SBT Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp | Giải SBT Địa lí lớp 12

1.7 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Câu 1 trang 72 SBT Địa lí 12: Ý nào dưới đây chưa đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay của nước ta?

A. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

B. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ.

C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.

D. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản.

Trả lời: 

Các cơ sở chế biến thủy sản đã được hình thành => Ý D sai.

Chọn D.

Câu 2 trang 72 SBT Địa lí 12: Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là

A. những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

B. hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng yêu cầu.

C. nhu cầu của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước.

D. nhu cầu của thị trường quốc tế.

Trả lời: 

Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng yêu cầu.

Chọn B.

Câu 3 trang 73 SBT Địa lí 12: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là

A. chế độ thủy văn.

B. điều kiện khí hậu.

C. địa hình đáy biển.

D. nguồn lợi thủy sản. 

Trả lời: 

Nguồn lợi thủy sản là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản.

Chọn D.

Câu 4 trang 73 SBT Địa lí 12: Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có

A. các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều.

B. bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá.

C. các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu.

D. bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc.

Trả lời: 

Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều,... thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản.

Chọn A.

Câu 5 trang 73 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂMSBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

a. Căn cứ vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản nước ta

b. Cho biết sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Trả lời:

a. Căn cứ vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản nước ta

Giai đoạn 2000-2013: Tổng sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản khai thác, nuôi trồng đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau;

+ Tổng sản lượng thủy sản tăng 3769.2 nghìn tấn, gấp 2,7 lần.

+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng 1142.9 nghìn tấn, gấp 1,7 lần.

+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2626.3 nghìn tấn, gấp 5,5 lần.

+ Tốc độ: sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

b. Cho biết sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

- Về cơ cấu:

+ Năm 2000: khai thác chiếm tỉ trọng cao hơn nuôi trồng.

+ Giai đoạn 2005-2013: nuôi trồng đã vươn lên, chiếm tỉ trọng cao hơn khai thác.

+ Giai đoạn 2000-2013: tỉ trọng khai thác liên tục giảm, giảm 19,5% trong khi tỉ trọng nuôi trồng tăng tương ứng.

- Giải thích:

+ Sự chuyển dịch cơ cấu: tăng tỉ trọng nuôi trồng, giảm tỉ trọng khai thác do tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng nhanh hơn khai thác.

+ Tăng tỉ trọng thủy sản nuôi trồng do nuôi trồng chủ động được về vốn, chú trọng nuôi các thủy sản có giá trị kinh tế cao.

+ Giảm tỉ trọng thủy sản khai thác do nhiều thiên tai: bão, gió mùa đông bắc làm hạn chế số ngày ra khơi, nguồn lợi hải sản bị suy giảm, nhất là hải sản ven bờ, ô nhiễm môi trường biển.

câu 6 trang 74 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI, CÁ NUÔI CỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)

a. Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong việc nuôi trồng thủy sản.

b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long lại có được thế mạnh như vậy?

Trả lời: 

a. Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong việc nuôi trồng thủy sản.

Đồng bằng sông Cửu Long trong việc nuôi trồng thủy sản giữ vai trò chủ đạo:

- Sản lượng cá nuôi chiếm tới 71,6 % cả nước.

- Sản lượng tôm nuôi chiếm tới 80,2 % cả nước.

b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long lại có được thế mạnh như vậy?

Nguyên nhân là do

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết ỗ...

+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi. Thức ăn chế biến công nghiệp ngày càng phát triển.

+ Nhiều giống tôm, cá cho năng suất và chất lượng cao được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng.

+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

Câu 7 trang 75 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: 

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta.

Chọn D.

Câu 8 trang 75 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (2007) lớn tập trung chủ yếu ở hai vùng nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

 

Trả lời: 

Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (2007) lớn tập trung chủ yếu ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B.

Câu 9 trang 75 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta?

A. Bình Thuận, Bình Định.

B. Kiên Giang, Cà Mau.

C. Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.

D. Cà Mau, Bình Thuận.

Trả lời: 

Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu là 2 tỉnh có cột sản lượng thủy sản khai thác cao nhất cả nước.

Chọn C.

Câu 10 trang 75 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng

A. khoảng 1,6 lần.       B. khoảng 2,6 lần.

C. khoảng 3,6 lần.       D. khoảng 4,6 lần.

Trả lời: 

Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng khoảng 3,6 lần (Cách tính: Sản lượng thủy sản nuôi trồng 2007 : Sản lượng thủy sản nuôi trồng 2000)

Chọn C.

Câu 11 trang 75 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNHSBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 11)

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp nước ta trong giai đoạn 2000-2010.

b) Rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp.

Trả lời: 

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH

 

SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 12)

b) Nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp:

- Khai thác khoảng 2.5 triệu m3 gỗ mỗi năm ở vùng rừng sản xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng liên tục qua các năm, từ 7674 tỉ đồng (2000) lên 18245 tỉ đồng (2010).

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

- Diện tích rừng đã tăng lên, từ 10916 nghìn ha (2000) lên 13259 nghìn ha (2010). Trồng rừng, bảo vệ rừng chủ yếu theo mô hình nông kết hợp (VACR) đem lại hiệu quả lớn cho khai thác, bảo vệ và cải tạo tài nguyên rừng, nâng cao đời sống nhân dân. Việc đầu tư trồng rừng theo mô hình VACR góp phần:

+ Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa.

+ Hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, đồng thời bảo vệ nguồn gen quý giá.

+ Cung cấp nhiều lâm sản thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống.

Câu 12 trang 76 SBT Địa lí 12: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. sự tàn phá của chiến tranh.

C. nạn cháy rừng.

D. du canh, du cư.

Trả lời: 

Khai thác bừa bãi, quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm nhanh diện tích rừng ở nước ta, đặc biệt là các cánh rừng nguyên sinh, lâu năm.

Chọn A.

Câu 13 trang 77 SBT Địa lí 12: Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Bắc Giang, Thanh Hóa.

B. Nghệ An, Sơn La.

C. Nghệ An, Lạng Sơn.

D. Thanh Hóa, Phú Thọ.

Trả lời: 

Nghệ An, Lạng Sơn là 2 tỉnh có cột giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất cả nước.

Chọn C.

Đánh giá

0

0 đánh giá