Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 5 2.4 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO (TIẾP THEO)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Trình bày được tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo (khai thác sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển); giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển ở nước ta.

 - Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông.

 - Tích hợp môi trường.

 - Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

 - Giáo dục biển đảo.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của hệ thống đảo và quần đảo nước ta.

 * Đáp án:

 - Là nơi cư trú của một bộ phận nhân dân.

 - Là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền.

 - Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

 - Tạo điều kiện thuận lợi để nước ta khai thác có hiệu quả các nguồn lợi.

 - Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết được các hình thức khai thác tài nguyên vùng biển.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu một số hình ảnh về khai thác tài nguyên vùng biển. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên các loại hình khai thác tương ứng với hình ảnh?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

  1. a) Mục đích:HS biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

a. Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển:

 - Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao.

 - Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn.

 - Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có thể biến thành hoang đảo.

b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

 - Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven biển, các đối tượng có giá trị kinh tế cao.

 - Cấm sử dụng cá phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

 - Phát triển đánh bắt xa bờ.

c. Khai thác tài nguyên khoáng sản

 - Phát triển nghề làm muối.

 - Đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa, xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu.

d. Phát triển du lịch biển

 - Nâng cấp nhiều trung tâm du lịch biển.

 - Đưa vào khai thác nhiều vùng biển, đảo mới.

e. Giao thông vận tải biển

 - Cải tạo, nâng cấp một số cụm cảng.

 - Xây dựng các cảng nước sâu.

 - Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng, . .

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Tại sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo?

 + Nhóm 2, 4: Nêu các ngành kinh tế biển chủ yếu của nước ta?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tăng cường hợp tác các nước láng giềng trong

giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa

  1. a) Mục đích:HS biết được tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa:

 - Tăng cường đối thoại với các nươc láng giềng sẽ là nhân tố phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta

 - Mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của VN.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Câu hỏi 1: Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?

 + Câu hỏi 2: Các biện pháp nước ta đã thực hiện để hợp tác?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản xa bờ của nước ta là

  1. nguồn lao động có trình độ cao còn ít.
  2. nguồn tài nguyên thủy sản bị cạn kiệt.

C.thiếu tàu thuyền và thiết bị hiện đại.                 

  1. gia tăng ô nhiễm môi trường biển.

Câu 2: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần khẳng định chủ quyền vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A.đánh bắt xa bờ.                                                       B. đánh bắt ven bờ.

  1. trang bị vũ khí quân sự. D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Câu 3: Lợi ích chủ yếu của việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo ở nước ta là

  1. tăng cường giao lưu kinh tế giữa các huyện đảo.
  2. giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
  3. hạn chế các thiên tai phát sinh trên vùng biển.

D.tạo hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 4: Hợp tác chặt chẽ với các nước trong giải quyết các vấn đề Biển Đông nhằm mục đích

  1. giải quyết những tranh chấp về các đảo, quần đảo ở ngoài khơi.
  2. chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác khoáng sản.
  3. C. giải quyết những tranh chấp về nghề cá ở Biển Đông, vùng vịnh Thái Lan.

D.bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi nước, giữ vững chủ quyền, tạo sự ổn định.

Câu 5: Vấn đề cần chú ý trong thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí ở nước ta là

  1. hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô.
  2. nâng cao hiệu quả sử dụng khí đốt.

C.tránh để xảy ra các sự cố môi trường.                

  1. xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích được ý nghĩa của việc giữ vững chủ quyền biển đảo.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn ?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn vì :

 - Việc khẳng định chủ quyền của một nước đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, khẳng định lãnh thổ thống nhất toàn vẹn của Việt Nam.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị sơ đồ hóa các nội dung ôn tập học kì II:

 + Địa lí dân cư.

 + Cơ cấu kinh tế nước ta.

 + Địa lí các ngành kinh tế.

 + Các vùng kinh tế.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống