Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Một số câu hỏi hoá học hữu cơ trích từ đề thi - Hoá Học lớp 12, tài liệu bao gồm 8 trang, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT môn Hóa sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
KIẾN THỮ HỮU CƠ TỔNG HỢP 1
Câu 1: Cho dãy các chất: CH3CHO, HCOOH, C2H5OH, CH3COCH3. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Glucozơ → C2H6O → C2H4 → C2H6O2 → C2H4O (mạch hở) → C2H4O2.
Có bao nhiêu chất trong sơ đồ phản ứng trên có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp và bao nhiêu chất làm mất màu nước brom ?
A. 4 và 3. B. 3 và 3. C. 2 và 2. D. 5 và 2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đinh Chương Dương – Thanh Hóa, năm 2015)
Câu 3: Cho dãy các dung dịch: HCOOH, C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol). Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là
A. HCOOH. B. C2H5NH2. C. C6H5OH. D. NH3.
(Đề thi minh họa kì thi THPT Quốc Gia, năm 2015)
Câu 4: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
(Đề thi minh họa kì thi THPT Quốc Gia, năm 2015)
Câu 5: Cho các chất: Glucozơ, Sacarozơ, tinh bột, axit axetic, metylaxetat, etylaxetat, glyxerol, anđehit fomic. Số chất có cùng công thức đơn giản nhất với metylfomat là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015)
Câu 6: Tên gọi không đúng với công thức tương ứng là:
A. CH3COOCH=CH2 tên gọi là Vinyl axetat.
B. CH3COOH tên gọi là Axit Etanoic.
C. CH3NHCH3 tên gọi là Etan-2-amin.
D. CH3CHO tên gọi là Etanal.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015)
Câu 7: Phát biểu đúng là:
A. Glucozơ và glyxin là những hợp chất tạp chức.
B. Các hợp chất Glucozơ và Saccarozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
C. Amin và amino axit đều có nhóm -NH2.
D. Phenol và anilin đều tham gia phản ứng cộng brom.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2015)
Câu 8: Cho các dung dịch chứa các chất hữu cơ mạch hở sau: glucozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan-1,3-điol, etylen glicol, sobitol, axit oxalic. Số hợp chất đa chức trong dãy có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình, năm 2015)
Câu 9: Cho các hợp chất: glucozơ, saccarozơ, anđehit axetic, axit fomic, metyl fomat, axetilen, but-2-in, vinyl axetilen. Số hợp chất có khả năng khử được ion Ag+ trong dung dịch AgNO3/NH3 khi đun nóng là:
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình, năm 2015)
Câu 10: Vitamin A (retinol) là một vitamin tốt cho sức khỏe, không tan trong nước, hòa tan tốt trong dầu (chất béo). Công thức của vitamin A như sau:
Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi có trong vitamin A là:
A. 5,59%. B. 10,50%. C. 10,72%. D. 9,86%.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình, năm 2015)
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử saccarozơ do một gốc a–glucozơ và một gốc β–fructozơ liên kết với nhau tạo thành.
(2) Tinh bột có hai loại liên kết a–[1,4]–glicozit và a–[1,6]–glicozit.
(3) Xenlulozơ có các liên kết β–[1,4]–glicozit.
(4) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(5) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(6) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(7) Trong cơ thể người, tinh bột có thể bị chuyển hóa thành đextrin, mantozơ, glucozơ, glicozen.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình, năm 2015)
Câu 12: Trong các công thức sau: C5H10N2O3, C8H14N2O4, C8H16N2O3, C6H13N3O3, C4H8N2O3, C7H12N2O5. Số công thức không thể là đipeptit mạch hở là bao nhiêu? (Biết rằng trong peptit không chứa nhóm chức nào khác ngoài liên kết peptit –CONH–, nhóm –NH2 và –COOH).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình, năm 2015)
Câu 13: Cho các chất sau: o-crezol, axit phenic, ancol benzylic, axit acrylic, axit fomic, anilin, anlen, etan, glucozơ, fructozơ, etanal, axeton, metylphenyl ete, phenyl amoni clorua. Số chất không làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Thái Bình, năm 2015)
Câu 14: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, axeton và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) .
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.
(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(e) Saccarazơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Hiđro hóa hoàn toàn tri olein thu được tri stearin.
(c) Muối Na, K của các axit béo dùng điều chế xà phòng.
(d) Tri stearin có công thức là (C17H33COO)3C3H5.
(e) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic.
(g) Metyl amin có lực bazơ mạnh hơn anilin.
(h) Có thể nhận biết phenol(C6H5OH) và anilin bằng dung dịch brom loãng.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bắc Đông Quan – Thái Bình, năm 2015)
Câu 17: Trong quá trình tổng hợp chất diệt cỏ 2,4,5-T đã sinh ra một sản phẩm phụ có độc tính rất mạnh và là thành phần chính gây độc mạnh nhất của "chất độc màu da cam", đó chính chất "đioxin"(Đây là chất độc mà Mỹ đã rải xuống Việt Nam hàng vạn tấn, nó gây các bệnh ung thư ,quái thai, dị tật..). Công thức cấu tạo "đioxin" như sau:
Tính phần trăm về khối lượng nguyên tố Clo trong hợp chất đã nêu?
A. 44,10%. B. 44,20%. C. 45,67%. D. 42,21%.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bắc Đông Quan – Thái Bình, năm 2015)
Câu 18: Cho dãy các chất: but-2-in, axetilen, fomanđehit, axit fomic, anđehit propionic, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy có khả năng khử được AgNO3 trong dung dịch NH3 là:
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Bắc Đông Quan – Thái Bình, năm 2015)
Câu 19: Cho các chất : phenol, stiren, benzen, toluen, anilin, triolein, glixerol. Số chất tác dụng được với nước Brom là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 20: Chất nào sau đây không tráng gương
A. Axetilen. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. fomandehit.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2015)
Câu 21: Trong số các phát biểu sau:
(1) Anilin là chất lỏng màu đen, rất độc, ít tan trong nước
(2) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
(3) Phenol dùng để sản xuất thuốc nổ, chất kích thích sinh trưởng thực vật
(4) Toluen tham gia phản ứng thế brom và thế nitro khó hơn benzen
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đa Phúc – Hà Nội, năm 2015)
Câu 22: Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Nguyễn Khuyến – TP.HCM, năm 2015)
Câu 23: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Thái Học – Gia Lai, năm 2015)
Câu 24: Phản ứng hóa học không tạo ra dung dịch có màu là
A. glixerol với Cu(OH)2. B. dung dịch axit axetic với Cu(OH)2.
C. dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2. D. Glyxin với dung dịch NaOH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(3) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(6) Trong công nghiệp, anđehit axetic được sản xuất từ etilen.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015)
Câu 26: Cho các chất sau: glucozơ, axetilen, saccarozơ, anđehit axetic, but-2-in, etyl fomat. Số chất khi tác dụng với dung dịch AgNO3 (NH3, to) cho kết tủa là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2015)
Câu 27: Cho các chất sau: xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, glicogen và saccarozơ. Số chất có cùng công thức (C6H10O5)n là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2015)
Câu 28: Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím ẩm là
A. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH. B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH.
C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH. D. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2015)
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chỉ số axit là số mg KOH để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
B. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột (H+, to) thu được glucozơ.
C. Oxi hoá glucozơ bằng H2 (Ni, to) thu được sobitol.
D. Dùng nước Br2 để chứng minh ảnh hưởng của nhóm -NH2 đến nhóm -C6H5 trong phân tử anilin.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2015)
Câu 30: Trong các chất sau đây, chất nào không tham gia phản ứng với nước brom?
A. phenol. B. benzen (Fe, to). C. p-crezol. D. axit acrylic.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2015)
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Quảng Xương 3 – Thanh Hóa, năm 2015)
Câu 32: Chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Phản ứng C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O là phản ứng este hóa.
B. Khi thủy phân xenlulozơ thì mạch polime được giữ nguyên.
C. Tơ lapsan, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6 là tơ nhân tạo.
D. Cho axetilen hợp nước (ở 800C với xúc tác HgSO4/H2SO4) là phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ, năm 2015)
Câu 33: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Có thể nhận biết lòng trắng trứng bằng Cu(OH)2.
B. Không thể phân biệt PVC và PE bằng phương pháp hóa học.
C. Etylamin dễ tan trong nước.
D. Thủy tinh hữu cơ có chứa poli(metyl metacrylat).
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ, năm 2015)
Câu 34: Cho các nhận định sau:
(1) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.
(2) Các chất béo rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
(3) Triolein và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH, đều làm mất màu nước brom.
(4) Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
Số nhận định đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lý Tự Trọng – Cần Thơ, năm 2015)
Câu 35: Trong các chất : metan, etilen, benzen, stiren, glixerol, anđehit axetic, đimetyl ete, axit axetic, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp, năm 2015)
Câu 36: Trong số các chất : Metyl axetat, Tristearin, Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Tinh bột, Xenlulozơ, Anilin, Alanin, Protein. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là
A. 9. B. 8. C. 6. D. 7.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp, năm 2015)
Câu 37: Chất có chứa 6 nguyên tử cacbon trong một phân tử là
A. saccarozơ. B. etanol. C. glixerol. D. glucozơ.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp, năm 2015)
Câu 38: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn (hình bên). Có %C = 81,553 ; %H = 8,738 ; %N = 4,531 còn lại là oxi .Vậy trong công thức phân tử Methadone có số nguyên tử H là
|
|
A. 23. B. 20. C. 29. D. 27.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp, năm 2015)
Câu 39: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc?
A. axetilen. B. Axit fomic . C. Etyl fomat. D. etanal.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu – Đồng Tháp, năm 2015)
Câu 40: Cho sơ đồ: . X có CTCT là:
A. CH3COOCH2CH3. B. HCOOCH2CH2CH3.
C. C2H5COOCH(CH3)2. D. CH3CH2CH2COOH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2015)
Câu 41: Cho các phát biểu sau:
(1) Độ mạnh axit : axit acrylic > axit fomic > axit axetic
(2) Không thể phân biệt stiren và anilin bằng nước brom.
(3) Tripeptit và tetrapeptit đều cho phản ứng màu biure.
(4) Saccarozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.
(5) Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch Br2.
(h) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2015)
Câu 42: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng.
Từ chất X thực hiện chuyển hoá sau:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất X và Y đều tan vô hạn trong nước.
B. Chất Z tác dụng được với kim loại Na và dung dịch NaOH đun nóng.
C. Chất Y và Z hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. Chất T tác dụng với NaOH (dư) trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Long An, năm 2015)
Câu 43: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol không tham gia phản ứng thế.
(c) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.
(d) Dung dịch lòng trắng trứng tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch phức có màu xanh tím.
(e) Nguyên liệu để điều chế CH3CHO bằng phương pháp hiện đại để là C2H2.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4 .
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Long An, năm 2015)
Câu 44: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Axit axetic. B. Anilin. C. Alanin. D. Phenol.
Câu 45: Trong số các hợp chất sau, chất nào dùng để ngâm xác động vật ?
A. dd HCHO. B. dd CH3CHO. C. dd CH3COOH. D. dd CH3OH.
Câu 46: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 47: Cho các hợp chất hữu cơ sau: phenol, axit acrylic, anilin, vinyl axetat, metylamin, glyxin. Trong các chất đó, số chất làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. phenol là chất lỏng tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường.
B. trong công nghiệp để tráng gương, tráng ruột phích người ta dùng glucozơ.
C. axit axetic, axit fomic, etanol, metanol tan vô hạn trong nước.
D. Có thể điều chế axit axetic từ các chất sau: C2H5OH, CH3CHO, CH3CH2CH2CH3, CO.
Câu 49: Cho 7,5 gam hợp chất hữu cơ X (M<90) mạch hở phản ứng hoàn toàn với 4,6 gam kim loại Na, thu được 11,975 gam chất rắn khan. Số lượng hợp chất hữu cơ X thỏa mãn là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 50: Cho lần lượt Na, dung dịch NaOH vào các chất phenol, axit axetic, anđehit axetic, ancol etylic. Số lần có phản ứng xảy ra là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 51: Cho các chất: etilen; saccarozơ; axetilen; fructozơ; anđehit axetic; tinh bột; axit fomic; xenlulozơ; glucozơ. Số chất có thể phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là:
A. 5. B. 7. C. 3. D. 6.
Câu 52: Chất X bằng một phản ứng tạo ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng tạo ra chất X. Trong các chất C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C6H12O6 (glucozơ), C2H5Cl, số chất phù hợp với X là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 53: Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ tự nào?
A. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH.
B. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH.
C. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O.
D. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH.
Câu 54: Cho các chất sau: C2H5OH; CH3COOH; C6H5OH; C2H5ONa; C6H5ONa; CH3COONa. Trong các chất đó, số cặp chất phản ứng được với nhau (ở điều kiện thích hợp) là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 55: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, ở 140oC). Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 56: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, CH3OH (ở điều kiện thích hợp). Số phản ứng xảy ra là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 57: Trong số các hợp chất sau, chất nào không được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, nước giải khát ?
A. Saccarozơ. B. C2H5OH. C. NaHCO3. D. CH3OH.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2015)
Câu 58: Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây:
A. Ung thư vòm họng. B. Ung thư phổi. C. Ung thư gan. D. Ung thư vú.
Câu 59: Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là
A. CO2, CH4; SO2, NO2; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…).
B. SO2, N2; CO2, CH4; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…).
C. CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…); CO, CO2; SO2, H2S.
D. N2, CH4; CO2, H2S; CFC (freon: CF2Cl2, CFCl3…).
Câu 60: Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người đều có thể làm thay đổi chức năng sinh lí. Ma túy có tác dụng ức chế kích thích mạnh mẽ gây ảo giác làm cho người dùng không làm chủ được bản thân. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới rối loạn tâm, sinh lý, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma túy có thể gây trụy tim mạch dễ dẫn đến tử vong, vì vậy phải luôn nói không với ma túy. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cấm dùng)?
A. Penixilin, ampixilin, erythromixin. B. Thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain.
C. Thuốc phiện, penixilin, moocphin. D. Seduxen, cần sa, ampixilin, cocain.