Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 150 SGK Địa lí 12: Hãy kể tên các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc đồng bằng sông Hồng?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh, thành phố:
- Các tỉnh : Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam.
- Các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Các thế mạnh của đồng bằng sông Hồng:
- Về vị trí địa lý :
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc .
+ Giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.
+ Phía Đông Nam giáp biển Đông, gần đường hàng hải quốc tế, là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới và phát triển các ngành kinh tế biển.
- Về tự nhiên :
+ Đất : đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúc nước.
+ Nước : phong phú (nước dưới đất, nước trên mặt, nước nóng, nước khoáng ) cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Biển : phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
+ Khoáng sản : đá vôi, sét, than nâu đến khí tự nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội :
+ Dân cư lao động : lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
+ Cơ sở hạ tầng : khá hoàn thiện, mạng lưới giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước hiện đại.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật : tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất (hơn 18,2 triệu người năm 2006), mật độ dân số cao (1225 người/km2) gấp khoảng 4,8 lần mật độ dân số trung bình của cả nước, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội:
- Về kinh tế:
+ Dân số tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển, đã gây sức ép lớn và kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng.
+ Vấn đề thất nghiệp - thiếu việc làm ở cả nông thôn và thành thị, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lãng phí nguồn nhân lực.
- Dân cư - xã hội:
+ Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, các vùng thuần nông.
+ Nảy sinh nhiều vấn đề khác như tệ nạn xã hội, gây sức ép về giải quyểt nhà ở, y tế, giáo dục, chi phí phúc lợi xã hội...
- Tài nguyên - môi trường:
+ Cạn kiệt tài nguyên.
+ Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
Phương pháp giải:
Trả lời:
Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Hồng như sau:
- Các thiên tai (bão, lũ lụt, bạn hán...), rét đậm rét hại đã ảnh hưởng lớn sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm lớn (nhất là cuối mùa đông) tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng và làm cho máy móc sản xuất dễ bị han rỉ, hư hỏng, khó khăn trong bảo dưỡng.
- Vùng hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phải nhập nguyên liệu từ vùng khác đến.
- Một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá mức đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Giai đoạn 1986 - 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 49,5% (năm 1986) xuống còn 16,8% (năm 2005), giảm 32,7%.
Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 21,5% (năm 1986) lên 39,3% (năm 2005), tăng 17,8%.
Tăng tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) từ 29,0% (năm 1986) lên 43,9% (năm 2005), tăng 14,9%.
+ Năm 2005, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất với 43,9%, khu vực II cao thứ II với 39,3% và khu vực I thấp nhất nhưng vẫn còn ở mức cao với 16,8%.
=> Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
Câu hỏi và bài tập (trang 153 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 153 SGK Địa Lí 12: Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
Phương pháp giải:
Trả lời:
Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng vì:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng là điều tất yếu, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước.
- Nhằm giải quyết những hạn chế của vùng về tài nguyên và cũng như hạn chế sự phụ thuộc và tác động của tự nhiên đến phát triển kinh tế (như thiên tai bão lũ, hạn hán...).
- Phát huy các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (dân cư đông- lao động dồi dào, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện....) cũng như các nguồn lực bên ngoài (vốn đầu tư) đối với sự phát triển công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của vùng.
Phương pháp giải:
Trả lời:
* Thuận lợi
- Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đồng bằng sông Hồng liền kề với Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng có tiềm năng về nông sản và khoáng sản, thủy điện lớn nhất nước ta, giáp với Bắc Trung Bộ - vùng có thế mạnh về lâm sản, khoáng sản giúp cung cấp nguyên liệu cho vùng phát triển kinh tế.
+ Tiếp giáp biển Đông ở phía Đông Nam thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới thông qua đường biển.
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có Hà Nội là thủ đô của cả nước nên được nhà nước tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (thâm canh lúa nước).
+ Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
+ Đường bờ biển dài 400km, ven biển nhiều vũng vịnh, bãi tôm bãi cá thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ven biển có thể xây dựng cảng nước sâu (Hải Phòng) phát triển giao thông vận tải biển; nhiều bãi biển đẹp, đảo ven bờ phát triển du lịch (Cát Bà, Đồ Sơn).
+ Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí (mỏ khí Tiền Hải).
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Dân cư - lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vât chất, kĩ thuật:
Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...
+ Chính sách: Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ: rộng lớn, cả ở trong và ngoài nước.
+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
+ Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu, được áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật của cả nước.
* Khó khăn
- Là vùng có số dân đông nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1.225 người/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
- Việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên,..) bị suy thoái.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp,...
Trả lời:
a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:
- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành (năm 2005): nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
b) Các định hướng chính:
- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:
+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.
+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
Lý thuyết Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
I. Các thế mạnh chủ yếu của vùng
a. Khái quát chung
- Diện tích: 1,5 triệu ha (4,5% diện tích cả nước), là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 nước ta.
- Dân số: 21,6 triệu người, chiếm 22,1% dân số cả nước (năm 2020).
- Gồm 10 tỉnh, thành phố: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
b. Thế mạnh chủ yếu
* Vị trí địa lí:
- Nằm ở hạ lưu của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Giáp vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng kinh tế.
- Cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
* Tự nhiên:
- Đất trồng:
+ Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, màu mỡ nhất là đất phù sa thuộc châu thổ sông Hồng.
+ Sử dụng và hoạt động nông nghiệp trên 70 vạn ha có độ phì cao và trung bình, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Số còn lại là đất nhiễm mặn, chua phèn hay đất bạc màu kém màu mỡ.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ tháng 11, 12, 1 dưới 180C, có điều kiện để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và thâm canh, xen canh, tăng vụ. Khả năng đưa vụ đông thành vụ chính.
- Tài nguyên nước:
+ Dồi dào (cả nước mặt và nước ngầm), thuận lợi để tăng vụ.
+ Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản khoảng 90,3 nghìn ha (2005).
+ Đường bờ biển dài 400 km, nhiều bãi triều, phù sa dày, có điều kiện làm muối, chăn nuôi vịt ven bờ, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông, du lịch biển.
- Khoáng sản:
+ Đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình).
+ Sét, cao lanh (Hải Dương).
+ Tiềm năng khí tự nhiên (Tiền Hải - Thái Bình).
+ Than nâu: Trong lòng đất Đồng bằng sông Hồng dưới độ sâu 200 - 1000m, trữ lượng hàng tỉ tấn.
* Kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động :
+ Đông dân (21,6 triệu người - 2020), chiếm 21,6% dân số cả nước. Có nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn.
+ Người lao động của đồng bằng có truyền thống sản xuất và nhiều kinh nghiệm thâm canh.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện, đồng bộ:
+ Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt phát triển mạnh, với nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt huyết mạch.
+ Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất, đời sống được đảm bảo.
+ Mạng lưới đô thị phát triển nhanh nhất trong cả nước, với 2 đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
+ Tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, lai tạo giống, nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
+ Có hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh.
+ Sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động chính sách mới đã góp phần quan trọng cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.
=> Thúc đẩy phát triển cơ cấu ngành đa dạng, hiện đại.
II. Các hạn chế chủ yếu của vùng
- Dân số đông, mật độ dân số cao => Sức ép đến phát triển KT - XH, đặc biệt là vấn đề việc làm tại các đô thị.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…
- Tài nguyên không phong phú nhưng việc sử dụng lại chưa hợp lý. Do việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước trên mặt…) bị xuống cấp, ô nhiễm. Vùng thiếu nguyên liệu sản xuất công nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.
III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
a. Thực trạng
- Cơ cấu kinh tế đa dạng: cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
- Xu hướng chuyển dịch:
+ Khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp): Giảm tỉ trọng.
+ Khu vực II (công nghiệp - xây dựng): Tăng dần tỉ trọng.
+ Khu vực III (dịch vụ): Chiếm tỉ trọng cao và tăng dần.
=> Phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong cả nước. Đây là xu hướng tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Các định hướng chính
- Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành:
+ Khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào các thế mạnh về tài nguyên và lao động, đó là các ngành: Dệt - may; da - giày; chế biến lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng; cơ khí - điện tử, kĩ thuật điện.
+ Khu vực III: Tăng cường phát triển du lịch (vùng có nhiều tiềm năng du lịch: văn hóa, lịch sử, tự nhiên), dịch vụ tài chính, ngân hàng,... nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.