15 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 27 có đáp án 2023: Ngành công nghiệp trọng điểm – Phần 2

Tải xuống 7 3.7 K 17

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm – Phần 2 – Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 7 trang gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 7 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 27 có đáp án: Ngành công nghiệp trọng điểm – Phần 2 có đáp án – Địa Lí lớp 12:

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12

Bài giảng Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm – Phần 2 –

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 

Câu 1: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat
Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không
có công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi?
A. Hải Phòng.
B. Cần Thơ.
C. Thủ Dầu Một.
D. Hạ Long.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi.
B2. Xác định các ngành công nghiệp chế biến ở 4 Trung tâm công nghiệp đã cho
=> Thủ Dầu Một không có công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat
Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không
có chế biển thủy hải sản?
A. Hải Phòng.
B. Cần Thơ.
C. Thủ Dầu
D. Hạ Long.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu công nghiệp chế biến thủy hải sản.
B2. Xác định các ngành công nghiệp chế biến ở 4 trung tâm công nghiệp đã cho
=> Thủ Dầu Một không có công nghiệp chế biến thủy hải sản
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 3: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành
chủ yếu nào sau đây?

A. chế biến sản phẩm trồng trọt,chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, điện, chế biến sản phẩm thủy hải sản.
C. Chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng
trọt.
D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản
phẩm trồng trọt.
Đáp án: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành: Chế
biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng
trọt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Nhân tố tác động mạnh tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực
thực phẩm nước ta là
A. thị trường và chính sách phát triển.
B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ.
D. lao động và thị trường tiêu thụ.
Đáp án: - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chính
là sản phẩm ngành nông –lâm –thủy sản => phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nguyên
liệu.
- Sản phẩm của ngành này là các loại thức ăn đồ uống chế biến sẵn -> dân cư hay
chính là thị trường tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 5: Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở
A. miền núi.
B. đồng bằng ven biển.
C. nông thôn.
D. thành phố, đô thị lớn.

Đáp án: Bia, rượu, nước ngọt là các sản phẩm đồ uống được tiêu thụ phổ biến ở
khu vực thành phố, đô thị lớn, nơi tập trung các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách
sạn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa
lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất công nghệp chế biến lương thực thực
phẩm năm 2007 so với năm 2000, gấp
A. 1,72 lần.
B. 2,74 lần.
C. 3, 7 lần.
D. 4,75 lần.
Đáp án: Căn cứ vào Bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, Atlat
Địa lí Việt Nam trang 22:
B1. Xác định giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm năm
2007 là 135,2 nghìn tỉ đồng; năm 2000 là 49,4 nghìn tỉ đồng.
B2. Tính toán:
So với năm 2000, năm 2007 giá trị sản xuất tăng: 135,2 / 49,4 = 2,74 lần.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 7: Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng
mạnh do
A. Vốn đầu tư hạn chế.
B. Nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo.
C. Thiếu lao động có tay nghề.
D. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu.
Đáp án: Công nghiệp chế biến sp chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nguyên
liệu. Trong khi ngành chăn nuôi nước ta có hiệu quả còn kém, do dịch bệnh và
năng suất thấp nên sản phẩm ngành chăn nuôi không ổn định và đảm bảo tốt.
=> Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh.

Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm?
A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.
B. Chế biến gỗ và lâm sản.
C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
D. Chế biển thủy hải sản.
 

Đáp án: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm rất phong phú
và đa dạng với 3 nhóm ngành chính: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản
phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản và nhiều phân ngành khác.
=> Chế biến gỗ và lâm sản không thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm
trồng trọt ở nước ta?
A. xay xát.
B. chế biến sữa, sản phẩm từ sữa.
C. sản xuất bia rượu, nước ngọt.
D. sản xuất mía đường.
Đáp án: Nguyên liệu của CN chế biến sản phẩm trồng trọt là sản phẩm ngành
trồng trọt (các loại hạt, củ, quả, rau màu )
=> Được sử dụng chế biến trong các phân ngành như: xay xát (hạt); sản xuất bia
rượu nước ngọt (các loại hạt, quả..), sản xuất đường (mía, củ cải đường).
=> Loại đáp án A, C, D
- Sữa và sản phẩm từ sữa là nguồn nguyên liệu từ động vật (ngành chăn nuôi)
=> không thuộc CN chế biến sản phẩm trồng trọt.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 10: Hoạt động nào không thuộc công nghiệp chế biến thủy hải sản nước
ta?
A. Chế biến nước mắm.
B. Chế biến cá.
C. Chế biến tôm .
D. Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt.
Đáp án: CN chế biến thủy hải sản sử dụng nguyên liệu từ ngành thủy sản (tôm, cá,
mực...). Gồm các phân ngành: chế biến nước mắm (từ cá), chế biến tôm cá.
=> Loại đáp án A, B, C
- Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt là ngành thuộc CN chế biến sản phẩm chăn
nuôi (sử dụng nguyên liệu từ thịt).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat
Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy
mô lớn?
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, Biên Hòa.
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
D. Biên Hòa, Hà Nội.
Đáp án: B1. Xác định kí hiệu thể hiện Trung tâm công nghiệp quy mô lớn.
B2. Đọc tên các Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn: Hải Phòng, Biên Hòa.
=> Chọn đáp án B
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 12: Các đô thị lớn không phải là nơi tập trung chủ yếu công nghiệp
A. tôm, cá đóng hộp, đông lạnh.
B. rượu, bia, nước ngọt.
C. sữa, các sản phẩm từ sữa.

D. thịt, sản phẩm từ thịt.
Đáp án: Các phân ngành chế biến tôm cá đóng hộp, đông lạnh phân bố chủ yếu
gần các vùng biển, nơi có nguồn thủy hải sản dồi dào; mặt khác việc trao đổi xuất
khẩu hàng hóa cũng diễn ra thuận tiện (gần cảng biển)
=> Đô thị lớn không phải là nơi tập trung các phân ngành này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
đối với nông nghiệp không phải là
A. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
B. đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
C. thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
D. tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
Đáp án: Các vai trò chủ yếu của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ
ngành nông nghiệp -> vì vậy nó tạo đầu ra cho nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.
- Thông qua khâu chế biến, bảo quản sẽ nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
(tạo ra hàng đồ khô, đóng hộp, bánh kẹo...)
- Mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn (giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn
nuôi; trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công
nghiệp....), đẩy mạnh phát triển chuyên canh nông nghiêp gắn với công nghiệp chế
biến.
=> Nhận xét A, C, D đúng.
- Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp là do sự phân hóa khí hậu và địa hình
(điều kiện tự nhiên)
=> công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không thể tác động làm đa dạng
hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp => Nhận xét B không đúng.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 14: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu
ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do
A. Gần nguồn nguyên liệu phong phú.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Lao động có trình độ tay nghề cao.
D. Cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.
Đáp án: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không đòi hỏi kĩ thuật hiện
đại, lao động trình độ cao.
=> Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh, không phải do lao động có trình độ tay nghề cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Đáp án: Các vùng trồng chè chủ yếu của nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ
và Tây Nguyên
=> đây là hai vùng cung cấp nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến chè -> vì
vậy công nghiệp chế biến chè phân bố chủ ở Tây Nguyên và Trung du và miền núi
Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: C 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống