Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất

Tải xuống 5 3.9 K 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

Bài giảng Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI ( TT )

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

  1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ở nước ta.

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ở nước ta.

  1. Kĩ năng

- Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ.

- Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
  2. Giáo viên.

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh cảnh quan địa hình đồng bằng.

  1. Học sinh.

- Atlat địa lí Việt Nam.

- Đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

  1. Kiểm tra bài cũ: - Anh( Chị) hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
  2. Bài mơí: GV vào bài

- Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp lúa nước. .

- Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp với cây công nghiệp là chủ yếu.

- Dựa vào tiêu chí nào để có thể đưa ra các nhận xét như vậy?

GV: Các nhận xét trên dựa trên đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một phần khu vực địa hình nước ta

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

* HĐ l: Hình thức: Nhóm / cặp, Cả lớp

- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồáng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

(Đồng bằng châu thổ thường rộng và bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp).

- GV chỉ trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam và chỉ cho học sinh nắm được đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.

* HĐ 2: Nhóm/Cả lớp.

 So sánh đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Bước 1:GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận về hai đồng bằng lớn là ĐBSH và ĐBSCL.

Bước 2: Sau đó mỗi nhóm cử một HS chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, HS trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long, các HS khác bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và sau đó đưa ra kết luận.

* HĐ 3: Hình thức: Cá nhân

CH: GV Đọc SGK mục b, quan sát vào bản đồ và Atlat và dựa vào hình 6, hãy nêu đặc điểm đồng bằng ven biển theo dàn ý:

-Nguyên nhân hình thành:.....

- Diện tích: ...........................

- Đặc điểm đất đai.................

- Các đồng bằng lớn:.............

Một HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận và bổ sung kiến thức.

* HĐ 4: Hình thức: Nhóm / cặp

 Giáo viên tổ chức thảo luận theo nhóm, chia lớp thành 2 nhóm.

Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Nhóm1: Đọc SGK mục 3.a, và kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi tới phát triển KT- XH

Nhóm 2 : Đọc SGK mục 3.b, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng tới phát triển kinh tế - xã hội.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, sau đó đại diện nhóm lên kết hợp với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trình bày.

Một học sinh trình bày thuận lợi, một học sinh trình bàykhó khăn, các HS khác nhận xét bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận ý đúng của mỗi nhóm, sau đó chuẩn kiến thức, rút ra kết luận chung.

b) Khu vực đồng bằng

- Đồng bằng chia làm hai loại:

 + Đồng bằng châu thổ

 + Đồng bằng ven biển

 

* Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

 

 

 

 

 

 

 

* Giống nhau:

- Đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

 - Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

* Khác nhau:

 Do sông Hồng và sông Thái bình bồi tụ.

 

- DT: 15.000 km2.

- Có hệ thống đê ngăn lũ.

- Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm.

- Ít chịu tác động của thuỷ triều

- Do sông Tiền và sông Hậu bồi tụ.

 

- DT: 40.000 km2.

- Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

- Được bồi đắp phù sa hằng năm.

- Chịu tác động mạnh mẽ của thuỷ triều.

 

* Đồng bằng ven biển

- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.

- Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu, đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế -  xã hội

a. Khu vực đồi núi.

* Thuận lợi

- Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.

- Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

- Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây CN.

- Các dòng sông ởû miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà……).

- Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì……

 * Khó khăn :

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, s­ườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt đất, tại các đứt gãy còn  phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…

 b. Khu vực đồng bằng.

 * Thuận lợi:

 + Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.

+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.

+ Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. .

* Các hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...

  1. ĐÁNH GIÁ

- So sánh những đặc điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành, địa hình và đất của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?

- Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.

  1. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

- Học sinh về nhà học bài, làm các bài tập và xem trước bài mới.

  1. RÚT KINH NGHIỆM
Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 7 Đất nước nhiều đối núi (tt) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống