Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) và 14 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) môn Địa Lí lớp 9 có những nội dung sau:
Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) Địa Lí lớp 9.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Biểu đồ cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng (%)
a. Công nghiệp
Lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng
- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện CNH, HĐH.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp cả cả nước (2002).
Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vài, sứ, quần áo, hàng dệt kim,..)
- Phân bố: Hà Nội, Hải phòng, Hải dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.
Lắp ráp máy cày ở công ti cơ khí nông nghiệp Thái Bình
b. Nông nghiệp
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha)
* Trồng trọt:
- Điều kiện phát triển:
+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Đất phù sa màu mỡ.
- Tình hình phát triển:
+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.
+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
* Chăn nuôi:
- Điều kiện phát triển:
+ Cơ sở thức ăn phong phú.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tình hình phát triển:
+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.
c. Dịch vụ
- Giao thông vận tải hoạt động mạnh. Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối quan trọng nhất vùng.
- Vùng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh: Chùa Hương; Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn,…
- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
- Thủy đô Hà Nội là một trong hai trung tâm tâm tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ lớn nhất nước ta.
- Trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đêm trên đảo Cát Bà
Phần 2: 14 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Câu 1 Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh
A. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
B. chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi trồng thủy sản.
C. chăn nuôi lợn, gia cầm, đánh bắt thủy sản, bò sữa.
D. nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn, bò thịt.
Lời giải
Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi lợn (đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước), chăn nuôi bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2 Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
C. Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng.
D. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên.
Lời giải
Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3 Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là
A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội.
C. Hải Phòng.
D. Đà Nẵng.
Lời giải
Một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta thuộc đồng bằng sông Hồng là Hà Nội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4 Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
A. Hình thành sớm nhất Việt Nam.
B. Có tốc độ tăng trưởng nhanh.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
D. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành trọng điểm.
Lời giải
Đặc điểm ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là:
- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam.
- Có tốc độ tăng trưởng nhanh.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
=> Nhận xét A, B, D đúng -> loại
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng mạnh và chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002) nhưng không phải là vùng chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5 Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A. sản lượng lương thực ít.
B. năng suất lúa thấp.
C. dân số quá đông.
D. diện tích lúa bị thu hẹp.
Lời giải
- Bình quân sản lượng lương thực = Sản lượng / dân số (kg/ người) => Khi sản lượng lớn nhưng dân số đông và tăng quá nhanh thì bình quân lương thực vẫn giảm.
- Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ 2 cả nước (chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long) nhưng bình quân lương thực lại thấp => nguyên nhân là do dân số quá đông.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6 Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
A. Hải Dương.
B. Hưng Yên.
C. Vĩnh Phúc.
D. Nam Định.
Lời giải
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (Hà Tây đã sát nhập vào Hà Nội).
=> Như vậy, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7 Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng
A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.
Lời giải
Cơ cấu kinh tế của vùng đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8 Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở
A.Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hà Nội, Bắc Ninh.
C. Hà Nội, Hải Dương.
D. Hà Nội, Nam Định.
Lời giải Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9 Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Khai thác khoáng sản.
Lời giải
Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng là: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
=> Khai thác khoáng sản không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10 Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có
A. diện tích lúa lớn nhất.
B. trình độ thâm canh cao.
C. sản lượng lúa lớn nhất.
D. hệ thống thủy lợi tốt.
Lời giải
Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ trình độ thâm canh cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11 Sản lượng lương thực của đồng bằng sông Hồng tăng chậm nguyên nhân chủ yếu do
A. diện tích đất canh tác giảm.
B. năng suất giảm.
C. dân số đông.
D. sâu bệnh phá hoại.
Lời giải
Hiện nay, diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Hồng đang bị giảm dần do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thoái hóa đất.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp xây dựng, dịch vụ và đô thị hóa-> một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất chuyên dùng, đất ở -> diện tích đất nông nghiệp giảm.
- Mặt khác, vùng đất ngoài đê không được bồi đắp phù sa hằng năm + hiệu suất sử dụng cao đã làm nhiều diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu.
=> Diện tích đất nông nghiệp suy giảm làm cho sản lượng lương thực của vùng tăng chậm mặc dù năng suất cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12 Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 – 2004.
Nhận xét không đúng về năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước là
A. Năng suất lúa của hai đồng bằng cao hơn mức trung bình cả nước.
B. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long.
C. Năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước đều tăng lên đều.
D. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải
- Năng suất lúa của hai đồng bằng cao hơn mức trung bình cả nước.
(Năm 2014: cả nước: 57,5 tạ/ha; đồng bằng sông Hồng: 60,2 tạ/ha > 57,5 tạ/ha; đồng bằng sông Cửu Long: 59,4 tạ/ha > 57,5 tạ/ha). => nhận xét A đúng.
- Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long (60,2 tạ/ha > 59,4 tạ/ha) => nhận xét B đúng.
- Năng suất lúa của hai đồng bằng và cả nước đều tăng lên. => nhận xét C đúng.
- Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn đồng bằng sông Cửu Long:
+ đồng bằng sông Hồng tăng 15,8 tạ/ha trong 19 năm.
+ đồng bằng sông Cửu Long tăng 19,2 tạ/ha trong 19 năm.
=> Nhận xét D. Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn đồng bằng sông Cửu Long là không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13 Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do
A. Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
B. Tác động của quá trình đô thị hóa.
C. Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.
Lời giải
Chính sách phát triển kinh tế của nước ta từ thời kì Đổi mới đến nay là tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cụ thể là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế (theo ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế), thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế.
=> Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng bằng sông Hồng đã tiến hành giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14 Khó khăn nào sau đây gây trở ngại lớn nhất đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
A. Diện tích đất canh tác giảm.
B. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Dân số đông.
Lời giải
Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng:
- Dân số đông -> nhu cầu việc làm lớn trong khi kinh tế còn phát triển chậm -> vấn đề việc làm trở nên gay gắt, tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm tăng nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như: ách tắc giao thông, gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, chất lượng đời sống nhân dân; ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
- Tốc độ tăng dân số quá nhanh và không cân bằng với tốc độ phát triển kinh tế cũng kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
- Mặt khác, dân số đông -> nhu cầu lương thực lớn, trong khi nông nghiệp đang đối mặt với vấn đề thoái hóa đất đai, giảm diện tích đất nông nghiệp -> dẫn đến bình quân lương thực đầu người thấp.
Đáp án cần chọn là: D