Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu bài tập 30 câu trắc nghiệm môn Địa Lý lớp 12 có đáp án, tài liệu bao gồm 7 trang, tuyển chọn 30 bài tập trắc nghiệm, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa Lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
30 câu trắc nghiệm môn Địa Lý lớp 12
Câu 1. Gió mùa Đông Bắc khi đến vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm là
A. Đã bị suy yếu, không còn ảnh hưởng tới vùng.
B. Vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh.
C. Chỉ còn ảnh hưởng tới khu vực ven biển.
D. Chỉ còn ảnh hưởng tới các khu vực núi cao.
Câu 2. Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là
A. Bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá
B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.
C. Diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.
D. Đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Câu 3. Phú Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn vì
A. Có sân bay quốc tế.
B. Có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và được đầu tư rất mạnh.
C. Có di sản văn hoá thế giới.
D. Là một di sản thiên nhiên thế giới.
Câu 4. Kinh tế trang trại ở nước ta
A. Mới được hình thành và phát triển từ năm 2010.
B. Góp phần đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
C. Chỉ tập trung vào ngành trồng trọt.
D. Có quy mô và giá trị sản xuất rất lớn.
Câu 5. Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng
A. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
B. Cắt giảm lượng điện tiêu thụ.
C. Chuyển các trung tâm công nghiệp lớn sang các vùng khác.
D. Thay đổi cơ cấu kinh tế vùng.
Câu 6. Cho bảng số liệu :
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG
CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1195 – 2016
(Đơn vị : %)
Nhóm hàng Năm |
1995 |
2000 |
2005 |
2010 |
2016 |
Công nghiệp nặng và khoáng sản |
25,3 |
37,2 |
36,1 |
31,0 |
45,3 |
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp |
28,5 |
33,8 |
41,0 |
46,1 |
40,4 |
Nông, lâm , thủy sản |
46,2 |
29,0 |
22,9 |
22,9 |
14,3 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ?
A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Tròn.
Câu 7. Cho bảng số liệu :
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MIANMA, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị : triệu USD)
Năm
Giá trị |
2010 |
2016 |
Xuất khẩu |
8861 |
11663 |
Nhập khẩu |
6413 |
17180 |
Theo bảng số liệu, cán cân thương mại của Mianma năm 2010 và năm 2016 lần lượt là
A. 2484 triệu USD và -5157 triệu USD. B. 2448 triệu USD và 5517 triệu USD.
C. 2844 triệu USD và -5751 triệu USD. D. 2448 triệu USD và -5517 triệu USD.
Câu 8. Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền Bắc nước ta vào thời gian
A. Cuối mùa đông. B. Đầu và giữa mùa hạ. C. Giữa và cuối mùa hạ. D. Đầu mùa đông.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông ở nước ta là
A. Phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại.
B. Thực hiện được các mối giao lưu giữa các địa phương trong nước.
C. Góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa.
D. Góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Câu 10. Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh ở nước ta trong những năm qua là
A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dần hoàn thiện.
B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa.
C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp.
D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 11. Cho biểu đồ :
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về số lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016.
A. Sản lượng than giảm liên tục.
B. Sản lượng dầu thô tăng liên tục.
C. Sản lượng điện tăng liên tục.
D. Sản lượng các sản phẩm rất ổn định.
Câu 12. Biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ rừng ở Tây Nguyên ?
A. Hạn chế tình trạng du canh, du cư. B. Quy hoạch lại khu dân cư.
C. Giao đất, giao rừng cho người dân D. Tăng cường xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 13. Toàn cầu hoá kinh tế cũng có những mặt trái, đặc biệt là
A. Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
B. Tạo sự cạnh tranh gay gắt, trong đó các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt.
C. Bản sắc dân tộc bị xoá nhoà.
D. Lan rộng các mặt tiêu cực trên phạm vi thế giới.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
2010 |
2016 |
Trung Quốc |
239 |
698 |
1649 |
6101 |
11199 |
Thế Giới |
12360 |
29357 |
40888 |
65955 |
75848 |
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới, giai đoạn
1985 - 2016?
A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định.
B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng.
C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc lớn nhất thế giới và luôn ổn định.
Câu15. Cho bảng số liệu:
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây |
2005 |
2016 |
Tổng số |
13287,0 |
15112,1 |
Cây lương thực |
8383,4 |
8890,6 |
Cây công nghiệp |
2495,1 |
2978,9 |
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác |
2408,5 |
3242,6 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2005 và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Ô vuông. D. Miền
Câu 16. Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản,
giai đoạn 2010 – 2016.
A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm.
B. Giá trị xuất khẩu giảm, giá trị nhập khẩu tăng.
C. Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng
D. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu không ổn định.
Câu 17. Nội thương của nước ta hiện nay
A. Đã thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn.
C. Phát triển dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.
D. Không có hệ thống siêu thị nào do người Việt quản lí.
Câu 18. Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thuỷ triều.
B. Đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước.
C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc.
D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hoá.
Câu 19. Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là có
A. Cơ sở hạ tầng tốt.
B. Lực lượng lao động rất năng động.
C. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống.
D. Cửa ngõ thông ra biển.
Câu 20. Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016.
A. Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng.
B. Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng.
C. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta không thay đổi.
D. Cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch tích cực, tương đương với các nước phát triển.
Câu 21. Ngành hàng không nước ta có bước phát triển rất nhanh chủ yếu nhờ .
A. Huy động được các nguồn vốn lớn từ cả trong và ngoài nước.
B. Có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở vật chất.
C. Có đội ngũ lao động trình độ khoa học kĩ thuật cao.
D. Mở rộng thành phần kinh tế tham gia khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.
Câu 22. Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có
A. Các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều.
B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vùng vịnh, đầm phá.
C. Các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu.
D. Bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc.
Câu 23. Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
C. Nguồn lao động đồng, trình độ cao.
D. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước.
Câu 24. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thuỷ sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
C. Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu.
D. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và giải quyết việc làm..
Câu 25. Cho bảng số liệu SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
(Đơn vị: Triệu tấn)
Năm Sản phẩm |
2010 |
2013 |
2015 |
2016 |
Lúa gạo |
197,2 |
205,2 |
209,8 |
211,1 |
Mía |
111,5 |
128,7 |
117,6 |
123,1 |
Cà phê |
50 |
117 |
114 |
114 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số nông sản của Trung Quốc, giai đoạn
2010 – 2016, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột ghép C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ tròn.
Câu 26. Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sản lượng dầu thô và điện của Philippin, năm 2016.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Philippin, năm 2016.
C. Sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2016.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2016.
Câu 27. Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ là
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
B. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
C. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hoá nền kinh tế.
D. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
Câu 28. Cho bảng số liệu:
(Đơn vị: Nghìn đồng)
Năm Các vùng |
2004 |
2012 |
2016 |
Cả nước |
484,4 |
1999,8 |
3097,6 |
Tây Nguyên |
390,2 |
1643,3 |
2365,9 |
Đông Nam Bộ |
833,0 |
3016,4 |
4661,7 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
471,1 |
1796,7 |
2777,6 |
Theo bảng số liệu, nhận định nào sau đây không chính xác về thu nhập bình quân đầu người/tháng ở một số vùng của nước ta, giai đoạn 2004 – 2016?
A. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta có xu hướng tăng lên.
B. Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá giữa các vùng.
C. Vùng có kinh tế phát triển có thu nhập cao và ngược lại.
D. Các vùng miền núi có thu nhập cao hơn các vùng đồng bằng.
Câu 29. Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016.
A. Tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng; tỉ trọng các nhóm hàng khác giảm.
B. Tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm; tỉ trọng các nhóm hàng khác tăng.
C. Tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng; tỉ trọng các nhóm hàng khác
giảm.
D. Tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản nhỏ nhất nhưng có xu hướng tăng.
Câu 30. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.
C. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.
D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 31. Công nghiệp khai thác dầu khí phát triển đã giúp cho Đông Nam Bộ
A. Trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của vùng.
C. Hình thành nên các nhà máy lọc – hoá dầu hiện đại.
D. Có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất nước