Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9: Tính chất hóa học của axit có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 17 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Hóa học 9 sắp tới.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 17 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tính chất hóa học của axit có đáp án – Hóa học lớp 9:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 9
Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Bài 1: Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây:
A. Al
B. Fe
C. Mg
D. Ag
Lời giải
Kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa học của kim loại không tác dụng được với H2SO4 loãng.
Ag đứng sau H => Không phản ứng
Đáp án: D
Bài 2: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng?
A. Fe
B. Al
C. Cu
D. Na
Lời giải
Fe, Al, Na tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng
Cu không tác dụng với dd axit H2SO4 loãng
Đáp án: C
Bài 3: Dãy gồm các oxit tác dụng được với nước tạo thành dung dịch axit là:
A. CO, CO2, SO2
B. P2O5, NO, SO2
C. P2O5, SO2, CO2
D. NO, SO2, CO
Lời giải
A sai do CO không tác dụng với nước
B sai do NO không tác dụng với nước
C đúng
D sai do NO và CO không tác dụng với nước
Đáp án: C
Bài 4: Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?
A. Ba(OH)2
B. Ca(NO3)2
C. AgNO3
D. MgSO4
Lời giải
Chất kết tủa có chứa gốc Cl là AgCl và PbCl2
Chất tạo kết tủa trắng với HCl là AgNO3
PTHH: AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3
Đáp án: C
Bài 5: Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:
A. ZnO, BaCl2
B. CuO, BaCl2
C. BaCl2, Ba(NO3)2
D. Ba(OH)2, ZnO
Lời giải
A ZnSO4 tan không có kết tủa
B CuSO4 cũng tan
D ZnSO4 tan
C kết tủa BaSO4 màu trắng
Đáp án: C
Bài 6: Tính chất hóa học nào không phải của axit?
A. Tác dụng với kim loại.
B. Tác dụng với muối.
C. Tác dụng với oxit axit.
D. Tác dụng với oxit bazơ.
Lời giải
Tính chất hóa học không phải của axit là: Tác dụng với oxit axit.
Axit không phản ứng với oxit axit
Đáp án: C
Bài 7: Chất nào sau đây tác dụng với Fe ở nhiệt độ thường tạo ra khí hiđro là
A. O2
B. HCl
C. CO2
D. H2O
Lời giải
Axit tác dụng với kim loại tạo muối và giải phóng khí hiđro
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Đáp án: B
Bài 8: Hãy cho biết muối nào có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch Axit H2SO4 loãng ?
A. ZnSO4
B. Na2SO3
C. CuSO4
D. MgSO3
Lời giải
A. Thỏa mãn: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
B,D loại vì không phải muối sunfat
C. Loại vì Cu không phản ứng với dd H2SO4
Đáp án: A
Bài 9: Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là:
A. Mẩu Mg tan dần, không có bọt khí thoát ra
B. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu
C. Mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được có màu xanh lam
D. Không xảy ra hiện tượng gì
Lời giải
Khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Dung dịch MgCl2 thu được không có màu
Đáp án: B
Bài 10: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg, Zn, Ag, Cu
B. Mg, Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al, Mg
D. Al, Cu, Fe, Ag
Lời giải
Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.
Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au.
Đáp án: C
Bài 11: Dãy các chất có thể tác dụng với dung dịch HCl là:
A. Na, FeO, CuO
B. FeO, CuO, CO2
C. Fe, FeO, CO2
D. Na, FeO, CO2
Lời giải
Dãy các chất có thể tác dụng với dung dịch HCl là Na, FeO, CuO
B, C, D sai do có CO2 không tác dụng với HCl
Đáp án: A
Bài 12: Dung dịch A tác dụng với CuO tạo ra dung dịch có màu xanh lam. A là
A. NaOH
B. Na2CO3
C. H2SO4
D. Ca(OH)2
Lời giải
CuO là oxit bazơ => tan trong dung dịch axit H2SO4 tạo muối CuSO4 có màu xanh lam
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Đáp án: C
Bài 13: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. Bari oxit và axit sunfuric loãng
B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
D. Bari clorua và axit sunfuric loãng
Lời giải
PTHH: BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + H2O + CO2↑
Đáp án: C
Bài 14: Nhóm oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch HCl là
A. Na2O, SO3, CO2
B. K2O, P2O5, CaO
C. BaO, Al2O3, Na2O
D. CaO, BaO, K2O
Lời giải
Loại A vì SO3, CO2 không phản ứng với dung dịch HCl
Loại B vì P2O5 không phản ứng với dung dịch HCl
Loại C vì Al2O3 không tan trong nước
Đáp án: D
Bài 15: Axit HCl tác dụng được với oxit nào trong các oxit sau: Na2O; BaO; CuO; MgO; SO2; P2O5
A. Na2O; BaO; CuO; P2O5
B. BaO; CuO; MgO; SO2
C. Na2O; BaO; CuO; MgO
D. Na2O; BaO; MgO ;P2O5
Lời giải
Na2O; BaO; CuO; MgO là các oxit bazo nên pư với axit=> muối và nước
Đáp án: C
Câu 16: Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là
A. 0,2M
B. 0,3M
C. 0,4M
D. 0,5M
nCO2 = 0,075 mol
Vì KOH dư nên phản ứng tạo ra muối trung hòa
Đáp án: B
Câu 17: Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là:
A. 0,896 lít
B. 0,448 lít
C. 8,960 lít
D. 4,480
Đáp án: A
Câu 18: Cho 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,3 g/ml). Nồng độ mol/lit của dung dịch muối tạo thành là
A. 1M
B. 2M
C. 2,5M
D. 1,5M
Đáp án: A
Câu 19: Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là
A. 0,85 gam và 1,5 gam.
B. 0,69 gam và 1,7 gam.
C. 0,85 gam và 1,7 gam.
D. 0,69 gam và 1,5 gam
Đáp án: D
Câu 20: Dẫn 22,4 lít khí CO2 ( đktc) vào 200g dung dịch NaOH 20%. Sau phản ứng tạo ra sản phẩm nào trong số các sản phẩm sau:
A. Muối natricacbonat và nước.
B. Muối natri hidrocacbonat.
C. Muối natricacbonat.
D. Muối natrihiđrocacbonat và natricacbonat.
mchất tan NaOH = (mdd . C%):100% = 200 . 20%:100% = 40g
Đáp án: B
Câu 21: Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.
A. 12,0 gam.
B. 10,8 gam.
C. 14,4 gam.
D. 18,0 gam.
Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.
Đáp án: C
Câu 22: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là
A. 16,8 gam.
B. 8,4 gam.
C. 12,6 gam.
D. 29,4 gam.
Đáp án: B
Câu 23: Dẫn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 40g dung dịch NaOH 20%. Sản phẩm thu được sau khi cô cạn dung dịch và khối lượng tương ứng là:
A. 12,6 gam NaHCO3; 2,0 gam NaOH
B. 5,3 gam Na2CO3; 8,4 gam NaHCO3
C. 10,6 gam Na2CO3; 4,2 gam NaHCO3
D. 10,6 gam Na2CO3; 2,0 gam NaOH
Đáp án: B
Câu 24: Thổi 2,464 lít khí CO2 vào một dung dịch NaOH thì được 9,46 gam hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và NaHCO3. Nếu muốn chỉ thu được muối NaHCO3 thì cần thêm bao nhiêu lít khí cacbonic nữa?
A. 0,336 lít.
B. 0,112 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,224 lít.
Đáp án: D
Câu 25: Dẫn từ từ 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 12,8 gam NaOH sản phẩm thu được là muối Na2CO3. Khối lượng muối Na2CO3 thu được là:
A. 14,84 gam
B. 18, 96 gam
C. 16,96 gam
D. 16,44 gam
nCO2 =0,14 mol
nNaOH =0,32 mol
→ pư (1) có dư NaOH → nNa2CO3 = nCO2 =0,14 mol
→ mNa2CO3 = 14,84 g
Đáp án: A
Câu 26: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Khối lượng của muối thu được sau phản ứng là
A. 8 gam.
B. 12 gam.
C. 6 gam.
D. 9 gam.
Đáp án: C
Câu 27: Cho 5,6 gam CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9 gam.
B. 3 gam.
C. 7 gam.
D. 10 gam
Đáp án: A
Câu 28: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là :
A. 19,7 g
B. 19,5 g
C. 19,3 g
D. 19 g
nCO2 = V : 22,4 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
Vì Ba(OH)2 dư do đó chỉ xảy ra phản ứng tạo kết tủa
PTHH:
Đáp án: A
Câu 29: Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.
A. 0,224 lít.
B. 3,360 lít.
C. 2,016 lít hoặc 0,224 lít.
D. 2,24 lít hoặc 3,36 lít
Đáp án: C
Câu 30: Khử 16 gam Fe2O3 bằng CO dư , sản phẩm khí thu được cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là :
A. 10 g
B. 20 g
C. 30 g
D. 40 g
Đáp án: C
Bài giảng Hóa học 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit