Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất

Tải xuống 7 2.9 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất theo mẫu Giáo án môn GDCD chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn GDCD lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 2)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này, HS cần:

  1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.

  1. Về kỹ năng

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động .

3.Về thái độ.

- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày

- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.

  1. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.

- Năng lực tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực quản lí và phát triển bản thân

- Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh...

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC .

- Đàm thoại

- Thuyết trình., thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

- Đọc hợp tác...

  1. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- HD thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT

- Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12, Tình huống GDCD 12

- Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học.

  1. TỔ CHỨC DẠY HỌC

Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

1. Khởi động:

* Mục tiêu

- Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong lao động, nội dung và liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng trong lao động.

- Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV có thể nêu tình huống liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động, nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời.

-GV có thể nêu tình huống sau: Anh Thân cùng Giám đốc Công ty vận tải X thỏa thuận về kí kết hợp đồng lao động, theo đó anh Thân được nhận vào làm việc tại công ty này với thời hạn xác định.Thế nhưng, trong hợp đồng lại không ghi rõ anh Thân sẽ làm công việc gì. Theo anh Thân, nội dung của hợp đồng như vậy là trái pháp luật nên anh đã đề nghj quy định bổ sung về nội dung này. Thế nhưng ông Giám đốc nhất định không nghe vì ông cho rằng sau này anh Thân làm gì thuộc quyền quyết định của ông mà không cần ghi rõ trong hợp đồng. Thấy vậy anh Thân từ chối kí hợp đồng.

Câu hỏi:

1.Anh Thân có quyền đề nghị ghi rõ trong hợp đồng về công việc phải làm không?

2. Anh Thân có quyền thỏa thuận với Giám đốc về những nội dung khác được ghi trong hợp đồng không?

-HS trả lời từ đó GV kết luận và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

  Hoạt động1:  Phát vấn tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong lao động.

* Mục tiêu

- Học sinh nêu được thế nào là bình đẳng trong lao động.

- Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về hoạt động lao động của con người trên một số lĩnh vực khác nhau và đặt câu hỏi: Theo em, những hình ảnh trên nói lên điều gì?

- HS: Mô tả cuộc sống lao động của nhân dân trên các lĩnh vực khác nhau...

- GV: Em hãy nêu một số mối quan hệ cơ bản phát sinh trong quá trình lao động?

- HS: 2 đến 3 học sinh trả lời.

- GV: Để mối quan hệ giữa người và người trong quá trình lao động ngày càng trở nên tốt đẹp và tác động tích cực vào sự phát triển của xã hội, theo em nguyên tắc nào là quan trọng nhất?

– HS: Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trông qua trình lao động là bình đẳng

- GV: Vậy thế nào là bình đẳng trong lao động?

- HS trả lời

- GV: Kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bình đẳng trong lao động.

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, danh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

Hoạt động 2: Đàm thoại và xử lí tình huống nhằm tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao động.

* Mục tiêu

- Học sinh nêu được nội dung công dân bình đẳng trong lao động.

- Rèn luyện năng lực nhận thức cho học sinh.

* Cách tiến hành

- GV: Hiện nay một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc. Vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên?

- HS: Đó là biểu hiện của việc phân biệt, đối xử trong lao động, mặc dù pháp luật có nhiều quy định để cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao động.

- GV:  Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì  sao?

- 2 đến 3 học sinh trả lời.

- GV: Em hiểu quyền lao động là gì?

- HS:  Quyền lao động là quyền của công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào, bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm.

- GV hỏi tiếp: Thế nào là công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?

- HS trả lời:

- GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận:

 

 

 

 

- GV:  Nhà nước ưu đãi đối với người có chuyên môn kĩ thuật cao có bị coi là bất bình đẳng trong sử dụng lao động ?

- HS:  Người lao động có đủ tuổi theo qui định của Bộ luật lao động, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động, đều có quyền tìm việc làm, người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tài năng.

 

- GV:  Quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua hợp đồng lao động.

VD: Anh An đến công ty may kí hợp đồng lao động với giám đốc công ty. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thoả thuận kí hợp đồng dài hạn (việc kí hợp đồng thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào). Các nội dung thoả thuận như sau:

- Công việc phải làm là thiết kế quần áo.

- Thời gian làm việc: Mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 40 giờ.

- Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ thời gian trong ngày ngoài giờ làm việc theo hợp đồng, nghỉ lễ tết, ốm...theo qui định pháp luật.

- Tiền lương: 3.000.000 triệu VNĐ trên cơ sở chấp hành tốt kỉ luật LĐ theo qui định.

- Địa điểm làm việc... Thời gian hợp đồng... ĐK an toàn, vệ sinh lao động...

- BHXH: Anh An trích mỗi tháng 5% tổng thu nhập hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội...

- GV: Từ VD trên, hãy cho biết hợp đồng lao động là gì?

 

 

 

 

 

- GV hỏi : Dựa vào tình huống trên em hãy cho biết tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí hợp đồng?

- HS:

+ Thể hiện trách nhiệm pháp lí giữa hai bên.

+ Nội dung hợp đồng là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên đặc biệt là đối với người lao động

- GV: Việc kí kết hợp đồng lao động phải theo nguyên tắc nào?

- GVKL – chuyển ý.

 

 

 

 

- GV cho HS làm bài tập tình huống.

 “ Chị Thủy mới đi làm trở lại sau 6 tháng nghỉ sinh con. Vì sức khỏe chưa được phục hồi hoàn toàn nên chị được ban giám đốc cho phép được nghỉ một giờ mỗi ngày trong thời gian làm vệc cho đến khi con chị được một tuổi. Một số đồng nghiệp nam nói, Ban Giám đốc làm như thế là đã tạo ra sự bất bình đẳng trong lao động nam và LĐ nữ.”

- GV hỏi: Theo em, vì sao Ban Giám đốc công ty chị Thủy làm việc lại làm như vậy?

-  2 đến 3 học sinh trả lời.

- GV hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao đông nữ?

- HS trả lời.                                  

- GV: Nhận xét và kết luận: pháp luật qui định đối với lao động nữ: Có quyền hưởng chế độ thai sản; người lao động không được xa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 thang tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động); không sử dụng lao động nữ công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại ...

- GV hỏi:  Nêu 1 số tấm gương tiêu biểu của phụ nữ trong lao động đã góp phần to lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta?

- HS trả lời.

GV: Bổ sung (Đọc thông tin trong SGK trang 41)

 

b.  Nội dung bình đẳng trong LĐ.

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động..

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động..

- Các bên đều có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

 

*  Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bình đẳng về quyền trong lao động; về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác.

 

 

 

 

 

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.

( Giảm tải – không dạy)

  1. Hoạt động luyện tập.

* Mục tiêu

- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong lao động, kinh doanh

- Biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

* Cách tiến hành

- GV lần lượt đưa câu hỏi củng cố nội dung bài học:

“Lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân”, “lao động là vinh quang”

Em có nhận xét gì về quan điểm trên?

- HS suy nghĩ và trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.

  1. Hoạt động vận dụng

* Muc tiêu

- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

-  Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân

* Cách tiến hành

  1. GV yêu cầu:
  2. Tự liên hệ:

- Trong cuộc sống em đã vận dụng tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ trong lao động?

- Nêu những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện quyền bình đẳng trong lao động? Nêu cách khắc phục những việc làm và hành vi chưa tốt đó?

  1. Nhận diện xung quanh

- Hãy nêu một số việc làm thể hiện bình đẳng trong lao động giữa bạn nam và bạn nữ.

- Hãy nêu một số việc làm thể hiện tất cả các thành viên trong lớp em đều bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?

  1. GV định hướng học sinh

- Học sinh thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và trong lao động , đồng thời biết tôn trọng các quyền của người xung quanh...

- HS làm bài tập 8.3 -  SGK T44.

  1. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
  2. Hoạt động mở rộng.

- HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình, quan hệ lao động và trong kinh doanh.

-------------------------------------------------------

 

Xem thêm
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống tiết 2 mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống