SBT Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên | Giải SBT Địa lí lớp 12

1.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Câu 1 trang 119 SBT Địa lí 12: Quan sát lược đồ vùng Tây Nguyên dưới đây, hãy điền:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ.

- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ.

Trả lời: 

- Tên các tỉnh được đánh số trong lược đồ:

1. Cao Nguyên Kon Tum

2. Cao Nguyên Plâyku.

3.Cao Nguyên Đắc Lắk.

4. Cao Nguyên Mơ Nông.

5. Cao Nguyên Lâm Viên và Di Linh.

- Tên các vùng trong bản đồ:

+ Vùng A: Nam Trung Bộ.

+ Vùng B: Đông Nam Bộ.

Câu 2 trang 120 SBT Địa lí 12: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là

A. có đất badan tập trung thành vùng lớn.

B. có hai mùa mưa khô rõ rệt.

C. có nguồn nước ngầm phong phú.

D. có độ ẩm quanh năm cao.

Trả lời: 

Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là đất trồng (có đất badan tập trung thành vùng lớn).

Chọn A.

Câu 3 trang 120 SBT Địa lí 12: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. quy hoạch lại các vùng chuyên canh.

B. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.

D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định.

Trả lời: 

Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.

Chọn B.

Câu 4 trang 120 SBT Địa lí 12: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là

A. không làm thu hẹp diện tích rừng.

B. đầu tư các nhà máy chế biến.

C. xây dựng mạng lưới giao thông.

D. tăng cường hợp tác với nước ngoài.

Trả lời: 

Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là không làm thu hẹp diện tích rừng.

Chọn A.

Câu 5 trang 120 SBT Địa lí 12: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng Tây Nguyên là

A. khí hậu phân hóa theo độ cao.

B. địa hình phân bậc, khó canh tác.

C. thiếu nước vào mùa khô.

D. đất có tang phong hóa sâu.

Trả lời: 

Thiếu nước vào mùa khô là khó khăn lớn nhất trong phát triển cây công nghiệp của vùng.

Chọn C.

Câu 6 trang 121 SBT Địa lí 12: Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế-xã hội của vùng Tây Nguyên là

A. nguồn lao động hạn chế về trình độ.

B. có nhiều dân tộc sinh sống.

C. nền văn hóa đa dạng.

D. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Trả lời: 

Điều kiện kinh tế-xã hội của vùng còn nhiều khó khăn, trong vùng thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học-kĩ  thuật.

Chọn A.

Câu 7 trang 121 SBT Địa lí 12: Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là

A. hạn chế du canh du cư.

B. quy hoạch lại khu dân cư.

C. giao đất, giao rừng cho người dân.

D. tăng cường xuất khẩu gỗ tròn.

Trả lời: 

Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là giao đất, giao rừng cho người dân.

Chọn C.

Câu 8 trang 121 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. dịch vụ.

B. nông, lâm, thủy sản.

C. công nghiệp-xây dựng.

D. thương mại.

Trả lời: 

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng cao nhất là nông, lâm, thủy sản: 47,6%.

Chọn B.

Câu 9 trang 121 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào hình 37.2 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a) Hoàn thành bảng sau:

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

b) Nêu ý nghĩa của việc phát triển các hệ thống bậc thang thủy điện ở Tây Nguyên.

Trả lời: 

a) Hoàn thành bảng

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 3)

b) Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên

-  Việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển (trên cơ sở nguồn điện rẻ, dồi dào), trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.

-  Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

Từ khóa :
Địa lí 12
Đánh giá

0

0 đánh giá