Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất

Tải xuống 6 5.7 K 91

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhấttheo mẫu Giáo án môn Lịch sử chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Lịch sử lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

Bài 7. TÂY ÂU

I- MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và trình bày được tình hình phát triển về kinh tế, đối ngoại, của các nước Tây Âu từ 1945- 2000, liên minh châu Âu (EU) từ 1957-2000.
  2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhất là kĩ năng tư duy có tính khái quát xem xét các vấn đề của khu vực.

3.Thái độ: Hiểu rõ mối quan hệ Âu - Á trong lịch sử (Từng là những nước thực dân và những nước thuộc địa) và trong hiện nay (đối tác cùng phát triển).

  1. Năng lực hướng tới:Hiểu được Tây Âu là KV kinh tế quan trọng với Liên minh Châu Âu (EU) là điểm đến quan trọng của VN trong tương lai: Hội nhập phát triển kinh tế, giáo dục, chuyển giao công nghệ...

II- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm…

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ thế giới  "Chiến tranh lạnh" hoặc bản đồ Châu Âu.

- Hệ thống câu hỏi, bài tập - Phiếu học tập.

  1. Chuẩn bị của học sinh:

  - Hoàn thành bài tập trong tiết 8 mà giáo viên đã đưa ra.

IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

            1.Hoạt động tạo tình huống:

  1. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.
  2. Phương Pháp: GV cho HS xem trên màn hình 1 đoạn phim hoặc 1 hình ảnh về “ Liên Xô tiến vào Beclin (Đức) tiêu diệt CNPX”. Sau đó hỏi HS: em biết gì đoạn phim (hình ảnh) trên? HS suy nghĩ trả lời…
  3. Dự kiến sản phẩm: Dự kiến HS trả lời: cuộc tiến công giải phóng Béc lin của Hồng quân Liên Xô trong chiến tranh TG thứ 2/1945...), các em khác bổ sung, GV bổ sung chốt và giới thiệu vào bài mới:

Sau CTTG II dù không được như Mĩ, nhưng các nước Tây Âu đã có những bước tiến dài trong sự phát triển kinh tế, vươn lên trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - Tài chính lớn của thế giới, đồng thời có sự thay đổi lớn trong đường lối đối ngoại theo những hướng khác nhau ? Để hiểu được những nét chính ấy của Tây Âu trong giai đoạn 1945-1973, chúng ta cùng tìm hiểu bài 7 - Tây Âu.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

GỢI Ý SẢN PHẨM

*Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Yêu cầu 1 học sinh quan sát bản đồ, chỉ rõ vị trí các nước Tây Âu. Phân biệt 2 thuật ngữ "Đông Âu và "Tây Âu"

-GV: Treo bản đồ châu Âu: chỉ các nước TA: CHLB Đức(Tây Đức), Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Phần Lan….

Cả lớp theo dõi, nhận xét

- Giáo viên chốt lại

GV: Trình bày khái quát về tình hình kinh tế ở Tây Âu sau CTTG2 (1945-1950) ?

(Huy động nội lực trong nước đồng thời

dựa vào viện trợ của Mĩ qua "kế hoạch MácSan")

-GV: Thực chất của " Kế hoạch MácSan" mà Mĩ tiến hành là gì ?

Cả lớp theo dõi, suy nghĩ trả lời- giáo viên bổ sung kết luận (thực hiện chiến lược toàn cầu…). chuyển mục

-GV:Trong giai đoạn 1945-1950 các nước Tây Âu đã thi hành đường lối đối ngoại ra sao ? Phân tích vì sao Tây Âu lại theo đuổi  đường lối đối ngoại ấy ?

  - GV: Vì sau CTTG 2 - Tây Âu suy yếu, phải nhận viện trợ của Mĩ

  -HS:- Các nước Tây Âu lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và các nước DCND Đông Âu đối với tình hình trong nước nên đã dựa vào thế lực của Mĩ.

- Liên hệ quá trình Pháp quay trở lại tái chiếm Đông Dương, Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai...

-GV: Em hãy cho biết kết quả chung về kinh tế, đối ngoại của Tây Âu từ 1945-1950 ?

- HS trả lời, GV bổ sung, kết luận. Chuyển mục

I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

 

 

 

1. Kinh tế:

 

- Bị chiến tranh tàn phá nặng nề

- Dựa vào viện trợ của Mĩ qua "kế hoạch MácSan"

- 1950 kinh tế cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

 

 

2. Chính trị  - xã hội (ko dạy)

 

 

 

 

 

3. Đối ngoại:

- Ngày càng lệ thuộc vào Mỹ, liên minh chặt chẽ với Mĩ

 

- Tìm cách tái chiếm các thuộc địa cũ

 

 

 

 

=>  Từ 1945- 1950 các nước Tây Âu cơ bản đã ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối XHCN.

 

 

* Hoạt động 2: Cá nhân

-GV: So với giai đoạn 1945-1950 thì giai đoạn 1950 - 1973 nền kinh tế Tây Âu có những bước phát triển như thế nào ?

HS: xem SGK trả lời. GV bổ sung kết luận

- Đức đứng thứ 3, Anh thứ 4, Pháp thứ 5 trong thế giới tư bản.

- Tây Âu đuổi kịp, vượt Mĩ về vàng, dự trữ ngoại tệ, thị trường tiêu thụ....

- Trở thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Mĩ như: chiến tranh vàng (1964-1965) chiến tranh trứng, sữa (1965)...

-GV: Dựa vào SGK phân tích những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Tây Âu ?

Đặc biệt giáo viên phân tích về tác dụng của  KTKT, chính sách mở ccửa ra thị trường thế giới....

-GV trình bày tình hình chính trị của Tây Âu từ sau 1950 và nêu câu hỏi: Hãy cho biết chính sách đối ngoại của Tây Âu từ 1950 trở đi và nguyên nhân của nó?

- Anh theo đuôi Mĩ như "Hình với bóng"

- CHLB Đức gia nhập khối NATO, là lực lượng xung kích của Mĩ chống Liên Xô,  Đông Âu ...

-Pháp rút khỏi bộ chỉ huy NATO, chống lại việc trang bị vũ khí hạt nhân cho quân đội CHLB Đức. Cùng với Thụy Điển, Phần Lan... đấu tranh đòi Mĩ châm dứt chiến tranh xâm lược VN, mở rộng quan hệ với các nước thuộc địa cũ, Đông Âu, SNG...

Nguyên nhân:

- Vì kinh tế của một số nước có sự phát triển, thoát dần khỏi sự lệ thuộc Mĩ.

- Xu thế toàn cầu hóa tác động.

II. Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973.

1. Kinh tế:

- Phát triển nhanh

- Đầu thập kỉ 70, Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới 

 

 

 

 

 

 

 

* Nguyên nhân phát triển

+ Nhờ áp dụng thành tựu của cách mạng KH-KT

+ Vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

+ Tận dụng tốt các cơ hội có lợi bên ngoài

2. Chính trị (ko dạy)

 

 

3. Đối ngoại:

- Một số nước như: Anh, Đức, Italia tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ

 

 

 

 

 

- Tuy nhiên một số nước đã đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, dần dần khẳng định được ý thức độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc Mĩ (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan..).

* Hoạt động 3: Cả lớp

-GV: Em hãy cho biết nét chính sự phát triển kinh tế của Tây Âu?

HS: Dựa vào SGK trả lời

 - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý

(Năm 1992, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp là 2,2 %; 1991, Anh là – 1,8%

Năm 1983 số người thất nghiệp ở Italia là 2,5 triệu, chiếm 10 % lực lượng lao động; 1989, ở Tây Đức là 3 triệu người)

 

(Anh: Người giàu chiếm chưa đầy 1% dân số nhưng nắm 50% số tư bản

Đức: Người giàu chiếm 1,7 % dân số nhưng nắm 70%  tư liệu sản xuất

-GV: Qua các sự kiện trên, hãy cho biết xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế giai đoạn này?

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý

(Năm 2000, mức tăng trưởng kinh tế Pháp và Anh là 3,8 %; Đức: 2,9 %; Italia: 3,0 %)

 

 

 

-GV giải thích một số vấn đề về chính sách đối ngoại của Tây Âu cho HS hiểu

 

 

- HS: lắng nghe và ghi nhớ

 

 

-GV: Chính sách đối ngoại của Tây Âu thời kì này có những nét mới gì?

- HS nghiên cứu SGK trả lời, GV bổ sung khắc sâu chốt và chuyển mục

III. Tây Âu từ năm 1973 – 1991

 

1. Kinh tế:

- 1973 khủng hoảng dầu mỏ àTây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng

- Kinh tế gặp nhiều khó khăn: Lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh ...

 

2. Chính trị - xã hội (ko dạy)

 

 

 

 

 

3. Đối ngoại:

- 1975, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki về an ninh và hợp .tác châu Âu.

- 1989, chiến tranh lạnh kết thúc

- Tháng 10- 1990, nước Đức tái thống nhất.

à Xu thế hoà hoãn, giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ giữa các nước TBCN và XHCN ngày càng phát triển.

IV.Tây Âu từ năm 1991 – 2000:

1. Kinh tế:

- Phục hồi và phát triển trở lại.

- Giữa thập niên 90, chỉ riêng 15 nước EU đã có tổng sản phẩm quốc dân chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.

 => Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới

2. Chính trị - Xã hội: (ko dạy)

3. Đối ngoại:

- Có nhiều thay đổi tích cực(trừ Anh).

- Một số nước Châu Âu trở thành đối trọng với Mĩ ( VD: Pháp, Đức).

- Mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.

 

*Hoạt động 4: nhóm

GV: chia lớp thành 3 nhóm.với thời gian 5 phút thứ tự các nhóm:

Nhóm 1:Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của LM châu Âu.

Nhóm 2: Tìm hiểu về mục tiêu của LM châu Âu.

Nhóm 3: Tìm hiểu về quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU.:

GV bổ sung thêm một số kiến thức...

 (Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước à25 nước.

Năm 2007, thêm 2 nướcà27 nước)

Sự kiện:  nước Anh năm: 2016 trưng cầu dân ý rút khỏi LM châu Âu (EU); TL: Rời EU: 51.89%, ở lại: 48.11%.

 

GV: Chốt

-Như vậy, đến cuối thập kỉ 90, EU trở thành tổ chức liên kết KT- CT lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.

GV: có thể bổ sung những mặt hàng VN là thế mạnh ở thị trường EU: hàng dệt may, tôm đông lạnh, trái cây...

 

V. Liên minh châu Âu( EU):

1.Quá trình hình thành và phát triển:

- 1951: Sáu nước Tây Âu: Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”                                                                                        

- 1957: Ký hiệp ước RômaàThành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”

- 1- 7- 1967, ba tổ chức này hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời

- 1- 1- 1993: đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

Nam 2007: 27 nước.

2. Mục tiêu:

- Hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên trong các lĩnh vực: kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, và an ninh chung àtiến tới xây dựng một châu Âu không biên giới.

- Tổ chức KV lớn nhất hành tinh chiếm ¼ GDP thế giới

- 6/1979: Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

 - 1- 1- 1999: phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO).

- 1- 1- 2002: Đồng EURO chính thức được sử dụng ở nhiều nước EU.

=> Mở ra cơ hội phát triển mới cho các thành viên của EU.

3.Cơ cấu tổ chức:

Gồm 5 cơ quan chính(SGK)

4.Quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU:

- 1990, quan hệ Việt Nam – EU chính thức được thiết lập -> thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển.

  1. Hoạt động luyện tập:

- Nêu nét nổi bật về kinh tế Tây Âu sau CTTG2, Kế hoạch Mácsan có ý nghĩa như thế nào đến sự phục hồi Tây Âu sau CTTG2?

- Chính sách đối ngoại của Tây Âu sau CTTG2? Chú ý khối quân sự Nato (Liên minh quân sự của Mĩ-Tây Âu).

  1. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Vì sao kinh tế Tây Âu phát triển mạnh mẽ từ sau CTTG2?

- Vì sao đến cuối thập kỉ 90, EU trở thành tổ chức liên kết KT- CT lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.

- Vì sao nói: Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỷ XX ?

- Tìm hiểu:

+Mối quan hệ VN-EU từ 1990-nay.

+Từ 1990-nay, có những nhà lãnh đạo cấp cao  nào đã đến thăm VN?

  1. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

            - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Bài 8. Nhật Bản

            - Tìm hiểu các nội dung về Nhật Bản

:           + Diện tích, dân số, tổng số bang, đặc khu kinh tế, con người lãnh thổ

+ Mối quan hệ với Việt Nam- Nhật Bản

 

Xem thêm
Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống