Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 có đáp án: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo), tài liệu bao gồm 17 trang, gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Địa Lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 có đáp án: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Câu 1: Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:
A. Động đất, bão và lũ lụt.
B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn
C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.
D. Mưa giông, hạn hán, cát bay.
Đáp án: Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.
⇒ Đáp án A, C, D sai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đâu không phải khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:
A. lũ quét.
B. nhiễm phèn.
C. sạt lở đất.
D. xói mòn.
Đáp án: Lũ quét, sạt lở, xói mòn là thiên tai chủ yếu ở vùng đồi núi. Nhiễm phèn, nhiễm mặn là thiên tai vùng đồng bằng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:
A. Lương thực
B. Thực phẩm.
C. Công nghiệp.
D. Hoa màu.
Đáp án: Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa ⇒ thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Thế mạnh chủ yếu của khu vực đồi núi nước ta là
A. cây công nghiệp hằng năm
B. cây công nghiệp lâu năm
C. cây lương thực
D. hoa màu
Đáp án: Khu vực đồi núi và bề mặt các cao nguyên rộng lớn ở nước ta với đất feralit và đất badan màu mỡ thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, chè, điều...)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi nước ta dựa vào:
A. nguồn khoáng sản dồi dào.
B. tiềm năng thủy điện lớn.
C. phong cảnh đẹp, mát mẻ.
D. địa hình đồi núi thấp
Đáp án: Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ ⇒ thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng ⇒ phát triển du lịch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào?
A. Thương mại.
B. Du lịch.
C. Trồng cây lương thực.
D. Trồng cây công nghiệp.
Đáp án: Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ ⇒ thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng ⇒ phát triển du lịch.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Đáp án: Phát triển cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở vùng đồi núi, không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn vì:
A. vùng núi nước ta có lượng mưa lớn và tập trung.
B. nhiều sông ngòi, địa hình dốc, nhiều thác ghềnh.
C. sông lớn và dài, nước chảy quanh năm.
D. ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi.
Đáp án: Miền núi nước ta có địa hình dốc, lắm thác ghềnh + là nơi phát sinh của nhiều hệ thống sông lớn.
⇒ tốc độ dòng chảy lớn ⇒ thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện → tiềm năng thủy điện lớn (Trung du miền núi BB và Tây Nguyên).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Địa hình đồi núi có độ dốc lớn đã làm cho:
A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.
Đáp án: Địa hình đồi núi đã làm cho sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW. Đặc biệt sông Đà, sông Mã, sông Hồng và một số con sông ở vùng Tây Nguyên,…
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Bắc.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Tây Nguyên
Đáp án: - Bão, lũ lụt, hạn hán là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng ⇒ loại trừ đáp án B. Tây Bắc
- Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ (phía Nam của Tây Bắc chịu ảnh hưởng ít hơn). Khu vực “ĐBSH và Tây Nguyên” ít hoặc hầu như không chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
→ Loại đáp án A, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vùng nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Bắc.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ và một phần phía Nam của Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La,…).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của:
A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du.
B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ.
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Đáp án: Cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển tốt trên các loại đất feralit, đất badan ở khu vực đồi núi ⇒ thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển
A. các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.
B. các cây công nghiệp, cây rau đậu.
C. các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.
D. các cây công nghiệp, cây ăn quả.
Đáp án: Cây công nghiệp, cây ăn quả là các cây có biên độ sinh thái hẹp, thích ứng với đất feralit, khí hậu ôn hòa thuận lợi ⇒ thích hợp nhất ở các cao nguyên, đồi trung du, bán bình nguyên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta là:
A. Bão.
B. Sạt lở bờ biển.
C. Cát bay, cát chảy.
D. Động đất.
Đáp án: - Sạt lở bờ biển,cát bay, cát chảy xảy ra ở ven biển, không phải là thiên tai gây hậu quả nặng nề nhất ⇒ Sai
- Động đất không xảy ra thường xuyên, hằng năm ở nước ta ⇒ Sai
- Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?
A. Vùng đồng bằng, ven biển.
B. Vùng đồi núi, ven biển.
C. Vùng trung du, đồng bằng.
D. Vùng trung du và miền núi.
Đáp án: Hằng năm nước ta đón 8 -10 cơn bão từ biển Đông, bão gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển ở nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là
A. đất trồng cây lương thực bị hạn chế.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.
C. khí hậu phân hoá phức tạp.
D. khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
Đáp án: Nước ta có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, phân bậc rõ rệt
⇒ địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, lắm sông suối hẻm vực, sườn dốc ⇒ khó khăn cho giao thông đi lại, cản trở hoạt động giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư ở vùng núi.
⇒ Đây là khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
A. Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.
B. Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.
D. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.
Đáp án: Địa hình đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích lãnh thổ địa nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông và đó cũng là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi
A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
B. phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.
C. nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
D. giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.
Đáp án: Thứ 1: Về mặt phát sinh: ở nước ta, sông lớn mang vật liệu bào mòn từ vùng núi bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Thứ 2: Về vai trò, tác động qua lại:
- Khai thác, bảo vệ tài nguyên vùng núi (ví dụ rừng) giúp:
+ mang lại hiệu quả kinh tế cao (cung cấp gỗ, sinh vật quý băng hiếm..); hạn chế sạt lở, xói mòn, địa hình, lũ quét…ở miền núi
+ đồng thời: bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thiên tai lũ lụt cho vùng đồng bằng.
- Vùng núi là thượng nguồn các con sông lớn đổ về đồng bằng hạ lưu sông ⇒ mọi hoạt động khai thác gây ô nhiễm vùng núi đều ảnh hưởng đến miền đồng bằng phía dưới. (ví dụ khai thác khoáng sản).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Vì sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?
A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.
B. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa đa dạng.
C. Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
D. Đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên.
Đáp án: Nguyên nhân việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng chủ yếu là do vùng đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại. Chẳng hạn, lớp phủ vùng đồi núi yếu thì các quá trình xâm thực, bóc mòn diễn ra mạnh và đồng bằng được bồi tụ lượng phù sa rất lớn và ngược lại.
Đáp án cần chọn là: D