SBT Lịch sử 12 Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời | Giải SBT Lịch sử lớp 12

2.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945)

SBT Lịch sử 12 Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

Bài 1 trang 83 SBT sử 12

Câu 1

Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là gì?

A. Quân Nhật Bản vào Đông Dương, giúp nhân dân Đông Dương khôi phục nền độc lập.

B. Nhật Bản thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, ra sức bóc lột nhân dân ta để làm giàu và đáp ứng theo yêu cầu của Pháp.

C. Đời sống của mọi giai cấp, tầng lớp ở nước ta vô cùng khó khăn do chính sách bóc lột của Nhật, Pháp.

D. Pháp thay toàn quyền Đông Dương mới, thi hành mọi chính sách vơ vét mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới.

Trả lời:

Tình hình nổi bật ở Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 là Pháp thay toàn quyền Đông Dương mới, thi hành mọi chính sách vơ vét mọi nguồn lực phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới.

Chọn D.

Câu 2

Vì sao khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á?

A. Để uy hiếp Pháp.

B. Để chứng tỏ Nhật là bạn của nhân dân ta.

C. Để che đậy cho hành vi xâm lược và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp.

D. Để biểu dương lực lượng cho chủ nghĩa phát xít nói chung.

Trả lời:

Khi vào Đông Dương, quân phiệt Nhật ra sức tuyên truyền về văn minh, sức mạnh của Nhật Bản và về thuyết Đại Đông Á để che đậy cho hành vi xâm lược và dọn đường cho việc hất cẳng Pháp.

Chọn C.

Câu 3

Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

B. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.

C. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.

D. đánh đổ Nhật - Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Trả lời:

Tại Hội nghị tháng 11 - 1939, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Chọn A.

Câu 4

Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là

A. đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

B. đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.

C. đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

D. đấu tranh nghị trường.

Trả lời:

Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 xác định là đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

Chọn A.

Câu 5

Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập năm 1939 là

A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.

B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Trả lời:

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Chọn B.

Câu 6

Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện như thế nào?

A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với vị trí quan trọng như nhau.

B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từng bước thực hiện nhiệm vụ đưa lại ruộng đất cho nông dân.

C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.

D. Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh.

Trả lời:

Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước ta trong thời kì 1939 - 1945 được thể hiện qua việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, từng bước thực hiện nhiệm vụ đưa lại ruộng đất cho nông dân.

Chọn B.

Câu 7

Ý nào không phản ánh đúng nội dung của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)?

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương.

B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là vũ trang, bí mật.

C. Nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là khởi nghĩa vũ trang.

D. Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.

Trả lời:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) xác định: hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Chọn B

Câu 8

Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là

A. đội du kích Bắc Sơn.

B. các đội vũ trang tự vệ

C. các Hội Cứu quốc

D. Trung đội Cứu quốc quân I.

Trả lời:

Tiền thân của các lực lượng vũ trang được Đảng ta đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là đội du kích Bắc Sơn.

Chọn A.

Câu 9

Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng

A. vận động nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc.

B. công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

C. hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.

D. việc lập ra Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng.

Trả lời:

Để xây dựng lực lượng chính trị cho cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng vận động nhân dân tham gia vào các Hội Cứu quốc.

Chọn A.

Câu 10

Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là

A. căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai

B. căn cứ Cao Bằng.

C. căn cứ Đồng Tháp.

D. Liên khu V.

Trả lời:

Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.

Chọn A

Câu 11

Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm

A. giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.

B. ép các đảng phái phản động ở Đông Dương ủng hộ Nhật chống Pháp.

C. chứng tỏ sức mạnh của Nhật Bản trước quân Đồng minh.

D. cảnh cáo Pháp vì không đáp ứng đủ các yêu cầu của Nhật.

Trả lời:

Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) nhằm giữ Đông Dương không cho quân Đồng minh kéo vào.

Chọn A.

Câu 12

Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước nhằm mục đích gì?

A. Hưởng ứng cuộc phản công tiêu diệt phát xít Nhật của phe Đồng minh.

B. Giải quyết nạn đói cho nhân dân.

C. Làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

D. Giành chính quyền về tay nhân dân.

Trả lời:

Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước để làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

Chọn C

Câu 13

Thời cơ cách mạng chín muồi khi nào?

A. Quân Nhật vào Đông Dương.

B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.

C. Khi Liên Xô, Mĩ, Anh cùng phản công ở mặt trận Thái Bình Dương.

D. Khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

Trả lời:

Thời cơ cách mạng chín muồi khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

Chọn D.

Câu 14

Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh

A. Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh.

B. Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh.

C. Nhật Bản chuyển giao chính quyền ở Việt Nam cho Chính phủ Trần Trọng Kim.

D. một số địa phương trong cả nước đã giành được chính quyền.

Trả lời:

Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được ban bố trong hoàn cảnh Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, ngày 13-8-1945.

Chọn A.

Câu 15

Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là gì?

A. Lật đổ ngai vàng phong kiến.

B. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền, chuẩn bị cho mọi thắng lợi tiếp theo của nhân dân ta.

D. Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động được làm chủ.

Trả lời:

Thành quả lớn nhất của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc Việt Nam là mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, tự do, nhân dân lao động được làm chủ.

Chọn D.

Câu 16

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ

A. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.

B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

C. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.

D. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Trả lời:

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Chọn D

Câu 17

Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi

A. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và hoạt động.

B. Cách mạng tháng Tám lật đổ ách đô hộ của phát xít Nhật và thực dân Pháp.

C. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

D. Thực dân Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam.

Trả lời:

Việt Nam thực sự trở thành một nước độc lập có chủ quyền khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và hoạt động.

Chọn A.

Bài 2 trang 86 SBT sử 12

Hoàn thành bảng so sánh về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 với những năm 1939 - 1945 và nêu nhận xét.

Nội dung

Những năm 1936 - 1939

Những năm 1939 - 1945

Chính trị

 

 

Kinh tế - xã hội

 

 

Nhận xét

 

Trả lời:

Nội dung

Những năm 1936 -1939

Những năm 1939 -1945

 

 

 

 

Chính trị

- Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,... tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.

- Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

- Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của của Việt Nam để dốc vào cuộc chiến tranh.

- Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt - Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng.

- Nhật sử dụng bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cách mạng.

- Bên cạnh đảng phái thân Pháp còn có đảng phái thân Nhật như: Đại Việt, Phục Quốc. Ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.

- Đầu 1945, phát xít Đức, Nhật thất bại ở nhiều nơi.

- Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ hội đó, các đảng phái chính trị ở VN tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng vùng lên khởi nghĩa.

 

 

 

 

 

 

Kinh tế - xã hội

* Kinh tế:

- Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.

=>Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam, nhưng nền kinh tế vẫn lạc hậu và lệ thuộc Pháp.

* Xã hội:

- Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp

- Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.

- Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…

- Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.

- Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.

- Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.

- Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

* Kinh tế: 

- Chính sách của Pháp

+ Đầu tháng 9/1939, Toàn quyền Ca-tơ-ru ra lệnh tổng động viên nhằm cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân sự, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu”.

+ Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”: tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm, kiểm soát gắt gao sản xuất, phân phối, ấn định giá cả.

- Chính sách của Nhật

+ Pháp phải cho Nhật sử dụng phương tiện giao thông, kiểm soát đường sắt, tàu biển. Nhật bắt Pháp trong 4 năm 6 tháng nộp khoản tiền 723.786.000 đồng.

+ Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.

+ Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su, xi măng.

+ Công ty của Nhật đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như măng-gan, sắt, phốt phát, crôm.

* Xã hội: 

- Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Cuối 1944 đầu năm 1945 có tới 2 triệu đồng bào ta chết đói.

- Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật.

- Đảng phải kịp thời, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.

 

Nhận xét

=> Như vậy, tình hình chính trị cũng như kinh tế xã hội của 2 thời kì là khác nhau. Chính vì sự khác nhau về hoàn cảnh mà Đảng ta có những thay đổi phù hợp với thực tiễn, đưa cách mạng đến thắng lợi.

 
Bài 3 trang 87 SBT sử 12

Hãy hoàn thành bảng so sánh giữa Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 - 1941) theo mẫu sau:

Nội dung

Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)

 

Hoàn cảnh lịch sử

 

 

Xác định kẻ thù

 

 

Nhiệm vụ

 

 

Khẩu hiệu

 

 

Hình thức mặt trận  

 

 

Ý nghĩa      

 

 

Trả lời:

Nội dung

Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)

 

 

 

Hoàn cảnh lịch sử

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi quan trọng.

- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì

- Các cuộc nổi dậy nối tiếp nổ ra ở ba miền của đất nước, do nhiều tầng lớp nhân dân và binh lính tham gia, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Ngày 28/01/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Xác định kẻ thù

Thực dân Pháp, tay sai

Pháp - Nhật

Nhiệm vụ

- Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.

 

 

Khẩu hiệu

- Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng.

- Thay khẩu hiệu “Thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh” bằng khẩu hiệu “Chính phủ dân chủ cộng hòa”.

 

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.

Hình thức mặt trận  

- Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

- Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh

 

 

Ý nghĩa      

- Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước .

- Hội nghị Trung ương 8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược và sách lược đề ra từ Hội nghị Trung ương (11/1939):

+ Giương cao hơn nữa và đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương.

+ Chủ trương tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

 
Bài 4 trang 88 SBT sử 12

Quá trình chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được tiến hành như thế nào? Qua đó, em có nhận xét gì?

Trả lời:

* Quá trình chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

- Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về:

+ Vấn đề chính quyền (vị trí, chức năng, vai trò, hình thức, tính chất... chính quyền, nhà nước, tập dượt cho nhân dân nắm giữ chính quyền);

+ Về khởi nghĩa vũ trang (chuẩn bị cho khởi nghĩa, nghệ thuật khởi nghĩa, bạo lực cách mạng, thời cơ, tình thế cách mạng giành chính quyền) vào hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (dân tộc dân chủ nhân dân) và phù hợp với quyền lợi, nguyện vọng thiết thân của mọi tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc.

- Nghiên cứu vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm giành, giữ chính quyền cách mạng nhiều nước trên thế giới và Việt Nam (Chính quyền nhà nước Xô viết Công Nông Binh trong cách mạng tháng X Nga năm 1917, chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930), ở Việt Nam...

- Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi được Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng lãnh đạo trải qua 3 cuộc tổng diễn tập: phong trào cách mạng 1930 - 1931 đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, Cao trào Dân chủ 1936 - 1939 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (9/3 - 14/8/1945) đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi vẻ vang, khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

* Nhận xét

- Như vậy, tư tưởng, đường lối đúng đắn, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề chính quyền của Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong quá trình lãnh đạo chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng lựa chọn mô hình, hình thức, tính chất chính quyền Nhà nước Dân chủ Nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, phù hợp với quyền lợi, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân và dân tộc Việt Nam.

+ Chọn Mặt trận Thống nhất Dân tộc làm hình thức chính quyền quá độ; thông qua tổ chức, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm về giành giữ chính quyền, tập dượt cho cán bộ, nhân dân làm quen việc nắm giữ chính quyền, quản lý đất nước, xã hội.

+ Chuẩn bị chu đáo cho khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chin muồi... Chính vì vậy, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc ở nước ta tháng Tám năm 1945, "thành công trong thời gian tương đối ngắn và ít đổ máu". 

=> Cách mạng tháng Tám 1945 ghi vào lịch sử dân tộc một trang chói lọi, tạo dựng cơ sở khoa học vững chắc để hậu thế tiếp tục nghiên cứu và không ngừng phát huy truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam.

Bài 5 trang 89 SBT sử 12

Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Trả lời:

* Diễn biến

- Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

- Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, Đảng đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, tạo nên phong trào đấu tranh mạnh mẽ.

- Từ đó, phong trào cách mạng lên cao: biểu tình, khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền ở nhiều địa phương

- Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng (11-03), tổ chức đội du kích Ba Tơ.

* Ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

- Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

- Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

- Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

- Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Bài 6 trang 89 SBT sử 12

Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 - 8 -1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 - 8 - 1945) được tiến hành trong hoàn cảnh nào ? Nêu ý nghĩa của hai sự kiện này.

Trả lời:

* Hoàn cảnh

- Hội nghị toàn quốc của Đảng (ngày 14 và 15 - 8 -1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 và 17 - 8 - 1945) được tiến hành trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Nhật liên tục bị thất bại trước Đồng Minh và chuẩn bị đầu hàng

* Ý nghĩa:

- Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng tháng 8-1945 có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Hội nghị đã đề ra chủ trương khởi nghĩa kịp thời, đề ra kế hoạch khởi nghĩa đúng đắn và biểu thị sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân trong giờ phút quyết định. Những tư tưởng của Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng còn có tác dụng chỉ đạo cách mạng sau khi giành được chính quyền, bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng.

 - Quốc dân Đại hội Tân Trào là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, phát động khởi nghĩa giành chính quyền một cách nhanh nhất, khẩn trương nhất, để cả đất nước Việt Nam đứng lên tự làm chủ vận mệnh mình và đất nước mình.

- Thắng lợi của Đại hội biểu hiện sự sáng tạo độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và thực thi từng bước tư tưởng dân quyền ngay trong tiến trình đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc bằng hình thức tổ chức Quốc dân Đại hội để thông qua quyết sách chuyển xoay vận nước bằng Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, xóa bỏ chế độ cũ, thi hành 10 chính sách của Việt Minh, đặt cơ sở mang tính pháp lý cách mạng đầu tiên cho một chế độ mới của dân, do dân và vì dân khi ra đời,...

Bài 7 trang 90 SBT sử 12

Sự nhạy bén về chính trị của Đảng được thể hiện như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1940

Trả lời:

Ðể đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, có ba thời điểm lịch sử thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là các hội nghị Trung ương từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1941 phát triển hoàn chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sách quan trọng cuối năm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước; quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảng toàn quốc tháng 8-1945.

- Các Hội nghị Trung ương Ðảng (11-1939), (11-1940) và nhất là Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) đã đề ra những quan điểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

- Bố trí thế trận cách mạng và sắp xếp lực lượng cách mạng phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử: Khi tình thế cách mạng có sự chuyển biến mau lẹ, đối tượng cách mạng luôn thay đổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng một cách xuất sắc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào nhận thức xã hội Việt Nam để đề ra các quyết sách chiến lược đúng đắn.

- Thực thi phương châm chiến lược "kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang", tiến từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa

- Nắm đúng thời cơ, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền, ít phải đổ máu. Cách mạng Tháng Tám nổ ra thành công, ít phải đổ máu là do các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã đứng vững trên thế chủ động chiến lược.

Như trên đã chứng minh, mặc dù có thuận lợi khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan mới là nguyên nhân quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Đó là do có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng. Nói cách khác, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối chiến lược, sách lược chủ động và sáng tạo của Đảng.

Đánh giá

0

0 đánh giá