40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Tải xuống 3 3.6 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 3 trang gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk GDCD 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn GDCD 9 sắp tới.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (ảnh 1)

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Trắc nghiệm GDCD 9

Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân

Câu 1: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử.

B. Quyền kiểm tra, giám sát.

C. Quyền đóng góp ý kiến.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Đáp án D

Câu 2: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử

A. Người đang bị quản thúc.

B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Đáp án A

Câu 3: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất.    B. 2 con đường.

C. 3 con đường.    D. 4 con đường.

Đáp án B

Câu 4: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Đáp án C

Câu 5: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Đáp án B

Câu 6: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.    B. Hình thức dân chủ gián tiếp.

C. Hình thức dân chủ tập trung.    D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đáp án A

Câu 7: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

A. 21/5/1990    B. 21/4/1991    C. 21/5/1994.    D. 21/5/1993.

Đáp án D

Câu 8: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Đáp án D

Câu 9: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Tình trạng pháp lý.

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Đáp án B

Câu 10: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Đáp án A

Câu 11: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 12: Độ tuôi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Đủ 16 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 13: Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tô chức xã hội.

C. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.

D. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội

Câu 14: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân.

C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước.

D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng câu ý dân.

Câu 15: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.

B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.

C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.

D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 16: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Hội đồng nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Toà án nhân dân tối cao

D. Chính phủ.

Câu 17: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 18 tuổi trở lên

B. Đủ 20 tuổi trở lên.

C. Đủ 21 tuổi trở lên

D. Đủ 23 tuổi trở lên.

Câu 18: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc

A. phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.

B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai.

D. phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai.

Câu 19: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền

A. bầu cử đại biều Quốc hội.

B. ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. được biểu quyết khi Nhà nước trưng câu ý dân.

D. đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyên tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Bảo vệ mội trường.

B. Vượt khó trong học tập.

C. Nộp thuế theo đúng quy định

D. Bầu cử đại biểu Quốc hội

Câu 21: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuôi?

A. Người mất năng lực hành vị dân SỰ.

B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án.

C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.

D. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Câu 22: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách

A. bỏ qua những ý kiến thắc mắc, kiến nghị của công dân.

B. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

C. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

D. công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Câu 23: Quyền tham gia quản lý nhà nước được thể hiện trong quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

C. Quyền quản lý, giám sát hoạt động của nhà nước

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

Câu 24: Hiến pháp nước ta quy định: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh là nhiệm vụ của ai: 

A.Quân đội và công an 

B.Toàn dân

C.Quân đội 

D.Các lực lượng vũ trang

Câu 25: ..................................có trách nhiệm bảo đảm vào tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ mọi mặt của mình.

A. các tổ chức chính trị xã hội

B. Chính quyền địa phương

C. Nhà nước

D. Xã hội

Câu 26: Trong  những quyền và nghĩa vụ sau đây quyền và nghĩa vụ nào là thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi công dân? 

A.Bảo vệ Tổ quốc

B.Nộp thuế cho nhà nước

C.Lao động

D.Học tập

Câu 27: Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách

A. trực tiếp hoặc gián tiếp.

B. đặc biệt và thông thường.

C. quan sát và góp ý.

D. bàn bạc và trao đổi.

Câu 28: Để có thể tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội một cách hiệu quả, chúng ta cần làm tốt những yêu cầu nào sau đây?

Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ của bản thân.

Tham gia xây dựng nội quy của trường, lớp.

Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tài sản công.

Đóng góp ý kiến để giúp cho hoạt động của tập thể hiệu quả hơn.

Phấn đấu để được làm cán bộ bằng mọi giá.

Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của những người xung quanh.

Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương.

Luôn quan tâm theo sát những vấn đề chính trị - xã hội của địa phương.

A. a, c, d, e, f, g, h.

B. a, b, c, d, f, g, h.

C. b, c, d, e, g, h.

D. a, b, c, d, e, g, h.

Câu 29: Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện? 

A.Cả trong thời bình và thời chiến

B.Khi Tổ quốc bị xâm lăng

C.Khi nổ ra chiến tranh

D.Khi Tổ quốc lâm nguy

Câu 30: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội vừa là quyền vừa là 

A. trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội.

B. mong muốn của công dân đối với Nhà nước và xã hội.

C. khát vọng cao đẹp của mọi công dân.

D. nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả mọi công dân.

Câu 31: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là

A. quyền chính trị quan trọng nhất của công dân.

B. quyền chính trị duy nhất của công dân.

C. quyền của những cán bộ.

D. nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân.

Câu 32: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội được gọi là quyền tham gia

A. tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội của công dân.

B. lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của công dân.

C. quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

D. hoạt động nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Câu 33: Công dân tích cực tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội sẽ đem lại lợi ích cho 

A. một nhóm người nào đó.

B. Nhà nước và xã hội.

C. xã hội và cho chính bản thân họ.

D. những người trực tiếp tham gia quản lí.

Câu 34: Những hoạt động nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

Công dân phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ.

Đi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Tích cực đầu tư sản xuất nhằm phát triển kinh tế gia đình.

Trao đổi, đề xuất ý kiến với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Tham gia tuyên truyền, cổ động người dân đi bầu cử Quốc hội, HĐND.

Tham gia quyên góp ủng hộ đồng bào những vùng bị thiên tai.

Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương.

A. a, b, c, d, e, f, h.

B. a, b, c, d, e, g, h.

C. b, c, d, e, f, h.

D. a, b, c, d, e, h.

Câu 35: Việc làm nào sau đây thể hiện công dân đã trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước?

A. Giám sát các hoạt động của Nhà nước thông qua đài, báo.

B. Gặp trực tiếp đại biểu Hội đồng nhân dân để nói chuyện.

C. Giám sát các hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú.

D. Gặp trực tiếp đại biểu Quốc hội để gửi kiến nghị lên Quốc hội.

Câu 36: Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào sau đây? 

Bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc

Bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Bảo vệ, giúp đỡ các nước bạn bè trên thế giới

Bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân Việt Nam

Bảo vệ các di sản văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Bảo vệ môi trường hòa bình và phát triển ổn định của đất nước

Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

A.b, c, d, e, f, g, h

B.a, b, d, f, g, h

C.a, b, c, e, f, g, h

D.a, b, c, d, e, f, g, h

Câu 37: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

A.Phá hoại nhà nước.

B.Bảo vệ nhà nước.

C.Hành động yêu nước.

D.Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 38: Thông qua việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội, công dân sẽ thực hiện được 

A. mục tiêu và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

B. quyền làm chủ của mình đối với Nhà nước và xã hội.

C. quyền và nghĩa của mình đối với xã hội.

D. vai trò to lớn của mình đối với đất nước.

Câu 39: Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội sẽ mang lại những lợi ích nào sau đây?

Góp phần làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, hiệu quả.

Phát huy được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội của công dân.

Khai thác được năng lực, trí tuệ của toàn dân trong các công việc chung của xã hội.

Giúp cho chúng ta có được chức quyền và thu nhập cao.

Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi người, mỗi gia đình.

Từng bước đẩy lùi được những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội.

Giúp xã hội ngày càng phát triển lành mạnh, văn minh hơn.

A. a, b, d , e, f, g, h.

B. b, c, d, e, f, g, h.

C. a, b, c, e, f, g, h.

D. a, b, c, d, f, g, h.

Câu 40: Độ tuổi nhập ngũ là?

A.17 tuổi.

B.Đủ 17 tuổi.

C.18 tuổi.

D.Đủ 18 tuổi.

 

Xem thêm
40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (trang 1)
Trang 1
40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (trang 2)
Trang 2
40 câu Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 16 có đáp án 2023: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống