Lý thuyết GDCD 12 Bài 5 (mới 2023 + 22 câu trắc nghiệm): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Tải xuống 13 9.5 K 36

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 13 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và 22 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo môn GDCD lớp 12 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo GDCD lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

GDCD 12 BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

Phần 1: Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Bình đẳng về chính trị:

    + Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội

    + Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử

    + Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước.

    + Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước.

- Bình đẳng về kinh tế

    + Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc.

    + Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng.

    + Nhà nước ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đặc biệt ở các xã có ĐK KT khó khăn.

- Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

    + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp.

    + Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

    + Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.

c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc

- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật

- Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.

- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật.

Phần 2: 22 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Câu 1:  Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung của bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là nội dung bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà còn được bình đẳng cả về văn hóa, giáo dục. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ

A. Chính sách học bổng.

B. Đầu tư tài chính.

C. Một nền giáo dục.

D. Nền giáo dục tiên tiến. 

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về

A. Cơ hội học tập.

B. Cơ hội việc làm.

C. Cơ hội phát triển.

D. Cơ hội lao động.

Lời giải: 

Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Bình đẳng giữa các dân tộc là................... của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

A. Mục tiêu

B. Ý nghĩa

C. Cơ sở

D. Điều kiện

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

B. Cá tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.

C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.

D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các chủng tộc.

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Khẳng định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các giai cấp.

Lời giải: 

Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của cong người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch giữa các dân tộc về

A. Trình độ phát triển.

B. Vai trò chính trị.

C. Trình độ văn hóa.

D. Phát triển kinh tế.

Lời giải: 

Ở nước ta, bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc; là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10:  Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện bình đẳng về

a. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 13 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống