41 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 có đáp án 2023: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Tải xuống 3 3.9 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 41 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9 sắp tới.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 có đáp án: Chí công vô tư (ảnh 1)

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 có đáp án: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Trắc nghiệm GDCD 9

Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Câu 1: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Đáp án C

Câu 2: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?

A. Có.    B. Không.

C. Tùy từng trường hợp.    D. Tất cả đều sai.

Đáp án B

Câu 3: Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân.    B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.    D. Cơ quan hành chính.

Đáp án C

Câu 4: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.    B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kỷ luật.    D. vị phạm hình sự.

Đáp án C

Câu 5: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là

A. hành vi vi phạm pháp luật.    B. tính chất phạm tội.

C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.    D. khả năng nhận thức của chủ thể.

Đáp án A

Câu 6: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?

A. Giáo dục, răn đe là chính.

B. Có thể bị phạt tù.

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Đáp án A

Câu 7: Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật là?

A. Là hành vi trái pháp luật.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Vi phạm pháp luật phải có lỗi.

D. Tất cả ý trên.

Đáp án D

Câu 8: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Đáp án B

Câu 9: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.    B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.    D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Đáp án C

Câu 10: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.    B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ 18 tuổi trở lên.    D. từ đủ 18 tuổi trở lên.

Đáp án B

Câu 11: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ công vụ và nhân thân.

B. các quy tắc quản lí nhà nước.

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 12: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là

A. trách nhiệm pháp lí

B. vi phạm pháp luật.

C. trách nhiệm gia đình

D. vi phạm đạo đức.

Câu 13: “tội phạm” là người có hành vi vi phạm

A. pháp luật dân sự

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật hình sự

D. kỉ luật.

Câu 14: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật

A. hình sự

B. hành chính  

C. dân sự

D. kỉ luật

Câu 15: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm

A. quan hệ sở hữu tài sản.

B. quyền sở hữu công nghiệp.

C. các quy tắc quản lí của Nhà nước.

D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

Câu 16: Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ

A. hôn nhân và gia đình

B. nhân thân phi tài sản.

C. chuyển dịch tài sản

D. lao động, công vụ nhà nước.

Câu 17: Hành vi trải pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đên các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm

A. vi phạm kỉ luật

B. vi phạm pháp luật.

C. vi phạm nội quy

D. vi phạm điều lệ.

Câu 18: Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây?

A. Nhắc nhở

B. Khiển trách 

C. Cưỡng chế

D. Phê bình.

Câu 19: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

A. Quốc hội

B. Chính phủ  

C. Viện Kiểm sát

D. Toà án.

Câu 20: Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật có độ tuôi từ đủ

A. 14 tuổi trở lên

B. 15 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên

D. 18 tuổi trở lên.

Câu 21: Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định của pháp luật có độ tuổi từ đủ

A. 14 tuổi trở lên

B. 15 tuổi trở lên.

C. 16 tuổi trở lên

D. 18 tuổi trở lên.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.

B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.

C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.

D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 23: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A. vi phạm pháp luật dân sự.

C. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi.

B. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật, hình sự...

D. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.

Câu 24: Em ủng hộ những việc làm nào sau đây?

Nhà nước xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.

Tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật.

Tìm hiểu các quy định của pháp luật để tìm cách đối phó với các cơ quan chức năng.

Im lặng khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Tích cực đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người.

Tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

A. a, b, c, d, g, h.

B. a, b, d, f, g, h.

C. a, b, c, f, g, h.

D. b, c, e, f, g, h.

Câu 25: Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định 

A. tội phạm.

B. tội danh.

C. trách nhiệm pháp lí.

D. trách nhiệm tội phạm

Câu 26: Vi phạm kỉ luật là

A. trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.

B. trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

C. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

D. Những hành vi trái với quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học.

Câu 27: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng được gọi là trách nhiệm ..........................

A. Kỉ luật

B. Dân sự

C.Hành chính

D. Hình sự

Câu 28: Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội được gọi là 

A. trách nhiệm hình sự.

B. trách nhiệm dân sự.

C. trách nhiệm hành chính.

D. trách nhiệm kỉ luật.

Câu 29: Qua kiểm tra của cơ quan, phát hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã vi phạm .............................

A. Kỉ luật

B. Pháp luật

C. Đạo đức

Câu 30: Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đồng mua bán hàng hóa là

A. vi phạm pháp luật hình sự.

B. vi phạm pháp luật dân sự.

C. vi phạm pháp luật hành chính.

D. vi phạm kỉ luật.

Câu 31: Lê Thị H đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua bên kia biên  giới. Trong trường hợp này, Lê Thị H đã vi phạm

A. pháp luật hình sự.

B. pháp luật hành chính.

C. pháp luật dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 32: Những hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm được gọi là vi phạm 

A. pháp luật dân sự.

B. pháp luật hành chính.

C. kỉ luật.

D. pháp luật hình sự.

Câu 33: Nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luât phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định được gọi là 

A. trách nhiệm tội phạm.

B. hình phạt.

C. sự trừng phạt.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 34: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là

A. vi phạm pháp luật hành chính.

B. vi phạm pháp luật dân sự.

C. vi phạm pháp luật hình sự.

D. vi phạm kỉ luật.

Câu 35: Những hình phạt nguyên khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?

A. Hiến pháp.

B. Bộ luật Dân sự.

C. Bộ luật Hình sự.

D. Bộ luạt Tố tụng hình sự.

Câu 36: Vi phạm hình sự là những hành vi ...................................

A. đặc biệt nguy hiểm

B. nguy hiểm cho xã hội

C. Rất nguy hiểm

D. nguy hiểm cho gia đình

Câu 37: Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ

A. sở hữu và quan hệ gia đình.

B. tài sản và quan hệ nhân thân.

C. tài sản và quan hệ gia đình.

D. kinh tế và quan hệ tình cảm.

Câu 38: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

A. vi phạm kỉ luật.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. vi phạm pháp luật.

D. tội phạm.

Câu 39: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm các 

A. quy tắc kỉ luật lao động.

B. quy tắc quản lí xã hội.

C. quy tắc quản lí nhà nước.

D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 40: Nguyễn Văn C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu 

A. trách nhiệm hình sự.

B. trách nhiệm hành chính.

C. trách nhiệm kỉ luật.

D. trách nhiệm dân sự.

Câu 41: Những hành vi trái với những quy định, quy tắc, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học được gọi là vi phạm 

A. đạo đức

B. pháp luật

C. Kỉ luật

 

Xem thêm
41 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 có đáp án 2023: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (trang 1)
Trang 1
41 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 có đáp án 2023: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (trang 2)
Trang 2
41 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 15 có đáp án 2023: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống