.

D. Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Trong cả 2 phản ứng này, Al đều bị oxi hóa thành ion dương.

Đáp án: B

Bài 11: Cho các dung dịch AlCl3, NaAlO2, FeCl3 và các chất khí : NH3, CO2, HCl. Khi cho các dung dịch và các chất khí phản ứng với nhau từng đôi một thì số trường hợp xảy ra phản ứng là:

A. 2.    B. 3.    C. 4. D. 6.

Đáp án: C

Bài 12: Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b moi HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là:

A. a = b.    B. 0 < b < a.     C. b > a.     D. a = 2b.

Đáp án: A

Bài 13: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Nhôm có khả năng tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazơ.

B, Bột nhôm có khả năng tác dụng với H2O ở điều kiện thường,

C. Vật làm bằng nhôm có thể tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao.

D. Người ta có thể dùng thùng bàng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

Đáp án: C

Bài 14: Cho 2 dung dịch A và B. Bung dịch A chứa Al2 (SO4)3, dung dịch B chứa KOH. Cho 150 ml hoặc 600 ml dung djch B vào 200 ml dung dịch A. Sau phan ứng hoàn toàn, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đối đều thu được 0,204 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,0325.    B 0,0650.    C. 0,0130.    D. 0,0800.

Đáp án: A

Gọi nồng độ mol của Al2(SO4)3 và KOH lần lượt là a và b

Trường hợp 1: 150 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, KOH hết, Al2(SO4)3 dư

nOH-= 3nAl(OH)3 = 6nAl2O3

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Trường hợp 2. 600ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch A, Al2(SO4)3 phản ứng hết tạo kết tủa, kết tủa này tan một phần trong KOH dư

nOH- = 4nAl3+ - nAl(OH)3

Hay: 8.0,2a – 2.2.10-3 0,048

a = 0,0325 M

Bài 15: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a moi NaAlO2. Đồ thị nào sau đầy biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa tạo thành và số mol HCl thêm vào dung dịch ?

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Đáp án: A

 

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống