Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất

Tải xuống 6 3.4 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

BÀI 38. THỰC HÀNH. SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA TÂY NGUYÊN

VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Củng cố thêm kiến thức về Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 - Biết được những nét tương đồng về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Trình bày hiện trạng, hậu quả và biện pháp khai thác chế biến lâm sản ở vùng Tây Nguyên?

 * Đáp án:

Hiện trạng:

 + Được xem là “kho vàng xanh” của cả nước.

 + Đầu thập kỉ 90 của TK 20 độ che phủ chiếm 60% diện tích lãnh thổ, 36% diện tích có rừng, 52% sản lượng gỗ khai thác.

 + Suy giảm tài nguyên rừng đã khiến cho sản lượng khai thác gỗ giảm.

 - Hậu quả: làm hạ mực nước ngầm, đe dọa đến nguồn gen động, thực vật, ảnh hưởng đến môi trường, …

 - Biện pháp: Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện HS đứng tại chỗ nêu yêu cầu của bài thực hành. HS khác thảo luận, nhận xét.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hướng dẫn HS đánh giá, GV dẫn dắt vào nhiệm vụ của bài thực hành.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Bài tập 1

  1. a) Mục đích:HS biếtvề diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, của TDMNBB và của Tây Nguyên.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Bài tập 1:
  5. Vẽ biểu đồ:

 + Dạng biểu đồ: Cột chồng

 + Cách vẽ: Vẽ 3 cột chồng, một cột của cả nước, một cột TD và MN Bắc Bộ, một cột Tây Nguyên.

 + Bảng chú giải:

 + Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

  1. Nhận xét và giải thích

 * Sự giống nhau:

 - Về quy mô:

 + Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và sản lượng)

 + Mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè… tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

 - Về hướng chuyên môn hoá:

 + Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm

 + Đạt hiệu quả kinh tế cao

 - Về điều kiện phát triển:

 + Điều kiện tự nhiên: Đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung

 + Điều kiện kinh tế xã hội:

Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

Được sự quan tâm của Nhà nước về chính sách đầu tư

 * Khác nhau:

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Điều kiện phát triển:

Vị trí và vai trò của từng vùng

Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn T3 của cả nước

Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn T2 của cả nước

Hướng chuyên môn hoá

 - Quan trọng nhất là chè, quế, hồi

 - Các cây công nghiệp ngắn ngày có thuốc lá, đậu tương

 - Quan trọng nhất là cà phê, chè, cao su

 - Một số cây công nghiệp ngắn ngày như dâu tằm, bông vải

 * Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội (phân tích)

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, kết hợp với số liệu và kiến thức để xác định được các yêu cầu sau theo cặp:

 + Dạng biểu đồ cần vẽ?

 + Cách vẽ?

 + Cách xử lý số liệu?

 + Bảng chú giải?

 + Tên biểu đồ:

 + Từ biểu đồ đã vẽ rút ra những nhận xét nào?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Bài tập 2

  1. a) Mục đích:Tìm hiểu về tỷ trọng đàn trâu, bò của vùng TDMNBB và Tây Nguyên so với cả nước.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Bài tập 2:
  5. Tính tỷ trọng đàn trâu, bò

 - Cách tính: Tính tổng số đàn trâu, đàn bò của mỗi vùng, coi tổng số của mỗi vùng là 100% rồi tính từng đàn trâu, đàn bò.

TỈ TRỌNG ĐÀN TRÂU, BÒ TRONG TỔNG ĐÀN TRÂU BÒ CỦA CẢ NƯỚC, TD VÀ MN BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN

 

Cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Tổng số

100

100

100

Đàn trâu

34, 5

65, 1

10, 4

Đàn bò

65, 5

34, 9

89, 6

  1. Giải thích:

 - Hai vùng đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn do:

 + Cơ sở thức ăn: Đều có một số đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi (Mộc Châu, Đơn Dương, Đức Trọng…). Nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo do ngành trồng trọt có bước phát triển vững chắc

 + Dân cư - nguồn lao động: Có kinh nghiệm trong chăn nuôi đại gia súc

 + Thị trường: Có nhu cầu ngày càng nhiều

 - Thế mạnh này được biểu hiện trong tỷ trọng của hai vùng trên so với cả nước: Tỷ trọng đàn trâu và đàn bò của hai vùng chiếm hơn 60% và chiếm 27, 3% so với cả nước

 - Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì:

 + Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu.

 + Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo có mùa khô thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn bò.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Cách tính tỷ trọng đàn trâu và bò của hai vùng trong tổng đàn trâu, bò của cả nước?

 + Giải thích tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc?

 + Thế mạnh này được biểu hiện như thế nào trong tỷ trọng của hai vùng trên so với cả nước?

 + Gợi ý:

 + HS cần tính ra tỷ lệ đàn trâu và đàn bò của hai vùng so với cả nước

 + Tại sao trung du và miền núi phía Bắc trâu được nuôi nhiều hơn bò còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên ?

  1. Trình độ thâm canh. B. Điều kiện về địa hình.

C.Khí hậu và Đất đai.                                                D. Tập quán sản xuất.

Câu 2: Vùng Tây Nguyên và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đều có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp

A.thủy điện.                                                                B. khai khoáng.               

  1. chế biến lâm sản. D. vật liệu xây dựng.

Câu 3: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất chè giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì?

A.Điều kiện sản xuất.                                                B. Cơ cấu cây trồng.       

  1. Quy mô sản xuất. D. Trình độ thâm canh.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân biệt điều kiện phát triển cây công nghiệp của 2 vùng.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: So sánh điều kiện phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Giống nhau

 + Đều là vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất của nước ta.

 + Chuyên môn hóa chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và đạt hiệu quả cao về hướng chuyên môn hóa này.

 + Đều có lịch sử phát triển cây công nghiệp lâu năm.

 + Hai vùng đều có thế mạnh về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là đất đai và khí hậu.

 - Khác nhau

 + Quy mô cây công nghiệp Tây Nguyên lớn hơn Trung du miền núi Bắc Bộ.

 + Cơ cấu cây công nghiệp Tây Nguyên đa dạng hơn Trung du miền núi Bắc Bộ.

 + Cây công nghiệp ở Tây Nguyên chủ yếu là cây nhiệt đới, Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây cận nhiệt.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị bài mới: Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

 + Khái quát chung.

 + Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

 

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 38 Thực hành- so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia sức lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống