14 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 24 có đáp án 2023: Thủy sản và lâm nghiệp – Phần 2

Tải xuống 6 2.6 K 20

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Bài 24: Vấn  đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – Phần 2 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Địa Lí 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lí 12.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 14 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 24 có đáp án: Thủy sản và lâm nghiệp – Phần 2 có đáp án – Địa Lí lớp 12:

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12

Bài giảng Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp – Phần 2
 

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có tỉ lệ rừng
so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Ninh Thuận.
B. Lâm Đồng.
C. Quảng Trị.
D. Yên Bái.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Xác định kí hiệu màu thể hiện:
tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh
trên 60% (màu xanh lá đậm nhất)
B2. Xác định được khu vực có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên
60% là Lâm Đồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc
A. điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.
B. bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn rửa trôi.
C. cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu.
D. bảo vệ đa dạng sinh học.
Đáp án: Ý nghĩa kinh tế của rừng là cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu
=> Đáp án C đúng
- Các đáp án A, B, D là ý nghĩa về bảo vệ môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh
học.
=> Loại A, B, D
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết đâu là vườn quốc
gia nằm trên đảo?
A. Xuân Thủy.
B. Cát Bà.
C. Cát Tiên.
D. Phong Nha – Kẻ Bàng.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở Atlat trang 3.
B2.Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12
=> Xác định vị trí các vườn quốc gia đã cho: Xuân Thủy nằm trên vùng đất thuộc
tỉnh Nam Định, Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh
Quảng Bình.
=> Cả 3 vườn quốc gia này đều nằm trên đất liền. => loại A, C, D
=> Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh
có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là
A. Quảng Bình.
B. Thừa Thiên – Huế.
C. Hà Tĩnh.
D. Nghệ An.
Đáp án: Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20:
B1.
- Nhận dạng kí hiệu thể hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của các tỉnh là
các cột màu hồng.
- Xác định phạm vi vùng Bắc Trung Bộ (dựa vào Atlat trang 27)
B2. Tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là Nghệ An
(kí hiệu cột màu hồng cao nhất).
Đáp án cần chọn là: D 

Câu 5: Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết
các vùng lãnh thổ nước ta vì:
A. rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
B. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.
C. 3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.
D. độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.
Đáp án: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ven biển.

=> độ che phủ rừng lớn, hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền núi phía Tây và cả vùng
đồng bằng ven biển đều phát triển ngành lâm nghiệp
=> Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết vùng lãnh
thổ nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thường phân bố ở
A. đồng bằng, ven biển.
B. các thành phố lớn.
C. vùng đông dân cư.
D. gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án: Các xí nghiệp gỗ và lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ.
=> Vì vậy chúng phân bố chủ yếu ở gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Ở nước ta, vùng diễn ra tình trạng chặt phá rừng và cháy rừng nghiêm
trọng nhất hiện nay là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Mỗi năm nước ta có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và cháy, nghiêm
trọng nhất là ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: B 

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết phần lớn diện tích
rừng ngập mặn ven biển nước ta tập trung chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12:
B1. Xem kí hiệu rừng ngập ở bảng chú giải.
B2. Xác định các khu vực phân bố:

Kí hiệu rừng ngập mặn được thể hiện nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
=> rừng ngập mặn ven biển nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật
rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng nào nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12:
B1. Xem kí hiệu rừng ôn đới núi cao ở bảng chú giải (màu xanh tím than)
B2. Xác định các khu vực phân bố:
Kí hiệu rừng ôn đới núi cao chỉ thể hiện ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn
(thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ)
=> Ở nước ta, rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
Đáp án cần chọn là: A 

Câu 10: Rừng phòng hộ thường tập trung ở khu vực nào?
A. Đồng bằng, ven biển.
B. Hạ lưu các con sông.
C. Thượng nguồn sông, ven biển.
D. Trên các đảo.
Đáp án: - Rừng phòng hộ bao gồm các khu rừng đầu nguồn, rừng chắn cát ven
biển, rừng ngập mặn.
- Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn có tác dụng rất lớn đối
với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Các cánh rừng ven biển có
tác dụng chắn sóng, hạn chế nạn cát bay, cát chảy.
Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động trồng rừng ở nước
ta
A. Mỗi năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
B. Mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy.
C. Rừng trồng chỉ có rừng sản xuất.
D. Rừng trồng chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
Đáp án: Diện tích trồng rừng nước ta chủ yếu là rừng sản xuất (gồm rừng làm
nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa) và rừng phòng hộ.
=> Đáp án C:
Rừng trồng chỉ có rừng sản xuất => Không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Nhận định không đúng về vai trò của tài nguyên rừng là
A. rừng là tài nguyên vô cùng quý giá nên cần phải triệt để khai thác.
B. rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
C. trồng rừng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
D. góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Đáp án: Xác định từ khóa “không đúng về vai trò”
- Vai trò của rừng là: cung cấp nguyên liệu cho các ngành sx chế biến gỗ; tăng thu
nhập, bảo vệ môi trường sinh thái (hạn chế lũ lụt thiên tai, xói mòn, điều hòa khí
hậu, giữ nước...)
=> Nhận định B, C, D thể hiện đúng vai trò của rừng => Loại
- Nhận định A chưa chính xác
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Dọc duyên dải miền Trung, phổ biến loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đầu nguồn.
C. Rừng đặc dụng.
D. Rừng ven biển.
Đáp án: Dọc bờ biển Duyên hải miền Trung có nhiều bãi cát lớn -> thường xảy ra
hiện tượng cát bay, cát chảy; mặt khác sóng biển cũng dễ gây sạt lở bờ biển.
=> Cần trồng rừng phòng hộ ven biển để chắn cát, hạn chế ảnh hưởng của sóng
biển, hiện tượng sạt lở bờ biển.

Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên
và Bắc Trung Bộ do
A. có nguồn nguyên liệu phong phú.
B. giao thông thuận tiện.
C. gần thị trường tiêu thụ.
D. tận dụng nguồn lao động.
Đáp án: Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng còn lại lớn
nhất ở nước ta.
=> tạo nguồn nguyên liệu phong phú
=> là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Đáp án cần chọn là: A 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống