Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất

Tải xuống 7 1.5 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất, tài liệu bao gồm 7 trang, trả lời đầy đủ chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Lịch sử sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945)

 Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Câu 1: Tình hình nước ta trong những năm 1939 - 1945 có biến chuyển như
thế nào?
Trả lời:
* Tình hình chính trị:
- Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Pháp ra sức vơ vét
thuộc địa để phục vụ cho cuộc chiến tranh.
- Tháng 9 - 1940, Việt Nam chịu sự thống trị của Nhật - Pháp.
- Tháng 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Việt Nam sôi sục khí thế
cách mạng, sẵn sàng khởi nghĩa.
* Tình hình kinh tế - xã hội:
- Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
- Phát xít Nhật ra sức cướp bóc ruộng đất của nông dân.
- Các công ty Nhật đầu tư vào các những ngành phục vụ cho quân sự.
- Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, gần 2 triệu đồng bào của ta chết đói.

Câu 2: Chủ trương của Đảng được đề ra tại các Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương tháng 11 - 1939 và lần thứ 8 (5 - 1941) như thế nào?
Trả lời:
* Chủ trương của Đảng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 - 1939)
- Hội nghị xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm trước mắt là chủ nghĩa đế quốc và
bọn tay sai phản bội dân tộc.
- Tính chất của cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc
- Nhiệm vụ trung tâm và trước mắt của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách
mạng Đông Dương nói chung là đánh đổ đế quốc và tay sai, giành độc lập cho
dân tộc.
- Hội nghị quyết định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ
chức và hình thức đấu tranh:

+ Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ chủ trương
tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai.
+ Không nêu khẩu hiệu thành lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra khẩu
hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hòa dân chủ Đông Dương.
- Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay
cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp các lực lượng dân chủ và
tiến bộ.
- Hội nghị còn đưa ra chủ trương củng cố Đảng, đảm bảo xây dựng Đảng vững
mạnh, làm tròn xứ mệnh lịch sử khi đẩy mạnh phong trào giải phóng dân tộc.
=> Hội nghị đã đánh dấu sự trưởng thành của Đảng, cụ thể hoad đường lối cứu
nước. Đây là sự chuyển hướng từ đấu tranh chính trị, hòa bình đòi quyền dân
sinh dân chủ sang đấu tranh vũ trang-bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị và
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, từ hoạt động công khai, hợp pháp, nửa
hợp pháp là chủ yếu sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp là chủ yếu.
* Chủ trương của Đảng tại Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương
(5 - 1941)
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.
- Khẩu hiệu: giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng đất, tiến tới thực hiện người cày
có ruộng.
- Chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
- Quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận
Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ Lào, Campuchia
thành lập các tổ chức mặt trận.
- Hình thái của cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
=> Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương có ý nghĩa lịch sử to lướn,
đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1939
và đưa ra nhiều chủ trương sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

Câu 3: Hãy lập bảng tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của khởi nghĩa
Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương?

Trả lời:

Tên cuộc khởi
nghĩa
Nguyên nhân Diễn biến Ý nghĩa
Khởi nghĩa Bắc
Sơn (27 - 9 -
1940)
- Nhật đẩy mạnh
kế hạch đánh
chiếm Đông
Dương.
- Ngày
22-9-1940, Nhật
đổ bộ lên Đồ Sơn
(Hải Phòng)
- Pháp bị tổn thất
nặng nề, rút chạy
về Bắc Sơn.
- Tháng 9 - 1940,
nhân dân Bắc Sơn
nổi dậy chống
Pháp và giành
được chính quyền
tại địa phương,
lập nên đội du
kích Bắc Sơn.
- Mấy ngày sau,
Pháp câu kết với
Nhật, chúng
khủng bố cuộc
khởi nghĩa.
- Mở đầu phong
trào vũ trang giải
phóng dân tộc.
- Giúp Đảng rút
ra những bài học
quý báu về khởi
nghĩa vũ trang,
chọn thời cơ khởi
nghĩa.
Khởi nghĩa Nam
Kỳ (23 - 11 -
1940)
Năm 1940, Pháp
và Thái Lan xảy
ra xung đột, thanh
niên Việt Nam bị
ép tham gia chiến
đấu. Do đó, nhân
dân Nam Kì và
binh lính đã đấu
tranh phản đối
việc đưa binh lính
ra mặt trận.
- Tháng 11 -
1940, khởi nghĩa
nổ ra từ miền
Đông đến miền
Tây Nam Bộ.
- Kế hoạch bị lộ,
Pháp cho ném
bom tàn sát nhân
dân.
- Lực lượng khởi
nghĩa còn lại phải
rút về Đồng Tháp
và U Minh.
Chứng tỏ tinh
thần yêu nước,
sẵn sàng đứng lên
chống quân thù
của nhân dân
Nam Bộ.
Binh biến Đô
Lương (13 - 11 -
1941)
Binh lính người
Việt trong quân
đội Pháp phản đối
- Tháng 1 – 1941,
binh lính đồn Chợ
Rạng dưới sự chỉ
- Là những tiếng
súng báo hiệu cho
cuộc khởi nghĩa

 

việc họ bị đưa
sang Lào để đấu
tranh với Thái
Lan.
huy của Đội Cung
đã nổi dậy đấu
tranh chiếm đồn
Đô Lương rồi lên
ô tô về Vinh để
chiếm thành.
- Kế hoạch bất
thành, toàn bộ
binh lính nổi dậy
bị bắt, Đội Cung
và 10 đồng chí
của ông bị xử
bắn, nhiều người
bị lưu đày.
toàn quốc.
- Bước đầu đấu
tranh bằng vũ lực.


Câu 4: Nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941).
Trả lời:
*Xây dựng lực lượng:
- Xây dựng lực lượng chính trị:
+ Vận động quần chúng tham gia Việt Minh.
+ Vận động binh lính Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông
Dương tham gia đấu tranh chống phát xít.
- Xây dựng lực lượng vũ trang:
+ Những đội du kích Bắc Sơn thống nhất lại thành Trung đội Cứu quốc quân I,
phát động chiến tranh du kích.
+ Tháng 9 - 1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.
- Xây dựng căn cứ địa: Vùng Bắc Sơn - Võ Nhai và tỉnh Cao Bằng là hai căn
cứ địa đầu tiên của cách mạng.
* Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền:
- Tại các căn cứ địa cách mạng, công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa diễn ra khẩn
trương.

- Cứu quốc quân hoạt động mạnh, tháng 2 - 1944, Trung đội Cứu quốc quân III
ra đời.
- Ban Việt Minh liên tỉnh lập ra 19 ban “Xung phong Nam tiến”.
- Tháng 8 - 1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù
chung”.
- Ngày 22 - 2 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành
lập.
- Căn cứ Cao - Bắc - Lạng được củng cố và mở rộng.

Câu 5: Mặt trận Việt Minh ra đời có tác động như thế nào đến cao trào kháng
Nhật cứu nước?
Lời giải:
- Mặt trận Việt Minh đã có tác động lớn đến cao trào kháng Nhật cứu nước:
+ Việt Minh đã có uy tín và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, góp
phần to lớn cho cao trào kháng Nhật cứu nước và tiến tới Tổng khởi nghĩa.
+ Việt Minh đã trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.
+ Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương
cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít
tinh,...
+ Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và
căn cứ địa cách mạng.
+ Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Câu 6: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí
Minh trong cách mạng tháng Tám được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
- Nắm bắt thời cơ cách mạng: Khi nhận được thông tin về việc Nhật sắp đầu
hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi
nghĩa toàn quốc, sau đó ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng
khởi nghĩa trong cả nước trước khi quân Đồng Minh kéo vào nước ta.
- Lên kế hoạch cụ thể cho cuộc Tổng khởi nghĩa:

+ Triệu tập Hội nghị toàn quốc, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng
khởi nghĩa, quyết định chính sách đối nội - đối ngoại sau khi giành được chính
quyền.
+ Triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa
của Đảng.
+ Tích cực lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã diễn ra nhanh chóng (khoảng 15 ngày),
ít đổ máu.
- Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Là văn bản mang tính pháp lý tuyên bố với toàn thế giới về nền
độc lập của Việt Nam.

Câu 7: Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám ở địa
phương em?
Lời giải:
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Phòng tháng Tám năm 1945
*Bối cảnh lịch sử:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày
14 - 8 - 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra quân lệnh số 1 kêu gọi quân
dân cả nước đứng lên khởi nghĩa.
- Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến, ở thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An,
nhất là các huyện ngoại thành như Kiến Thụy, An Lão, An Dương, Tiên Lãng...
sục sôi khí thế cách mạng.
- Tổ chức tự vệ vũ trang đã từng bước được hình thành và phát triển ở nhiều
nơi.
* Diễn biến:
- Ở ngoại thành:
+ Ngày 12 - 7 - 1945: Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập tại Kim Sơn
(Kiến Thụy), từ đây căn cứ Kim Sơn trở thành trung tâm cách mạng ở tỉnh
Kiến An.
+ Ngày 4 - 8 - 1945: Chiến đấu chống khủng bố của Nhật.

+ Ngày 15 - 8 - 1945: Quần chúng vũ trang ở các xã kéo lên tham dự cuộc mít
tinh xóa bỏ chính quyền địch, thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời huyện
Kiến Thụy.
+ Từ 17 đến 22 - 8 - 1945: Các huyện An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy
Nguyên lần lượt giành được chính quyền.
+ Ngày 24 - 8 - 1945: một cuộc mít tinh toàn tỉnh được tổ chức tại sân vận
động thị xã Kiến An, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập
và ra mắt nhân dân trong tiếng hoan hô của hàng vạn quần chúng nhân dân.
- Trong nội thành:
+ Từ 15 đến 22 - 8 - 1945: Các đội tuyên truyền xung phong liên tục hoạt động;
đoàn thanh niên cắm cờ đỏ sao vàng trên xe đạp đi diễu trên các đường phố
ngoại ô và rải truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi đồng bào đứng lên khởi nghĩa,
giành chính quyền; các nhà máy thành lập ủy ban công xưởng của công nhân,
thực hiện sản xuất và sửa chữa vũ khí; công nhân nhà in truyền đơn, biểu ngữ;
thợ may chuyên lo may cờ; các lực lượng vũ trang tập trung và tự vệ khẩn
trương luyện tập quân sự.
+ Ngày 23 - 8 - 1945, cuộc mít tinh của toàn thể quần chúng trong thành phố
tại quảng trường Nhà hát lớn diễn ra, chính quyền Nhật ở Hải Phòng tan rã Ủy
ban cách mạng lâm thời Hải Phòng được thành lập.
*Kết quả, ý nghĩa:
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở Hải Phòng - Kiến An là thắng lợi của
việc nắm vững quan điểm quần chúng và quy luật vận động cách mạng.
- Là kết quả của quá trình giác ngộ, giáo dục lâu dài về đường lối cách mạng
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho các tầng lớp nhân dân trong thành phố
để vượt qua mọi khó khăn thử thách cho đến ngày thắng lợi cuối cùng.
 

Xem thêm
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giải bài tập SGK Lịch sử 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945) - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống