Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (Tiếp theo) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 9 Bài 21: Vùng đồng bằng Sông Hồng (Tiếp theo)
a) Trong sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng có ưu thế nổi trội hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long về
A. diện tích.
B. năng suất.
C. sản lượng.
D. bình quân lương thực theo đầu người.
b) Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí.
B. công nghiệp luyện kim, hoá chất, cơ khí.
C. công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp nhiệt điện.
D. tất cả các ngành trên.
c) Tam giác tăng trưởng kinh tế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:
A. Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định.
B. Hà Nội - Hải Phòng - Hưng Yên.
C. Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
D. Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình.
Trả lời:
a) Trong sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng có ưu thế nổi trội hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long về năng suất Chọn: B
b) Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí.
Chọn: A
c) Tam giác tăng trưởng kinh tế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long.
Chọn: C
- Cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2010 là: nông, lâm, ngư nghiệp: 12,6%; công nghiệp, xây dựng: 43,8%; dịch vụ; 43,6%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2010 là 21,2%.
- Tỉ lệ % tổng sản phẩm so với cả nước năm 2010 là 23,1%.
- Đứng thứ hai cả nước trong sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Hà Nội, Hải Phòng: trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, đầu mối giao thông vận tải.
Trả lời:
ĐBSH là một trong những khu vực có nền kinh tế năng động nhất cả nước. Điều đó được thể hiện qua cơ cấu kinh tế của vùng. Năm 2010, công nghiệp - xây dựng chiếm tới 43,8% và dịch vụ là 43,6% trong tổng cơ cấu các ngành, điều này phản ánh mức độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của khu vực rất nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị SX CN của vùng chiếm tới 21,2% và tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.
Có thể nói những đóng góp tích cực và to lớn về kinh tế của ĐBSH với cả nước mang ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chung và vùng miền nói riêng, từ đó tạo tiền đề phát triển cho các trung tâm công nghiệp, du lịch, đầu mối giao thông vận tải như Hà Nội và Hải Phòng.
Trả lời:
Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong nền kinh tế nước ta là:
- Có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nền kinh tế chung cả nước như tổng sản phẩm đạt 23,1%, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm tới 21,2% còn tỉ lệ sản xuất lương thực, thực phẩm đứng ở vị trí số 2 so với cả nước.
- Có nhiều trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm tạo tiền đề cho sự phát triển, giao lưu kinh tế, hợp tác vùng miền và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước như:
+ Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
+ Tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
+ Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương.
Bảng 21. NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tạ/ha)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm trên.
b) Tại sao Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất?
Trả lời:
a) Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các năm
b) ĐB sông Hồng có năng suất lúa cao nhất vì ĐB sông Hồng có:
- Do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất như: lai tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh; các dịch vụ phân bón…
- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)