Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất

Tải xuống 6 3.4 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

 - Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước

 - Tích hợp môi trường.

 - Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

 - Giáo dục biển đảo.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 * Đáp án:

 - ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố.

 - Diện tích: 40 nghìn km2. (12%diện tích)

 - Dân số: 17, 4 triệu người (20, 7%)

 - Tiếp giáp:

 + Bắc giáp ĐNB

 + Tây Bắc giáp Campuchia

 + Tây giáp vịnh Thái Lan

 + Đông giáp biển Đông

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhận biết được một số hình ảnh về biển đảo và tài nguyên biển nước ta. Nhớ lại các kiến thức đã học ở bài Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về biển đảo và tài nguyên biển nước ta và yêu cầu HS nêu hiểu biết của mình về vùng biển đảo và tài nguyên biển nước ta?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên

  1. a) Mục đích:HS biết được tổng quan về các nguồn lợi biển đảo của nước ta; Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên

a. Nước ta có vùng biển rộng lớn

 - Diện tích trên 1 triệu km2

 - Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.

b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển

 - Nguồn lợi sinh vật: rất phong phú, nhiều thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

 + Các loài tôm, cua, cá, mực, …

 + Các loài đặc sản như đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết, tổ yến, . .

 - Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí tự nhiên:

 + Sa khoáng: ti tan, cát trắng

 + Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện sản xuất muối.

 + Dầu mỏ, khí đốt trên vùng thềm lục địa.

 - Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển:

 + Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

 + Nhiều vụng kín, nhiều cửa sông thuận lợi cho phát triển xây dựng cảng.

 - Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo: nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Kể tên các nước láng giềng trên biển của nước ta?

 + Câu hỏi 2: Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong

phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển

  1. a) Mục đích:HS hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta; Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:

 - Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ

 - Nước ta có 12 huyện đảo

 - Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng:

 + Là nơi cư trú của một bộ phận nhân dân.

 + Là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền.

 + Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

 + Tạo điều kiện thuận lợi để nước ta khai thác có hiệu quả các nguồn lợi.

 + Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo Cát BÀ, đảo Bạch Long VĨ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa?

 + Nhóm 3, 4: Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?

  1. Quảng Trị. B.Quảng Ninh.
  2. Quảng Ngãi. D. Bình Thuận.

Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là

  1. nguồn lợi sinh vật biển phong phú.

B.hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

  1. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch.
  2. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.

Câu 3: Trong khu vực vịnh Thái Lan, đảo, quần đảo có tiềm năng lớn nhất về khai thác hải sản và du lịch là

A.đảo Phú Quốc.                                                        B. quần đảo Nam Du.     

  1. quần đảo Thổ Chu. D. đảo Hòn Khoai.

Câu 4: Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực nào sau đây?

  1. Bắc Bộ. B.Trung Bộ.
  2. Nam Bộ. D. Vịnh Thái Lan.

Câu 5: Khu vực nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp nhất nước ta?

  1. Đông Nam Bộ. B.Duyên hải Nam Trung Bộ.
  2. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Hãy phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế biển ở nước ta?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Nguồn lợi sinh vật biển:

 + Nước ta có vùng biển Đông rộng lớn, biển ấm, nguồn lợi thủy hải sản phong phú, giàu thành phần loài, nhiều ngư trường, các bãi tôm bãi cá lớn.

 + Nhiều loại có giá trị kinh tế cao: tôm, cá, mực. . ; một số loại quý hiếm: bào ngư, hải sâm, sò huyết. Ngoài ra còn có tổ yến với giá trị cao.

 - Khoáng sản biển:

 + Dầu khí và mỏ tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam (8 bề trầm tích lớn) với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí đồng hành.

 + Biển nước ta là nguồn muối vô tận (900 nghìn tấn).

 + Khoáng sản công nghiệp: ôxít titan, cát trắng.

 - Giao thông vận tải biển:

 + Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, ven biển có nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi để xây dựng các cảng biển (cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng…).

 + Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông nên việc phát triển hàng hải vô cùng thuận lợi.

 - Du lịch biển - đảo:

 + Từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

 + Hoạt động thể thao dưới nước, các đảo ven bờ (Phú Quốc, Lý Sơn, Cát Bà…).

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị nội dung bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.

 + Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

 + Tăng cường hợp tác các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (tiết 1)mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống