SBT Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) | Giải SBT Địa lí lớp 12

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Câu 1 trang 14 SBT Địa lí 12: Nước ta có hai đồng bằng châu thổ sông, đó là:

A. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình.

B. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Đồng Nai.

C. đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

D. đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu.

Trả lời:

Hai đồng bằng châu thổ sông lớn nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn C.

Câu 2 trang 14 SBT Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau:

 (ảnh 1)

Trả lời: 

 (ảnh 3)

Câu 3 trang 15 SBT Địa lí 12: Đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do

A. có hệ thống kênh mương thủy lợi rất phát triển.

B. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh.

C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng.

D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt.

 

Trả lời: 

Đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do hệ thống đê ven sông làm cho đồng bằng bị chia cắt.

Chọn D.

Câu 4 trang 15 SBT Địa lí 12: Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do

A. biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành.

B. sông bồi đắp phù sa là chủ yếu.

C. sự can thiệp của bàn tay con người.

D. sự biến đổi của khí hậu.

Trả lời: 

Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành các đồng bằng ven biển miền Trung,vì vậy đất mang đặc tính nhiều cát, ít phù sa sông, nghèo dinh dưỡng.

Chọn A.

Câu 5 trang 15 SBT Địa lí 12: Thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm.

B. chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ.

C. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn.

D. chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhỏ.

Trả lời: 

Đặc trưng của khu vực đồi núi là chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn.

Chọn C.

Câu 6 trang 15 SBT Địa lí 12: Thiên tai nào dưới đây thường không xảy ra ở khu vực đồi núi?

A. lũ nguồn, lũ quét.

B. triều cường, lũ lụt.

C. động đất, trượt lở đất.

D. sương muối, rét hại.

Trả lời: 

- Thiên tai đặc trưng ở khu vực đồi núi: lũ nguồn, lũ quét, động đất, trượt lở đất, sương muối, rét hại.

- Triều cường, lũ lụt là 2 thiên tai đặc trưng cho vùng đồng bằng ven biển.

Chọn: B.

Câu 7 trang 15 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Bắc.                    B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.              D. Tây Nguyên.

Trả lời: 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, ta thấy các mỏ đất hiếm ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc.

Chọn B.

Câu 8 trang 15 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết mỏ khoáng sản nào dưới đây không phải mỏ than đá.

A. Vàng Danh.              B. Quỳnh Nhai.

C. Phong Thổ.              D. Nông Sơn.

Trả lời: 

Phong Thổ là mỏ đất hiếm => Không phải mỏ than đá.

Chọn C.

Câu 9 trang 16 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy nêu sự phân bố (tên mỏ và tên tỉnh tương ứng) của các loại khoáng sản:

- Than đá: .................................................

- Sắt: ....................................................

- Bô-xit: ....................................................

- Thiếc: ....................................................

Trả lời: 

- Than đá: Cẩm Phả (Quảng Ninh), Sơn Động (Bắc Giang),…

- Sắt: Thạch Khê (Hà Tĩnh), Thái Nguyên (Thái Nguyên).

- Bô-xit: Tây Nguyên.

- Thiếc: Quỳ Châu (Nghệ An), Sơn Dương (Thái Nguyên),…

Câu 10 trang 16 SBT Địa lí 12: Cho biết những hậu quả của việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở vùng đồi núi nước ta.

Trả lời: 

Những hậu quả của việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lý ở vùng đồi núi nước ta:

- Gây lũ nguồn, lũ quét, ngập lụt ở vùng đồng bằng.

- Xói mòn, trượt lở đất ở miền đồi núi.

- Thu hẹp dần môi trường sống của nhiều loại động vật, làm mất cân bằng môi trường sinh thái.

- Giảm diện tích rừng tự nhiên, đất ô nhiễm - bạc màu - kém dinh dưỡng,...

Câu 11 trang 16 SBT Địa lí 12: Hãy nêu một số giải pháp nhằm khai thác tối ưu các thế mạnh của khu vực đồi núi ở nước ta.

Trả lời:

Một số giải pháp nhằm khai thác tối ưu các thế mạnh của khu vực đồi núi ở nước ta:

- Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng, đẩy mạnh thâm canh,... kết hợp cải tạo đất.

- Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư, định canh cho dân cư miền núi.

- Có các biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất trồng và rừng, khai thác khoáng sản, thủy năng,...; xử phạt nghiêm minh những đối tượng làm trái quy định Pháp luật.

Câu 12 trang 16 SBT Địa lí 12: Nhận định nào không đúng về thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng nước ta?

A. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp.

B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. Các thiên tai như bão, lũ lụt , hạn hán,…thường xảy ra.

D. Có nguồn lợi về thủy sản, không có nguồn lợi về khoáng sản và lâm sản.

Trả lời: 

Thế mạnh vùng đồng bằng là cung cấp nguồn tài nguyên thủy sản, khoáng sản, lâm sản.

Chọn D.

Đánh giá

0

0 đánh giá