Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập Bài tập Trắc nghiệm Địa Lí 12 bài 13 - 16 có đáp án, tài liệu bao gồm 36 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Nhận biết
Câu 1: Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng duyên hải. B. Các đồng bằng ven sông.
C. Ven các thành phố lớn. D. Các cao nguyên badan.
Câu 2: Vùng nào có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 3: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào
A. Hoa màu lương thực. B. Phụ phẩm thủy sản. C. Thức ăn công nghiệp. D. Đồng cỏ tự nhiên.
Câu 4: Vùng có năng suất lúa lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Cây lương thực. B. Cây rau đậu. C. Cây công nghiệp. D. Cây ăn quả.
Câu 6: Trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng những năm gần đây là
A. Cây lương thực và cây công nghiệp. B. Cây rau đậu và cây công nghiệp.
C. Cây rau đậu và cây ăn quả. D. Cây rau đậu và cây lương thực.
Câu 7: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Thị trường thế giới nhiều biến động. D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 8: Cây công nghiệp ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu là
A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt. D. Xích đạo.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. Mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng. B. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C. Quỹ đất cho trồng cây công nghiệp ngày càng ít. D. Độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.
Câu 10: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ.. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 11: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 12: Tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Lào Cai. B. Phú Thọ. C. Bắc Giang. D. Lạng Sơn.
Câu 13: Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về các loại nông sản như
A. Cà phê, bông, chè. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu.
C. Cà phê, đậu tương, hồ tiêu. D. Cao su, lạc, hồ tiêu.
Câu 14: Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là
A. Đông nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
C. Đông nam Bộ và Tây Nguyên. D. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 15: Phần lớn diện tích trồng chè ở Tây Nguyên tập trung tại tỉnh
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta?
A. Tỉ trọng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
B. Số lượng tất cả các loài vật nuôi ở đều tăng ổn định.
C. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.
D. Sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi.
Câu 17: Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ chăn nuôi
A. Lợn. B. Gia cầm. C. Trâu. D. Bò.
Câu 18: Hai vùng phát triển nhất cả nước về chăn nuôi lợn và gia cầm là
A. Đồng bằng sông Hồng và Đông nam Bộ.
B. Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 19: Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do
A. Có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt. B. Nhu cầu thịt, trứng tiêu dùng ngày càng tăng.
C. Dịch vụ thú y được chú trọng phát triển hơn. D. Chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
Câu 20: Vùng có số lượng đàn bò thịt phát triển nhất ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 21: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 22: Loại cây nào sau đây không phải là chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Cao su. B. Chè. C. Thuốc lá. D. Cà phê.
Câu 23: Chăn nuôi lợn của nước ta tập trung chủ yếu ở các vùng
A. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 24: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Cây công nghiệp. B. Cây lương thực. C. Cây ăn quả. D. Cây thực phẩm.
Câu 25: Vùng có bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 26: Vùng có năng suất lúa cao nhất ở nước ta là
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.
Câu 27: Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là
A. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, mía. B. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dứa, lạc.
C. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè. D. Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thuốc lá.
Câu 28: Các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta chủ yếu là
A. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, dừa.
B. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, hồ tiêu, thuốc lá.
C. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc 1á.
D. Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, chè, dâu tàm, thuốc lá.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
B. Xu hướng nổi bật là tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
C. Sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Hiệu quả chăn nuôi đã đạt được ở mức độ cao và ổn định.
Câu 30: Vùng nào có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 31: Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng Bằng Sông Hồng.
C. Tây Nguyên. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. Thông hiểu
Câu 1: Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là
A. Cao su. B. Cà phê. C. Chè. D. Hồ tiêu.
Câu 2: Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, chủ yếu là do
A. Nhu cầu thị trường còn thấp và biến động. B. Các điều kiện phát triển còn nhiều hạn chế.
C. Hiệu quả chưa thật cao và chưa ổn định. D. Sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu.
Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. Trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu. B. Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.
C. Khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư thấp. D. Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. Phương thức sản xuất còn lạc hậu. B. Sử dụng vật tư trong sản xuất còn ít.
C. Giống cây công nghiệp chất lượng thấp. D. Cơ sở chế biến nguyên liệu còn hạn chế.
Câu 5: Ý nào sau đây là khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay?
A. Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động. B. Thời tiết và khí hậu diễn biến thất thường.
C. Công nghiệp chế biến chưa phát triển. D. Diện tích các vùng chuyên canh không ổn định.
Câu 6: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ sở thức ăn đảm bảo và thị trường lớn. B. Lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm.
C. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu. B. Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
C. Trình độ lao động chưa cao. D. Con giống cho năng suất thấp.
Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn ở nước ta?
A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt. B. Có nhiều mặt bằng để tập trung chuồng trại.
C. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến thịt. D. Nhu cầu thịt, trứng của người dân lớn.
Câu 9: Nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta là
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Thị trường tiêu thụ ổn định.
C. Nguồn lao động giàu kinh nghiệm. D. Cơ sở chế biến sản phẩm phát triển.
Câu 10: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Cơ sở thức ăn phục vụ cho chăn nuôi còn rất hạn chế.
B. Dịch bệnh hại gia súc vẫn đe dọa tràn lan trên diện rộng.
C. Trình độ còn thấp, công nghiệp chế biến chưa phát triển.
D. Công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến vùng tiêu thụ.
Câu 11: Nhân tố quan trọng nhất tác động đến tính ổn định của diện tích cây công nghiệp ở nước ta là
A. Mạng lưới cơ sở chế biến. B. Thị trường tiêu thụ.
C. Kinh nghiệm của lao động. D. Điều kiện tự nhiên.
Câu 12: Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, biện pháp quan trọng nhất là
A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.
B. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông và ven biển.
C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
D. Khai hoang mở rộng diện tích.
Câu 13: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Áp dụng rộng rãi mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. D. Mở rộng diện tích canh tác.
Câu 14: Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là
A. Ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật. B. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
C. Tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt. D. Phát triển mạnh dịch vụ về giống, thú y.
Câu 15: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do
A. Thị trường tiêu thụ lớn, lao động có kinh nghiệm.
B. Lao động có kinh nghiệm, dịch vụ thú y đảm bảo.
C. Dịch vụ thú y đảm bảo, nguồn thức ăn phong phú.
D. Nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 16: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng này có
A. Cơ sở vật chất hiện đại. B. Cơ sở thức ăn dồi dào.
C. Nguồn vốn đầu tư tăng lên. D. Lao động giàu kinh nghiệm.
Câu 17: Chăn nuôi gia cầm tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do vùng này có
A. Cơ sở hạ tầng đồng bộ. B. Thị trường tiêu thụ lớn.
C. Mạng lưới sông, hồ dày đặc. D. Nguồn lao động chất lượng.
Câu 18: Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. B. Đa dạng hóa sản xuất.
C. Phát triển mô hình kinh tế VAC. D. Khai hoang mở rộng diện tích.
Câu 19: Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
A. Tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
B. Phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
C. Phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.
D. Đa dạng hóa sản phẩm nông sản.
Câu 20: Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
A. Áp dụng nhiều biện pháp khoa học kĩ thuật. B. Trình độ thâm canh cao hơn.
C. Sử dụng nhiều giống cao sản. D. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 21: Nguyên nhân chính giúp diện tích gieo trồng lúa của nước ta thời gian qua có xu hướng tăng là
A. Khai hoang mở rộng diện tích. B. Thực hiện tăng vụ.
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật. D. Phát triển thủy lợi.
Câu 22: Xu hướng thay đổi cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm qua là
A. Giảm diện tích lúa mùa, tăng diện tích lúa hè thu.
B. Tăng diện tích lúa đông xuân, giảm diện tích lúa hè thu.
C. Giảm diện tích lúa đông xuân, tăng diện tích lúa mùa.
D. Tăng diện tích lúa mùa và lúa hè thu.
Câu 23: Vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm ở nước ta là
A. Đông xuân. B. Hè thu. C. Mùa. D. Chiêm.
Câu 24: Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây là
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
C. Tiến bộ của khoa học - kĩ thuật. D. Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 25: Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta có xu hướng tăng do
A. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Cây công nghiệp có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường.
D. Dân cư có truyền thống sản xuất.
Câu 26: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển là do
A. Các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao.
B. Có nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
D. Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi.
Câu 27: Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta tập trung ở những vùng
A. Có điều kiện khí hậu ổn định. B. Ven biển có nghề cá phát triển.
C. Trọng điểm lương thực và đông dân. D. Có mật độ dân số cao.
Câu 28: Chăn nuôi bò sữa được phát triển khá mạnh ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do
A. Điều kiện chăm sóc thuận lợi. B. Cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.
C. Nhu cầu của thị trường lớn. D. Truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.
Câu 29: Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chủ yếu do
A. Điều kiện sinh thái thích hợp. B. Nguồn thức ăn được đảm bảo.
C. Truyền thống chăn nuôi. D. Nhu cầu thị trường lớn.
Câu 30: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa trên diện rộng.
D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Câu 31: Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do
A. Thị trường tiêu thụ lớn, lao động có kinh nghiệm.
B. Lao động có kinh nghiệm, dịch vụ thú y đảm bảo.
C. Dịch vụ thú y đảm bảo, nguồn thức ăn phong phú.
D. Nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 32: Sản lượng lúa của nước ta tăng trong những năm gần đây chủ yếu là do
A. Tăng diện tích lúa mùa. B. Đa dạng hóa nông nghiệp.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến. D. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
Câu 33: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Trình độ lao động được nâng cao. B. Nhu cầu thị trường tăng nhanh.
C. Dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ. D. Cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.
Câu 34: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh, sử dụng đại trà giống mới. B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. D. Mở rộng diện tích canh tác.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng về điều kiện chăn nuôi nước ta?
A. Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
B. Xu hướng chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được phát triển.
C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
Câu 36: Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì
A. Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
B. Phần lớn nước ta có diện tích là đồi núi thấp.
C. Điều kiện tự nhiên không phù hợp cho sản xuất lương thực.
D. Nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
Câu 37: Những thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là
A. Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi. B. Diện tích và sản lượng tăng nhanh.
C. Nhiều giống lúa mới được đa vào sản xuất. D. Đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 38: Nguyên nhân nào làm cho diện tích cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm qua?
A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện.
B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp được tự động hóa.
C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm cây công nghiệp.
D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 39: Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do
A. Tăng diện tích canh tác. B. Tăng năng suất cây trồng.
C. Đẩy mạnh khai hoang phục hóa. D. Đẩy mạnh phát triển thủy lợi.
Câu 40: Vùng Đông bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do có
A. Năng suất lúa cao hơn. B. Trình độ thâm canh cao hơn.
C. Diện tích trồng cây lương thực lớn hơn. D. Truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn.
III. Vận dụng
Câu 1: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho hiệu quả chăn nuôi nước ta chưa ổn định?
A. Cơ sở chuồng trại ở nhiều nơi có quy mô còn nhỏ.
B. Lao động có trình độ kĩ thuật cao còn chưa nhiều.
C. Dịch bệnh hại vật nuôi vẫn đe dọa trên diện rộng.
D. Việc sử dụng giống năng suất cao chưa phổ biến.
Câu 2: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. Khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
B. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. Tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay?
A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu. B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.
C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh. D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu làm biến động số lượng đàn gia cầm nước ta hiện nay là
A. Dịch vụ về giống và thú y chưa đáp ứng yêu cầu.
B. Thị trường biến động, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
C. Cơ sở thức ăn hạn chế, dịch bệnh phát sinh rộng.
D. Thị trường chưa ổn định, dịch bệnh thường xảy ra.
Câu 5: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh trong những năm gần đây là
A. Thị trường tiêu thụ được mở rộng. B. Công nghiệp chế biến phát triển hơn.
C. Giao thông vận tải được cải thiện. D. Sản xuất lương thực đảm bảo tốt hơn.
Câu 6: Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta năm 2016 chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch bệnh nào sau đây?
A. Cúm A/H5N1. B. Cúm A/H7N9.
C. Bệnh tai xanh. D. Bệnh lở mồm long móng.
Câu 7: Biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta là
A. Cơ giới hóa khâu sản xuất. B. Sử dụng các chất bảo quản.
C. Nâng cao năng suất. D. Phát triển công nghiệp chế biến.
Câu 8: Trong sản xuất nông nghiệp nước ta, việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để
A. Tăng hệ số sử dụng đất. B. Đa dạng hóa sản xuất.
C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Đảm bảo an ninh quốc phòng.
Câu 9: Diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta những năm gần đây tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm là do
A. Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu. B. Có hiệu quả kinh tế cao hơn.
C. Đòi hỏi vốn đầu tư ít hơn. D. Thích nghi với nhiều vùng sinh thái.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng với mục đích chuyển đổi cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa gạo ở nước ta?
A. Phù hợp với tập quán địa phương. B. Nâng cao hiệu quả kinh tế.
C. Đa dạng hóa nông nghiệp. D. Đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 11: Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây cao su và cây chè ở nước ta?
A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Đất đai. D. Nguồn nước.
Câu 12: Khó khăn nào sau đây đã cơ bản được khắc phục đối với ngành chăn nuôi nước ta?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa trên diện rộng.
B. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.
C. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.
D. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
Câu 13: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Trình độ lao động được nâng cao. B. Dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ.
C. Nhu cầu thị trường tăng nhanh. D. Cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.
Câu 14: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu.
B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi.
C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng.
D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao.
Câu 15: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho hiệu quả chăn nuôi nước ta chưa ổn định?
A. Cơ sở chuồng trại ở nhiều nơi có quy mô còn nhỏ.
B. Lao động có trình độ kĩ thuật cao còn chưa nhiều.
C. Dịch bệnh hại vật nuôi vẫn đe dọa trên diện rộng.
D. Việc sử dụng giống năng suất cao chưa phổ biến.
Câu 16: Chăn nuôi gà công nghiệp đang phát triển mạnh ở ven các đô thị lớn nước ta, chủ yếu là do
A. Thị trường tiêu thụ lớn. B. Các giống cho năng suất cao.
C. Nguồn lao động dồi dào. D. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.
Câu 17: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để ổn định sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
B. Mở rộng thị trường, hình thành các vùng chuyên canh.
C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, thay đổi giống cây trồng.
D. Hình thành các vùng chuyên canh, thay đổi giống cây trồng.
Câu 18: Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi ở nước ta?
A. Đảm bảo nguồn thức ăn, mở rộng thị trường. B. Đảm bảo nguồn thức ăn, thay đổi giống vật nuôi.
C. Mở rộng thị trường, thay đổi giống vật nuôi. D. Thay đổi giống vật nuôi, đẩy mạnh chế biến.
Câu 19: Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi của nước ta phát triển là
A. Nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng. B. Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo.
C. Dịch vụ cho chăn nuôi có nhiều tiến bộ. D. Ngành công nghiệp chế biến phát triển.
Câu 20: Trong sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn đồng bằng sông Cửu Long về
A. Diện tích gieo trồng. B. Sản lượng lương thực.
C. Khả năng mở rộng diện tích. D. Năng suất lúa bình quân.
IV. Vận dụng cao
Câu 1: Nước ta đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Phát huy các lợi thế về đất đai, khí hậu. B. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
C. Tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực. D. Chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng.
B. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.
C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi rất ổn định.
D. Sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi.
Câu 3: Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là
A. Khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu mỗi vùng.
B. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.
C. Tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.
D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Câu 4: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông sản nước ta?
A. Đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh chế biến. B. Đẩy mạnh chế biến, sản xuất chuyên canh.
C. Đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng giống mới. D. Đẩy mạnh chế biến, sử dụng giống mới.
Câu 5: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.
B. Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.
C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.
D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.
Câu 6: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là
A. Phát triển thêm các đồng cỏ. B. Hiểu được quy luật của thị trường.
C. Đảm bảo chất lượng con giống. D. Phát triển dịch vụ thú y.