25 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 có đáp án 2023: Tây Âu - Phần 2

Tải xuống 11 2.7 K 21

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 7: Tây Âu chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 11 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 11 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 25 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 có đáp án: Bài 7: Tây Âu:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12

Bài giảng Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

BÀI 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Câu 1: Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC)
sang Liên minh châu Âu (EU)?
A. Hiệp ước Rôma
B. Hiệp ước Maxtrích
C. Định ước Henxinki
D. Hiệp ước Lisbon
Lời giải:
Ngày 7-12-1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu
lực từ ngày 1-1-1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Liên minh
châu Âu (EU)?
A. Hội đồng Quản thác.
B. Hội đồng Bộ trưởng.
C. Hội đồng châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
Lời giải:
Cơ cấu tổ chức của EU bao gồm 5 cơ quan chính là Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ
trưởng, Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa án châu Âu và một số ủy ban
chuyên môn khác.
Đáp án cần chọn là: A 

Câu 3: Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?
A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên
B. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành
C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời
D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành
Lời giải:
Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên- cơ quan lập pháp
của Liên minh châu Âu.

Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?
A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu.
B. Cộng đồng than, thép châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
Lời giải:
Trải qua một quá trình chuẩn bị, ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (gồm Pháp, CHLB
Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập
“Cộng đồng than - thép châu
Âu”
(ECSC).
- Sau đó, ngày 25-3-1957, 6 nước này lại kí
Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng
năng lượng nguyên tử châu Âu
” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu
(EEC).
- Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên được hợp nhất lại thành “
Cộng đồng châu Âu
(EC).
- Tháng 12-1991, được đổi tên thành “
Liên minh châu Âu” (EU).
Đáp án cần chọn là: A 

Câu 5: Sự gia nhập Liên minh châu Âu (EU) mang lại lợi ích chủ yếu gì cho các
nước thành viên tham gia?
A. Mở rộng thị trường
B. Tranh thủ được nguồn vốn, nhân lực, khoa học- kĩ thuật…
C. Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
D. Sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế- chính trị cùng phát triển
Lời giải:
EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh
vực kinh tế, tiền tệ, mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh chung. Do
đó khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên sẽ nhận được sự hỗ
trợ trên tất cả các lĩnh vực để cùng phát triển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC)
ra đời từ 1957?

A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh
phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật
C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
D. Phát hành đồng tiền chung.
Lời giải:
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) là một tổ chức hoạt động dựa trên sự hợp tác về
kinh tế giữa các nước trong khu vực. Sự liên kết khu vực này đã tạo ra một thị trường
chung, có tác dụng thúc đẩy mạnh phát triển kinh tế và việc ứng dụng những thành
tựu của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Đây chính là ý nghĩa tích cực, bao quát
nhất.
Đáp án cần chọn là: A 

Câu 7: Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh
thế giới thứ hai (1939-1945)?
A.Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
Lời giải:
Sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật cũng như thể chế
chính trị (chế độ đại nghị do giai cấp tư sản lãnh đạo) là cơ sở thuận lợi thúc đẩy sự
liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đồng
thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của sự liên kết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới
thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?
A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử
Lời giải:
Sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật cũng như thể chế
chính trị (chế độ đại nghị do giai cấp tư sản lãnh đạo) là nền tảng cơ bản giúp quá

trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi. Đồng
thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của sự liên kết.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 9: Đâu không phải là điểm giống nhau trong bối cảnh thành lập của Liên
minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. Đều xuất phát từ nhu cầu phát triển của bản thân
B. Đều muốn xóa bỏ những bất đồng trong khu vực
C. Đều nhằm mục đích hợp tác phát triển kinh tế.
D. Đều muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn
Lời giải:
Những mâu thuẫn trong lòng châu Âu vốn tồn tại từ trước (vấn đề Pháp- Đức) và ý
tưởng về một châu Âu hòa bình đã thúc đẩy các nước Tây Âu liên kết với nhau. Còn
ASEAN được thành lập nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tràn
xuống Đông Nam Á- tức là họ không thừa nhận và giải quyết khác biệt đó để cùng
phát triển. Đây chính là điểm khác biệt giữa sự ra đời của EU và ASEAN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Brexit là thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện gì đã diễn ra trong Liên minh
châu Âu (EU)?
A. Khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp
B. Anh rời khỏi EU
C. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu
D. Khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu
Lời giải:
Brexit là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kiện Anh rời khỏi EU. Theo kết quả cuộc
trưng cầu chính thức ngày 24- 6- 2016, người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu
Âu (EU) với tỷ lệ 51,9% ủng hộ và 48,1% phản đối hành động này.
Anh rời EU cũng dẫn đến hiệu ứng Domino trưng cầu dân ý tách khỏi EU ở các nước
tiếp theo không phải là xa vời. Đặc biệt ở Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, thậm chí
cả Pháp, I-ta-li-a, …. Ở các quốc gia này đang nổi lên một số đảng phái, tổ chức
chính trị - xã hội theo tư tưởng cực hữu, dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, chống: chính
sách nhập cư, Hồi giáo và việc ở lại EU.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 11: Trong những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu đẩy mạnh liên
kết nhằm
A. Cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
B. Thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
C. Thành lập Nhà nước chung châu Âu.
D. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
Lời giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do bị thiệt hại nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận
viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san => Các nước này phải lệ thuộc vào Mĩ về
kinh tế và quân sự.
=> Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh
tế, các nước Tây Âu đã đẩy mạnh liên kết với nhau, cụ thể là thành lập “
Cộng đồng
than – thép châu Âu
” (1951) và “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”
Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) (1967).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân ra đời của Liên minh châu
Âu EU?
A. Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển.
B. Hợp tác liên kết nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ.
C. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.
D. Liên kết với nhau để trở thành trung tâm đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.
Lời giải:
- Các đáp án A, B, D:
là nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
- Đáp án C: xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX => Liên
minh châu Âu EU đã có cơ sở từ năm 1951 => Đây không phải là nhân tố phản ánh
nguyên nhân ra đời của EU.
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 13: Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế -
chính trị khu vực lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu (EU)
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
C. Liên hợp quốc

D. Cộng đồng châu Âu (EC)
Lời giải:
Đến cuối thập kỉ 90, EU chiếm ¼ GDP của thế giới, 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp
thế giới =>
EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị- kinh tế lớn nhất hành tinh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết lớn
nhất hành tinh về
A. Văn hóa - kinh tế.
B. Chính trị - kinh tế.
C. Quân sự - kinh tế.
D. Quân sự - chính trị.
Lời giải:
Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành
tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 15: Nhóm các quốc gia nào sáng lập “Cộng đồng than - thép châu Âu”
năm 1951?
A. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan
B. Pháp- Anh- CHLB Đức- Bồ Đào Nha- Italia- Hà Lan
C. Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan
D. Anh- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà Lan- Hi Lạp
Lời giải:
Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà
Lan) đã thành lập “
Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc
sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Quốc gia nào dưới đây không tham gia thành lập “Cộng đồng than -
thép châu Âu” năm 1951?
A. Pháp.
B. Bỉ.
C. Hà Lan.
D. Thụy Điển.

Lời giải:
Ngày 18-4-1951, 6 nước Tây Âu (Pháp- Lúcxămbua- CHLB Đức- Bỉ- Italia- Hà
Lan) đã thành lập “
Cộng đồng than- thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc
sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.
Đáp án cần chọn là: D 

Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về
kinh tế, thị trường?
A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979)
B. 7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước
(1995)
C. Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002)
D. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)
Lời giải:
Ngày 1-1-2002, đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều
nước EU, thay cho các đồng bản tệ là sự kiện đánh dấu sự thống nhất về kinh tế, thị
trường ở Liên minh châu Âu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) có tác động như thế nào đến
xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
A. Góp phần vào sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta
B. Thúc đẩy các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế
C. Thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới đa cực
D. Củng cố nền hòa bình an ninh thế giới
Lời giải:
Sau chiến tranh lạnh, Mĩ đã cố gằng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn
toàn chi phối. Tuy nhiên sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU), cũng như các
trung tâm kinh tế khác như Nhật Bản, Trung Quốc…lại thúc đẩy việc hình thành
một trật tự thế giới đa cực.
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự liên kết của các nước Tây Âu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Để giải quyết những mâu thuẫn bất đồng từ trước

B. Để cùng nhau phát triển kinh tế
C. Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ
D. Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị và giải quyết những vấn đề bất đồng
Lời giải:
Các nước Tây Âu là quê hương của chủ nghĩa tư bản, nhưng sau Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939-1945) các nước này bị đẩy xuống hàng thứ hai và bị lệ thuộc vào Mĩ
về nhiều mặt. Để khôi phục lại địa vị kinh tế- chính trị, đồng thời giải quyết những
vấn đề bất đồng trong lịch sử (
quan hệ giữa Pháp và Đức), các nước này đã liên kết
lại với nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm
1950 - 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ
B. Tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài
C. Trừ một số nước tiếp tục liên minh với Mĩ, nhiều nước cố gắng hóa đa phương
hóa quan hệ đối ngoại
D. Ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và xâm lược trở lại thuộc địa của mình
Lời giải:
-
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời
tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước Tư bản Tây Âu một mặt vẫn
tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ; mặt khác cố gắng đã dạng hóa, đa phương hóa
hơn nữa quan hệ đối ngoại.
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 21: Điểm khác biệt nổi bật nhất của Liên minh châu Âu (EU) với các tổ
chức liên kết khu vực trên thế giới là
A. Đề ra những nguyên tắc căn bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.
B. Có quá trình “nhất thể hóa” cao độ về chính trị, kinh tế, tài chính.
C. Chỉ những nước công nghiệp phát triển (G20) mới được kết nạp.
D. Kết nạp rộng rãi các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau.
Lời giải:
- EU diễn ra quá trình nhất thể hóa về:

+ Kinh tế.
+ Chính trị và an ninh – quốc phòng.
Biểu hiện:
Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua
đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC).
Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực
từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử
quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống
tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU
và sau này có thêm Hy Lạp.
=>
Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm
2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ
28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu
Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc
gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỷ trước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?
A. Tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh
tế và ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mại với Mĩ và Nhật Bản.
C. Phát hành và sử dụng đồng EURO.
D. Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các nước thành viên.
Lời giải:
Xuất phát từ mục tiêu thành lập EU, sự ra đời của EU không chỉ nhằm hợp tác liên
minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính
trị, đối ngoại và an ninh chung. Chính vì thế, EU được thành lập mang ý nghĩa bao

quát và tích cực nhất là: tạo ra một cộng đồng kinh tế, một thị trường chung để đẩy
mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Đáp án cần chọn là: A 

Câu 23: Nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành
tinh" vì:
A. Số lượng thành viên nhiều
B. Chiếm 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới
C. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới
D. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị
Lời giải:
Đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, EU trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh
tế lớn nhất hành tinh. Bởi những hoạt động có hiệu quả và EU chiếm tới ¼ GDP
kinh tế thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam vào
A. Năm 1989.
B. Năm 1990.
C. Năm 1995.
D. Năm 1996.
Lời giải:
Năm 1990, quan hệ EU - Việt Nam được chính thức thiết lập, mở ra một thời kì phát
triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 25: Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao
như thế nào?
A. Thi hành chính sách ngoại giao khôn khéo trên cơ sở đảm bảo được nhiều quyền
lợi nhất trong các vấn đề quốc tế.
B. Vẫn thi hành chính sách đồng minh tin cậy của Mĩ nhất là trong các vấn đề gây
chiến tại các khu vực trên thế giới.
C. Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh
trên toàn thế giới, mở rộng mối quan hệ hợp tác.
D. Hòa bình và trung lập tích cực.

Lời giải:
Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nước đồng minh Tây Âu đến nay vẫn còn. Với tiềm
lực kinh tế ngày càng lớn mạnh, các nước Tây Âu đang cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng
của Mĩ. Bên cạnh đó, còn tích cực đấu tranh cho hòa bình an ninh trên toàn thế giới.
Việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước ngoài khu vực cũng được các nước
chú trọng.
Đáp án cần chọn là: C 

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống