60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ Hoá Học lớp 12, tài liệu bao gồm 8 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

KIẾN THỨC HỮU CƠ TỔNG HỢP

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(a) Các chất metylamin, metylamoni cacbonat, glyxin và anilin đều có khả năng phản ứng với HCl.

(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của anilin dễ hơn của benzen.

(c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.

(d) Phenol (C6H5OH) tan tốt trong etanol.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

            A. 4.                            B. 3.                            C. 1.                            D. 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, năm 2015)

Câu 2: Cho các chất sau:  ancol etylic (1), đimetyl ete (2), axit axetic (3),  metyl axetat (5), etyl clorua (6). Sắp xếp theo chiều giảm  nhiệt độ sôi là:

A. (3) > (1) > (5) > (6) > (2).                          B. (3) > (1) > (6) > (2) > (5). 

C. (3) > (1) > (6) > (5) > (2).                          D. (3) > (1) > (5) > (2) > (6).

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 3: Có các hợp chất có CTPT lần lượt là CH2O; CH2O2; C2H2O3 và C3H4O3. Số chất vừa tác dụng với với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng tráng gương là:

A. 3.                            B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 4: Cho dãy các chất: isopentan, lysin, glucozơ, isobutilen, propanal, isopren, axit metacrylic, phenylamin, m-crezol, cumen, stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là:

A. 6.                            B. 9.                            C. 8.                            D. 7.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 5: Cho các chất sau: ClH3NCH2COOH, HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3-COOCH=CH2. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc, dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối?

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 6: Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là:

A. quỳ tím.                  B. natri clorua.            C. natri hiđroxit.                     D. phenolphtalein.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia Sở GD & ĐT Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 7: Cho dãy các chất: HCOONH4, HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3, HCOONa. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. 6.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia Sở GD & ĐT Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 8: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích, người ta thường sử dụng phản ứng hoá học nào sau đây?

A. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

B. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

C. Cho axit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Trần Bình Trọng Phú Yên, năm 2015)

Câu 9: Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, HCOONH4, (CH3NH3)2CO3, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH và HCl là

A. 2.                            B. 5.                            C. 3.                            D. 4.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Trần Bình Trọng Phú Yên, năm 2015)

Câu 10: Chỉ dùng một thuốc thử có thể phân biệt được 3 chất hữu cơ riêng biệt: axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin. Thuốc thử đó là

A. NaOH.                    B. HCl.                                    C. CH3OH/HCl.          D. Quì tím.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Hương Khê Hà Tĩnh, năm 2015)

Câu 11: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, axit fomic, anđehit axetic.                     B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.

C. Frutozơ, glixerol, anđehit axetic.              D. Glucozơ, frutozơ, saccarozơ.

 (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Tĩnh Gia 2 Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 12: Xét các hợp chất gồm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Có ba chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

B. Có bốn chất có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

C. Có ba chất có khả năng làm nhạt màu dung dịch brom.

D. Có một chất chất tác dụng với I2 ở điều kiện thích hợp tạo dung dịch màu xanh.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Chúc Động – Hà Nội, năm 2015)

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit cacboxylic đơn chức có số chẵn nguyên tử C (khoảng từ 12 đến 24 cacbon), mạch không phân nhánh.

(b) Lipit là chất béo.

(c) Ở nhiệt độ phòng, triolein là chất lỏng.

(d) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

(e) Khi đun nóng dung dịch peptit với kiềm đến cùng sẽ thu được các - amino axit.

Số phát biểu đúng là :

A. 4.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 14: Cho các chất sau: axetilen, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, anbumin, natri fomat, axeton, but-1-in. Số chất có thể tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

A. 7.                            B. 5.                            C. 8.                            D. 6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 15: Cho các chất sau: CH3CHO, CH3OH, CH3COONH4, C2H5OH, CH3CH2CH2CH3. Số chất có thể chuyển hóa thành CH3COOH bằng một phản ứng là

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT Chúc Động Hà Nội, năm 2015)

Câu 16: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

            A. 1.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 2.

 (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Tĩnh Gia 2 Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 17: Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol.

(2) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to).

(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(4) Để phân biệt anilin và phenol, ta có thể dùng dung dịch brom.

(5) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

(6) Tơ nilon-6 có thể điều chế bằng phường pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng.

Số phát biểu đúng là:

            A. 4.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 3

 (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Tĩnh Gia 2 Thanh Hóa, năm 2015)

Câu 18: Chất nào sau đây không dùng làm thuốc nổ?

A. Glixerin trinitrat.   B. Trinitrotoluen.       C. Axitpicric.              D. Naphtalen.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Phan Bội Châu, năm 2015)

Câu 19: Cho sơ đồ sau:

       X                                                         Z

                               C2H5OH

       Y                                                         T

      

Với mỗi mũi tên là một phản ứng thì X,Y, Z, T là:

A. Etilen, axetilen, glucozo, etylclorua.

B. Etilen, natrietylat, glucozơ, etylaxetat.

C. Anđehit axetic, vinylpropionat, etylclorua, etylaxetat.

D. Anđehit axetic, axetilen, etylclorua, etilen.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Phan Bội Châu, năm 2015)

Câu 20: Bằng một phương trình hóa học, từ chất hữu cơ X có thể điều chế chất hữu cơ Y có phân tử khối bằng 60. Chất X không thể

A. HCOOCH3.                    B. CH3OH.          C. C2H5OH.                D. CH3CHO.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia Sở GD & ĐT TP.HCM, năm 2015)

Câu 21: Cho các chất sau: Axit fomic, metylfomat, axit axetic, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, anđehit axetic. Số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho ra Ag là

A. 4.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia Sở GD & ĐT TP.HCM, năm 2015)

 

Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trừ axetilen, các ankin khác khi cộng hợp với nước (xúc tác: HgSO4, H+) đều cho sản phẩm chính là xeton.

B. Axeton cộng hợp với hiđro tạo ra ancol bậc II.

C. Hiđro hóa hoàn toàn các anđehit đều sinh ra ancol bậc I.

D. Dung dịch saccarozơ làm nhạt màu nước brom.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch axit fomic vào dung dịch đimetylamin.

(2) Cho dung dịch axit axetic vào dung dịch natri phenolat.

(3) Cho phenol vào nước brom.

(4) Cho anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

(5) Sục axetilen vào dung dịch nước brom.

Số thí nghiệm trong đó có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 4.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 24: Phát biểu đúng

A. Phenol có lực axit yếu hơn ancol.

B. Axit axetic có tính axit mạnh hơn tính axit của axit fomic.

C. Axit picric (2,4,6-trinitrophenol) được sử dụng làm chất nổ và một lượng nhỏ được dùng làm thuốc chữa bỏng.

D. C4H11N có 5 đồng phân bậc 1.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 25: Hợp chất hữu cơ không làm mất màu brom trong CCl4

A. isobutilen.              B. ancol anlylic.         C. anđehit acrylic.      D. anđehit ađipic.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 26: Có các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C6H5ONa (natri phenolat), C6H5NH2  (anilin). Số cặp chất có khả năng tác dụng được với nhau là

A. 2.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 27: Sự mô tả nào sau đây không đúng hiện tượng ?

A. Cho quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy dung dịch chuyển sang màu xanh.

B. Cho anilin vào nước brom thấy tạo ra kết tủa màu trắng.

C. Cho propilen vào nước brom thấy nước brom bị mất màu và thu được một dung dịch đồng nhất trong suốt.

D. Nhỏ vài giọt anilin vào dung dịch HCl, thấy anilin tan.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 28: Cho 4 chất sau: (1) Ancol etylic; (2) Phenol; (3) Benzen; (4) Axit axetic. Độ linh động của nguyên tử hiđro trong phân tử các chất trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần nào sau đây?

A. (3) > (1) > (2) > (4).                                               B. (4) > (2) > (1) > (3).           

C. (3) > (2) > (1) > (4).                                               D. (4) > (1) > (2) > (3).

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Phan Đăng Lưu TP.HCM, năm 2015)

Câu 29: Cho các chất : axit fomic, anđehit axetic, rượu etylic, axit axetic. Thứ tự các hóa chất dùng làm thuốc thử để phân biệt các chất ở dãy nào là đúng ?

A. Na; dd NaOH; dd AgNO3/NH3.                 B. Quỳ tím; dd NaHCO3; dd AgNO3.

C. Quỳ tím; dd AgNO3/NH3.                          D. Dd AgNO3/NH3; dd NaOH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Phan Đăng Lưu TP.HCM, năm 2015)

Câu 30: Trong các chất: HOOCCH2CH(NH2)COOH, m-HOC6H4OH, p-CH3COOC6H4OH, CH3CH2COOH, (CH3NH3)2CO3, ClH3NCH(CH3)COOH. Có bao nhiêu chất mà 1 mol chất đó phản ứng được tối đa với 2 mol NaOH?

A. 4.                            B. 3.                            C. 6.                            D. 5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Đại học Vinh Nghệ An, năm 2015)

Câu 31: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, saccarozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là

            A. 5.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 6.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, năm 2015)

 

Câu 32: Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu không đúng?

(1) Đường fructozơ có vị ngọt hơn đường mía.  

(2) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc β–glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β–1,4–glicozit.

(3) Enzim mantaza xúc tác cho phản ứng thuỷ phân mantozơ thành glucozơ.

(4) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo ra axit gluconic.

(5) Bột ngọt là muối đinatri của axit glutamic.

(6) Lysin là thuốc bổ gan, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.

(7) Nilon–7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ω–aminoenantoic.

A. 1.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 2.   

Câu 33: Dung dịch nào sau đây không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?

A. Fomalin.                 B. Etylen glicol.         C. Glixerol.                 D. Giấm ăn.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Phụ Dực Thái Bình, năm 2015)

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho axetilen  cộng H2O (to, xúc tác HgSO4, H2SO4) tạo ra CH3CHO.

B. Các chất : HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2 đều tham gia phản ứng tráng bạc.

C. Phenol, anilin  tác dụng với nước brom đều  tạo kết tủa.

D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Sào Nam Quảng Nam, năm 2015)

Câu 35: Cho các chất sau: axetilen, phenol, glucozơ, toluen, isopren, axit acrylic, axit oleic, etanol, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A. 7.                            B. 6.                            C. 4.                            D. 5.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Sào Nam Quảng Nam, năm 2015)

Câu 36: Cho các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt chứa các chất CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) có cùng nồng độ 0,001M. Hãy sắp xếp các dung dịch trên theo thứ tự pH tăng dần

A. Z, T, X, Y.              B. Y, X, T, Z.              C. X,Y,T, Z.               D. Z, T, Y, X.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Sào Nam Quảng Nam, năm 2015)

Câu 37: Chất không phản ứng với NaOH là:

A. axit clohiđric.        B. phenol.                   C. Ancol etylic.                      D. axit axetic.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Phan Thúc Trực Nghệ An, năm 2015)

Câu 38: Phản ứng hoá học nào sau đây không xảy ra?

A. 2CH3COOH  + 2Na →2CH3COONa   +  H2.

B. CH3COOH  + NaOH → CH3COONa  + H2O.

C. C6H5OH  + CH3COOH → CH3COOC6H5   +  H2O.

D. 2C2H5OH   + 2Na → 2C2H5ONa  + H2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 THPT Phan Thúc Trực Nghệ An, năm 2015)

Câu 39: Trong các phát biểu dưới đây, có mấy phát biểu đúng?

(1) Glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng.

(2) Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta dùng dung dịch Br2/CCl4.

(3) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

(4) Saccarozơ hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho sản phẩm phức Cu(C12H22O11)2 màu xanh lam.

(5) Xenlulozơ bị thủy phân bởi enzim xenlulaza có trong dạ dày động vật nhai lại.

(6) Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng dung dịch KI.

A. 1.                                               B. 3.                               C. 2.                                              D. 4.   

Câu 40: Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 4 dung dịch: phenol, anilin, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Ban đầu chúng đều không màu, nhưng để lâu một thời gian: lọ X bị chuyển sang màu đen, lọ Y chuyển sang màu hồng, lọ Z chuyển sang màu vàng, lọ T hầu như không chuyển màu. Chọn khẳng định đúng:

A. Z là anilin.             B. T là HNO3 đặc.      C. X là H2SO4 đặc.     D. Y là phenol.

Câu 41: Chọn phát biểu đúng:

A. Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần hòa tan vào nhau.

B. Sợi bông, đay, tơ tằm đều có nguồn gốc tự nhiên, thành phần chính của chúng là xenlulozơ.

C. Poliisopren có tính dẻo, cách điện, cách nhiệt, polithiophen có tính bán dẫn.

D. Tơ olon, tơ capron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome tương ứng.

Câu 42: Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) A1 + NaOH  A2 + A3                                                                                                

(2) A2 + H2SO4 (loãng)  A4 + A5

(3) A6 A7 + H2O                           

(4) A3 + A7 A4

(5) A3 + A6 A8 + H2O

Biết A6 là hợp chất hữu cơ đơn chức có khối lượng mol M = 46 gam. Hợp chất A1 và A8 lần lượt có thể là

A. CH3COO-C2H5 và HCOO-C2H5.               B. HCOO-C2H5 và C2H5-O-CH3.

            C. HCOO-CH3 và C2H5-O-CH3.                                                      D. CH3COO-CH3 và HCOO-CH3.   

Câu 43: Trong số các chất:  toluen, nitrobenzen, anilin, phenol, axit benzoic, benzanđehit, naphtalen, p-xilen, cumen, p-crezol, số chất tham gia phản ứng thế ở nhân thơm dễ hơn so với benzen là

A. 9.                            B. 7.                            C. 6.                            D. 8.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh Đăk Nông, năm 2015)

Câu 44: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần: C2H5OH, CH3CHO, H2O, CH3COOH:

A. C2H5OH, CH3CHO, H2O, CH3COOH.      B. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, H2O.

C. CH3CHO, H2O, C2H5OH,  CH3COOH.     D. CH3CHO, C2H5OH, H2O, CH3COOH.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 THPT chuyên Nguyễn Huệ Hà Nội, năm 2015)

Câu 45: Kết luận nào sau đây đúng?

A. Trong công nghiệp, người ta oxi hóa CH3OH có xúc tác để điều chế HCHO.

B. Nồng độ glucozơ trong máu người hầu như không đổi khoảng 0,1%.

C. Nhúng giấy quỳ vào dung dịch anilin, màu quỳ tím chuyển thành xanh.

D. Poli (etylen terephtalat) được điều chế từ phản ứng trùng hợp.

Câu 46: Este mạch hở X (C4H6O2) có x công thức cấu tạo thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra muối và ancol. Ancol Y (C4H10O2) có y công thức cấu tạo hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

A. x – y = 1.                B. x – y = 0.                C. y – x = 1.                D. x – y = 2.

Câu 47: Có các phát biểu sau về 4 chất hữu cơ : Tristearin, phenol, Ala-Gly và glucozơ :

(1) Tất cả 4 chất đều ở trạng thái rắn trong điều kiện thường.    

(2) Có 2 chất tham gia được phản ứng thủy phân.

(3) Có 2 chất tham gia được phản ứng tráng gương.                  

(4) Có 3 chất làm mất màu nước brom.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                            B. 3.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 48: Kết luận nào sau đây đúng?

A. Tristearin phản ứng được với H2 (Ni, to).                         

B. Toluen làm mất màu dung dịch Br2.         

C. CH3–COOH tan trong nước kém hơn so với HCOO–CH3.          

D. Anlen là đồng phân của propin.

Câu 49: Cho các chất sau: Glucozơ, metylamin, axit fomic và phenol. Chất ít tan trong nước nhất trong bốn chất này là

A. metylamin.             B. glucozơ.                 C. axit fomic.             D. phenol.

Câu 50: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Phenol và triolein cùng tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2.

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat là tơ thiên nhiên.

C. Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp buta-1,3-đien, but-1-in và vinylaxetilen thu được một hiđrocacbon duy nhất.

D. Dùng Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và dung dịch AgNO3/NH3, chứng minh glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.

Câu 51: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Phenol và alanin không làm đổi màu quỳ tím.                 

B. Tinh bột và xenlulozơ thuộc nhóm polisaccarit.

C. Isoamyl axetat có mùi dứa.                                                           

D. Tơ nilon-6,6 được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học.

Câu 52: Có các phát biểu sau:

(1) Cả 6 nguyên tử cacbon và 6 nguyên tử hiđro trong phân tử benzen cùng nằm trong một mặt phẳng.

(2) Nhúng sợi dây đồng hình lò xo đã được đốt rất nóng vào etanol thấy màu của dây đồng chuyển từ đen sang đỏ.

(3) Fructozơ có nhiều trong quả ngọt,...Đặc biệt trong mật ong có tới 40% fructozơ.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat.

(5) PE là chất dẻo mềm, nóng chảy trên 1100C được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa,...

(6) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa,...

Số phát biểu đúng là

A. 5.                                  B. 6.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 53: Cho các nhận xét sau:

1. Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.

2. Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục.

3. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ ở nhiệt độ thường thì xuất hiện dung dịch màu xanh.

4. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.

Số nhận xét đúng là:

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 1.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 THPT Đặng Thúc Hứa Nghệ An, năm 2015)

Câu 54: Cho các chất: isopren, stiren, cumen, ancol allylic, anđehit acrylic, axit acrylic, triolein. Số chất khi cho tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được sản phẩm hữu cơ, nếu đốt cháy sản phẩm này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2 là:

A. 5.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 6.

Câu 55: Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli(vinyl clorua), poli vinylaxetat, nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là:

A. 4.                            B. 5.                            C. 3.                            D. 6.

Câu 56: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?

A. Saccarozơ.             B. Fructozơ.                C. Axit fomic.            D. Anđehit axetic.

Câu 57: Các loài thủy hải sản như lươn, cá … thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây:

A. Rửa bằng nước lạnh.                                              B. Dùng nước vôi.

C. Dùng giấm ăn.                                           D. Dùng tro thực vật.

Câu 58: Ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất: X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH; X, Z đều không có khả năng tác dụng với kim loại Na; khi đun nóng chất X với dung dịch H2SO4 loãng thì trong số các sản phẩm thu được, có một chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5.

B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.

C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3.

D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.

Câu 59: Phát biểu sai

A. Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện.

B. Amilozơ là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).

Câu 60: Trong dung dịch, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. glucozơ.                 B. axit axetic.              C. ancol etylic.                       D. saccarozơ.

 

Xem thêm
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 1)
Trang 1
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 2)
Trang 2
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 3)
Trang 3
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 4)
Trang 4
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 5)
Trang 5
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 6)
Trang 6
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 7)
Trang 7
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 8)
Trang 8
60 câu hỏi ôn tập kiến thức hữu cơ - Hoá Học lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống