Giáo án Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Khi học xong bài này, HS phải:

+ Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình.

+ Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.

+ Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thu thập kiến thức từ thông tin

3.Thái độ: Nghiêm túc khi tiếp nhận thông tin và thực hiện.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên: Thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên, tác hại của mang thai sớm.

 1 số dụng cụ tránh thai như: Bao cao su, vòng tránh thai, vỉ thuốc tránh thai.

2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. Bảng nhóm.

III. Hoạt động dạy - học.

1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

* Câu 1: Thế nào là sự thụ tinh? Thụ thai? Điều kiện để có sự thụ tinh, thụ thai?

* Câu 2: Trình bày hiểu biết của em về hiện tượng kinh nguyệt?

* Đặt vấn đề: (1’)Từ câu trả lời điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai GV dãn vào bài mới.

3.Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV nêu câu hỏi:

? Hãy cho biết nội dung cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình?

- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và nêu được ý nghĩa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Liên hệ tình hình tại địa phương.

- GV viết ngắn gọn nội dung HS phát biểu vào góc bảng:

- GV hỏi:

? Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào?

? Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?

? Điều gì sẽ xảy ra nếu có thai ở tuổi còn đang đi học?

? Ý nghĩa của việc tránh thai?

- GV cần lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đa dạng của HS để có biện pháp tuyên truyền giáo dục.

 

 

 

- GV cho HS đọc thông tin mục “Em có biết” (trang 199) để hiểu: Tuổi vị thành niên là gì và một số thông tin về hiện tượng mang thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam.

?Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên là gì?

- HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, liên hệ thực tế và những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV nhắc nhở HS: cần phải nhận thức về vấn đề này ở cả nam và nữ, phải giữ gìn bản thân, đó là tiền đồ cho cuộc sống sau này.

- Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh nạo thai ở tuổi vị thành niên.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

?  Dựa vào những điều kiện cần cho sự thụ tinh và sự thụ thai, hãy nêu các nguyên tắc để tránh thai?

? Thực hiện mỗi nguyên tắc có những biện pháp nào?

- HS dựa vào điều kiện cần cho sự thụ tinh, thụ thai (bài 62), trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung

- GV nhận xét, cho HS nhận biết các phương tiện sử dụng bằng cách cho quan sát các dụng cụ tránh thai.

- Sau khi HS thảo luận, GV yêu cầu mỗi HS phải có dự kiến hành động cho bản thân và yêu cầu trình bày trước lớp.

I. Ý nghĩa của việc tránh thai

+ Không sinh con quá sớm (trước 20 tuổi)

+ Mỗi cặp vợ chồng nên dừng lại ở 2 con.

+ Không đẻ dày, đẻ nhiều (khoảng cách giữ 2 lần sinh là 5 năm)

 

 

+ Đảm bảo chất lượng cuộc sống.

+ Mỗi người phải tự giác nhận thức để thực hiện.

 

+ Ảnh hưỏng xấu đến sức khoẻ và tinh thần, kết quả học tập...

- Ý nghĩa của việc tránh thai:

+ Trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và chất lượng cuộc sống.

+ Đối với HS (ở tuổi đang đi học): không có con sớm ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và tinh thần.

II. Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên

+ Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì:

- Dễ sẩy thai, đẻ non.

- Con nếu đẻ thường nhẹ cân khó nuôi, dễ tử vong.

- Nếu phải nạo dễ dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.

- Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp.

- Có thai ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tăng nguy cơ tử vong và gây nhiều hậu quả xấu.

 

III. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

- Muốn tránh thai cần nắm vững các nguyên tắc:

+ Ngăn trứng chín và rụng.

+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

- Phương tiện sử dụng tránh thai:

+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.

+ Triệt sản: Thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng.

+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi HS, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và hạnh phúc trong tương lai.

4/ Luyện tập, củng cố: 4’

- GV yêu cầu HS trả lời câuhỏi 1 (trang 198).

- Hoàn thành bảng 63.

5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1’

- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

- Đọc trước bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục. Đại dịch AIDS- Thảm học của loài người.

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống